Khái quát về hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thương Việt Nam CN

Một phần của tài liệu 1317 quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh doanh bất động sản tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60 - 123)

2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thương ViệtNam Nam

- CN thành phố Hà Nội

2.1.1 Lịch sử hình hành và phát triển VietinBank — Chi nhánh thành phố Hà Nội

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh TP.Hà Nội có trụ sở tại số 6, Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, là tiền thân của Ngân hàng nghiệp vụ khu vực I Hà Nội. Vietinbank Chi nhánh TP.Hà Nội đã trải qua hơn“20 năm xây dựng và phát triển, không ngừng đổi mới và hoàn thiện để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của kinh tế - xã hội đất nước.”

Giai đoạn từ cuối 1998 đến nay:

Theo quyết định số 134/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 30/12/1998 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHCT Việt Nam, Sở giao dịch chuyển thành Sở giao dịch I (SGD I)- Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Lúc này cơ cấu tổ chức thay đổi, các phòng ban được sắp xếp lại để đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới. Kế thừa thành quả và kinh nghiệm những năm hoạt động trước, SGD I vẫn duy trì được sự phát triển nhanh, vững chắc, toàn diện. Từ năm 1999 đến năm 2007, SGD I đã trở thành đơn vị có quy mô hoạt động lớn, kinh doanh đa năng, hiệu quả, có uy tín cao trong cộng đồng tài chính Ngân hàng trong cả nước, các mặt hoạt động cơ bản đều có tốc độ tăng trưởng hàng năm dao động trong khoảng 20%-25%.

Tuy nhiên, do thị trường tài chính trong nước và quốc tế liên tục phát triển, để

đáp ứng yêu cầu kinh doanh, tháng 7/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam được tiến hành cổ phần hóa. Mô hình tổ chức của Ngân hàng một lần nữa lại có thay đổi, Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam được đổi tên thành Chi nhánh Thành phố Hà Nội theo quyết định số 493/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam từ ngày 1/7/2009. Trong

sự hoạch định chiến lược kinh doanh có tầm nhìn xa, có cơ sở thực tiễn, “đi tắt đón đầu” tận dụng cơ hội để phát triển nhanh, những hoạt động của Chi nhánh thành phố Hà Nội đã vượt qua ranh giới của địa bàn Thủ đô Hà Nội, trở thành “cánh chim đầu đàn” trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Ngay từ khi thành lập, Ngân hàng luôn quan tâm và chú trọng công tác tổ chức và quản lí nhân sự với mục tiêu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được Hội sở chính giao.

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy hoạt động của Vietinbank Hà Nội

(Nguồn: Phòng tổng hợp - Vietinbank Chi nhánh TP.Hà Nội)

Chi nhánh đã phân công nhiệm vụ trong Ban Giám đốc theo hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tiến hành thành lập các phòng, tổ nghiệp vụ phục vụ hoạt động kinh doanh, đồng thời nhanh chóng ban hành quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể của các Phòng/tổ nghiệp vụ và các phòng Giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc chi nhánh. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ theo quy định, các phòng/tổ tiến hành phân công công việc đến từng cán bộ, nhân viên, đảm bảo phân

công công việc rõ ràng, có các đầu mối xử lý tránh chồng chéo.

Đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh không ngừng được củng cố, lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng và trình độ quản lý. Trong tổng số lao động tại Chi nhánh hiện nay là 415 người, Ban giám đốc gồm có 5 người; 92 cán bộ trưởng phó phòng và các tổ trưởng nghiệp vụ. 13% cán bộ của Chi nhánh có trình độ thạc sĩ kinh tế trong nước và nước ngoài; 83% cán bộ được đào tạo đại học kinh tế tài chính chính quy; 100% cán bộ nhân viên được đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, năng động, sáng tạo, có đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu Ngân hàng trong cơ chế thị trường.

Với nền tảng quy mô hoạt động lớn, gồm 05 phòng khách hàng; 16 phòng giao dịch và 07 phòng nghiệp vụ hỗ trợ, Chi nhánh TP.Hà Nội đã triển khai hiện đại hoá công nghệ toàn diện các mặt hoạt động, bên cạnh là khai thác đa dạng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Công Thương, có chiến lược chuyển đổi mô hình hoạt động linh hoạt, phù hợp, cạnh tranh hiệu quả với các Ngân hàng trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank — Chi nhánh

thành phố

Hà Nội

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước và toàn hệ thống NHCT

Việt Nam sau 30 năm đổi mới, chi nhánh NHCT TP Hà Nội đã trưởng thành, đặt biệt là trong những năm gần đây, cùng với nỗ lực vượt lên khó khăn của hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Chi nhánh TP.Hà Nội luôn tích cực triển khai các chủ trương chính sách của Chính phủ, NHNN và Ngân hàng Công Thương Việt Nam, đồng

thời tăng cường kiểm soát, đảm bảo an toàn hoạt động. Nhờ đó mà với tinh thần đoàn

kết và quyết tâm cao của cả tập thể cán bộ công nhân viên NH TMCP CT Việt Nam, kết thúc giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vẫn

Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Hà Nội giai đoạn 2016-2018

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tổng kết 2016-2018 VietinBank Chi nhánh TP Hà Nội)

Với sự phục hồi của nền kinh tế và ngành ngân hàng có những dấu hiệu tích cực, với vị thế là một chi nhánh mạnh của hệ thống VietinBank, Chi nhánh TP Hà Nội có mức độ tăng trưởng vượt bậc, lợi nhuận hạch toán của Chi nhánh liên tục tăng vượt trội qua các năm, đặc biệt là năm 2016, lợi nhuận của chi nhánh đạt 2.002 tỷ đồng, đóng góp to lớn vào lợi nhuận chung của NHCT. Năm 2017, lợi nhuận của chi nhánh đạt 1,998 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,2% so với năm 2016. Trong đó, thu từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập khoảng từ 50% - 55%, sau đó là thu từ lãi vay chiếm từ 40% - 45% tổng thu nhập, còn lại là thu từ dịch vụ và thu khác. Kết thúc năm 2018, mặc dù các hoạt động kinh doanh đều có kết quả khả quan, lợi nhuận từ HĐKD đạt 1,882 tỷ đồng, tuy nhiên do chi phí trích lập dự phòng tăng đột biến, dẫn đến lợi nhuận của chi nhánh chỉ đạt 1.339 tỷ đồng, giảm 33% so với năm 2017.

Các năm qua chi nhánh đã hết sức nỗ lực vượt qua khó khăn trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành Ngân hàng, luôn là chi nhánh có quy mô lớn nhất hệ thống NHCT. Việc chuyển nhóm nợ, tăng trích lập dự phòng rủi ro trong năm 2018 mặc dù làm cho kết quả lợi nhuận của chi nhánh giảm, nhưng lại cho thấy quyết tâm của ban lãnh đạo trong công tác xử lý các khoản nợ có vấn đề, đưa các khoản nợ về nhóm nợ đúng thực tế để xử lý một cách triệt để theo đúng tinh thần định hướng về công tác quản trị rủi ro đã đề ra.

Chỉ tiêu Năm 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn huy động 66.4 43 73.4 71 70.8 58 7.028 10 6 (2.61 3) (3,6)

Theo loại tiền huy động

Tiền gửi VNĐ 8251.2 9256.4 3155.5 5.210 10,2 (961) 7) (1,

Tiền gửi ngoại tệ (quy

VNĐ) 6115.1 7916.9 2715.3 1.818 12,0 2)(1.65 7) (9,

2.1.3.1 Tăng trưởng huy động vốn

Trước tình hình lãi suất Ngân hàng liên tục biến động những năm gần đây, có thể thấy rằng sự nỗ lực để luôn giữ vững vị trí là một trong những Ngân hàng lớn nhất Việt Nam của VietinBank là rất đáng khích lệ. Trong đó, chi nhánh Thành phố Hà Nội là chi nhánh lớn nhất hệ thống, thường xuyên đóng góp xấp xỉ 1/10 quy mô huy động vốn, dư nợ của toàn ngân hàng.

Từ cuối năm 2013 đến nay mặc dù mặt bằng lãi suất huy động đã giảm xuống ở mức trung bình 6-7% thì trên thị trường huy động vốn đã xuất hiện và lan rộng tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các Ngân hàng bằng việc đưa ra nhiều mức “lãi suất ngầm” theo thỏa thuận với khách hàng của các NHTMCP vừa và nhỏ. Trong bối cảnh đó, việc chạy đua lãi suất với các NHTM khác đối với toàn hệ thống NHCT nói riêng và chi nhánh TP.Hà Nội nói riêng đã diễn ra quyết liệt và thực hiện bằng nhiều chính sách và chủ trương đồng bộ nhằm một mặt vẫn đảm bảo an toàn vốn, tuân thủ quy định chủ trương của Ngân hàng Nhà nước và mặt khác vẫn đảm bảo được chỉ tiêu mà hệ thống đề ra. Với việc nắm chắc diễn biến của thị trường, Chi nhánh đã áp dụng đồng bộ các chính sách lãi suất, chính sách khách hàng linh hoạt, triển khai đồng bộ các sản phẩm tiền gửi với nhiều giá trị gia tăng lãi suất cho khách hàng; tích cực triển khai các chương trình khuyến mại, dự thưởng để thu hút khách hàng tiền gửi dân cư. Tập trung khai thác nguồn vốn của tổ chức khác như: nguồn vốn ODA, các quỹ Công đoàn, đơn vị sự nghiệp có thu... với kỳ hạn và lãi suất hợp lý. Kết quả, Chi nhánh đã giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn từ các khách hàng cũ và nhiều khách hàng mới, đặc biệt là duy trì được những khách hàng gửi tiền lớn. Chi nhánh tiếp tục là đơn vị có nguồn vốn huy động lớn nhất trong toàn hệ thống, bên cạnh đáp ứng đủ vốn cho thanh khoản, còn góp phần cho vay phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội và cả nước.

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của Vietinbank CN TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018

51 74 4) 9) Tiền gửi của các đối tượng

khác 13.2 19 13.2 91 8.328 72 0,5 (4.96 3) (37,3)

Chi nhánh TP Hà Nội 2, 32 73 20, 96 1, 19,41 35 1, 13,55 Ngân hàng công thương 0, 78 11, 67 0,73 12,08 0, 48 831 Nhóm NHTMCPNN 0, 59 58 9, 0,46 9,06 52 0, 10,21 Toàn hệ thống 0, 58 7, 47 0,57 7,64 07 9,06

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tổng kết 2016-2018 Vietinbank Chi nhánh TP.Hà Nội)

Từ bảng tổng hợp chúng ta thấy qua các năm thì tình hình huy động vốn của Chi nhánh có sự tăng trưởng tốt trên 10%/năm trong năm 2017, đạt 73.471 tỷ đồng. Tuy nhiên bước sang năm 2018, tổng nguồn vốn huy động chi nhánh chỉ đạt 70,858 tỷ đồng, giảm 2.613 tỷ đồng so với năm trước. Trong đó nguyên nhân giảm chủ yếu đến từ tiền gửi đến từ đối tượng khách hàng cá nhân và một số khách hàng khác (các TCTD, định chế tài chính,...) trước sự canh tranh về lãi suất của các TCTD khác. Mặc dù vậy quy mô tổng nguồn vốn của chi nhánh vẫn luôn ở mức cao và đóng góp lớn cho tổng nguồn vốn huy động của NHCT.

Để giữ vững và tăng cường huy động vốn, một mặt chi nhánh TP.Hà Nội đã đẩy mạnh huy động vốn với nhiều nhóm giải pháp và chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả. Bên cạnh các giải pháp về thực hiện chính sách tài chính, chính sách khách hàng linh hoạt, chi nhánh đã giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn từ các khách hàng hiện có, thu hút khách hàng mới, đặc biệt là duy trì được các khách hàng gửi tiền lớn. Mặt khác ngân hàng tích cực triển khai chương trình marketing tiền gửi dân cư, áp dụng đồng bộ các sản phẩm tiền gửi với nhiều giá trị gia tăng lãi suất cho khách hàng như: sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm lãi suất thả nổi, siêu thả nổi, tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm kiều hối... Mở rộng đối tượng huy động vốn là các định chế tài chính, khai thác có hiệu quả nguồn vốn của tổ chức khác, nguồn vốn ODA, các quỹ công đoàn, đơn vị sự nghiệp có nguồn thu. với kỳ hạn và lãi suất hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Nhìn chung qua các năm, Vietinbank Chi nhánh TP.Hà Nội với những nỗ lực không ngừng trong công tác huy động vốn đã gia tăng quy mô huy động vốn tiền gửi ở tốc độ tăng trưởng cao. Thành công trong công tác huy động vốn cùng với rất nhiều những thành công khác đã thể hiện sức mạnh và khẳng định uy tín của VietinBank - Chi nhánh TP Hà Nội nói riêng và VietinBank nói chung, bởi sự gia tăng nguồn vốn tiền gửi thể hiện sự gia tăng lòng tin và sự quan tâm của các tổ chức kinh tế và cá nhân đối với Ngân hàng.

2.1.3.2. Tình hình thanh khoản và hiệu quả kinh doanh

Bảng 2.2: Tỷ lệ ROA và ROE của các TCTD

Trong năm 2016 và 2017, ngân hàng VietinBank nói riêng và các TCTD nói chung đã nỗ lực nâng cao năng lực tài chính, cải thiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn, tăng cường quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, theo định hướng của Vietinbank, chi nhánh

Tổng dư nợ 49.2 79 53.22 1 53.75 4 3.942 8,0% 533 1,0%

TP Hà Nội đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về tăng trưởng tín dụng an toàn, xử lý triệt để nợ xấu, tăng thu phí dịch vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo an toàn vốn. Theo đó, năng lực tài chính và quy mô hoạt động được cải thiện so với các năm trước, góp phần hỗ trợ kinh tế. Tuy nhiên đến năm 2018, chi nhánh TP Hà Nội nói riêng và NHCT với chính sách rút giảm dư nợ để đảm bảo tỷ lệ vốn tự có theo quy định cũng như việc tăng đột biến trích lập dự phòng làm giảm quy mô và lợi nhuận, tổng quy mô tài sản của chi nhánh Hà Nội đạt 102.181 tỷ đồng, ROA và ROE giảm so với năm 2017 và đạt lần lượt là 1,35% và 13,55%, cao hơn so với NHCT tương ứng là 0,48% và 8,31%. Mức đạt được này vẫn cao hơn so với mặt bằng nhóm các NHTMCP có vốn Nhà nước và toàn hệ thống nói chung.

Thanh khoản của chi nhánh khá ổn định và dư thừa khi vốn huy động trên thị trường tăng trưởng tốt, đặc biệt là các khoản tiền gửi có kỳ hạn các tỷ lệ về khả năng chi trả được đảm bảo; tín dụng trung, dài hạn tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế song vẫn trong tầm kiểm soát. Tỷ lệ cho vay/huy động vốn của chi nhánh có xu hướng ổn định, chỉ ở mức 83% trong năm 2017 và 2018.

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại NHTMCP Công thương Việt Nam - CN TP Hà Nội

2.2.1 Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp bất động sản tại VietinBank chi nhánh Hà Nội

Với sự cởi mở trong chính sách, đầu tư bất động sản (BĐS) đang nổi lên như kênh hấp dẫn nhất với khả năng sinh lời cao do vậy không ít doanh nghiệp phát triển thêm hay đầu tư ngoài ngành đối với mảng kinh doanh này, dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro. VietinBank Hà Nội luôn kịp thời nắm bắt các chuyển biến của thị trường BĐS, cân nhắc liên tục tỷ lệ dư nợ đối với lĩnh vực này tuy nhiên vẫn đáp ứng tối đa các nhu cầu vay vốn hợp pháp, hợp lý của khách hàng.

Nếu nhìn vào bức tranh thị trường BĐS trong khoảng 2, 3 năm trở lại đây có thể thấy mô hình đầu tư vào loại hình BĐS 2 trong 1 hoặc 3 trong 1, vừa có thể ở vừa có thể sinh lời ngày càng phổ biến. Đầu tư nhà ở kết hợp kinh doanh là xu hướng mới, thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cả nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức. Với ưu điểm vượt trội về thiết kế, tối đa hóa công năng sử dụng và khả năng sinh lời hấp dẫn, các loại hình BĐS đầu tư này phù hợp với địa bàn đô thị hoặc địa điểm du lịch trọng điểm. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng vay đầu tư có thể trải đều tại khắp các địa phương trên cả nước, thậm chí xu hướng đầu tư này còn lan rộng tới cả các cá nhân đầu tư không chuyên.

Chi nhánh đã chủ động thu hẹp đối tượng khách hàng, tập trung vào những

Một phần của tài liệu 1317 quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh doanh bất động sản tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w