Kinh nghiệm về Quản trị rủiro tín dụng của một số NHTM

Một phần của tài liệu 1385 thực trạng và giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tràng an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 50)

1.3.1.1. Tại BIDV

BIDV là ngân hàng thuộc khối ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập năm 1957, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là cho vay đầu tư phát triển. Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của BIDV được đánh giá tốt thể hiện ở những điểm chính sau:

* Chất lượng tín dụng

Quán triệt tinh thần của Ngân hàng Nhà nước, BIDV thực hiện cuộc cách mạng rà soát và kiểm tra tín dụng toàn bộ hệ thống ngân hàng, từ đó có biện pháp tích cực và triệt để trong việc xử lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, nợ khó đòi.

* Phân loại khách hàng

BIDV phân loại khách hàng dựa trên hai nhóm chỉ tiêu nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Dựa trên điểm số khách hàng mà chia thành bẩy nhóm: A+, A, B, C, D, E, F.

* Phân loại các khoản vay

Với hai yếu tố định lượng và định tính, khoản vay được chia thành bẩy nhóm: chất lượng cao, chất lượng tốt, chất lượng đạt yêu cầu, cần theo dõi, kém

- 35 -

thành năm nhóm theo quy định: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.

1.3.1.2. Tại VPBank

Trước đây, VPBank là một trong số các ngân hàng thương mại hoạt động yếu kém, hiệu quả, quy mô nhỏ. Đặc biệt là hoạt động tín dụng rơi vào tình trạng xấu, có dấu hiệu rủi ro cao, nợ quá hạn tăng đột biến, khả năng thanh toán kém và trong vòng kiểm soát đặc biệt của NHNN. Dưới sự giúp đỡ của NHNN và Ban lãnh đạo, VPBank đã cải tổ, sắp xếp lại toàn bộ hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Để đạt được kết quả đó, VPBank đã tích cực trong công tác rà soát, giải quyết triệt để nợ xấu, hoạt động tín dụng được tăng cường đặc biệt là nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng, thể hiện ở những điểm sau:

* Sổ tay tín dụng

Văn bản tín dụng của VPBank được hệ thống và tập hợp thống nhất thành một tập văn bản. Đây là cuốn cẩm nang cho cán bộ tín dụng trong quá trình xử lý nghiệp vụ. Điều này giúp cho công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng được tăng cường.

* Quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay

Các nhân viên phòng nghiệp vụ trực tiếp giải quyết và quản lý hồ sơ cho vay có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn; sử dụng

vốn vay và trả nợ; kiểm tra tình hình tài sản bảo đảm khoản vay của khách hàng

nhằm hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn vốn vay, đánh giá mức độ tín nhiệm và phân loại khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm, đảm bảo hoạt

động tín dụng hoạt động an toàn và hiệu quả. Việc thực hiện kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay phù hợp với VPBank, đặc điểm kinh doanh và sử

dụng vốn của khách hàng.

- 36 -

Bộ máy tổ chức thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng ở VPBank được quy định trong từng cấp tham gia hoạt động tín dụng.

- Cán bộ tín dụng có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động trong công việc được phân công phụ trách.

- Nhân viên thẩm định tài sản có tinh thần trách nhiệm cao đối với các vấn đề liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá tài sản bảo đảm và thực hiện công tác báo cáo.

- Nhân viên phòng Kế toán kiểm tra số tiền, điều kiện giải ngân, hình thức giải ngân và hạch toán theo đúng quy định hiện hành.

- Nhân viên phòng Thanh toán quốc tế kiểm tra hồ sơ liên quan trong trường hợp cho vay xuất nhập khẩu.

- Các lãnh đạo phòng ban liên quan, giám đốc chi nhánh có trách nhiệm đôn đốc, giám sát và kiểm tra việc thực hiện quy trình này của nhân viên, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay.

- Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng là bộ phận quyết định cho vay trên cơ sở

thẩm định độc lập của cán bộ tín dụng về các phương án, dự án xin vay và hoàn

trả nợ vay của khách hàng. Trên cơ sở thẩm định tài bảo đảm của phòng thẩm định tài sản đảm bảo, Hội đồng tín dụng là cơ quan xét duyệt cao nhất về các vấn đề cho vay trong và ngoài nước; Ban tín dụng là cơ quan xét duyệt và quyết định các vấn đề cho vay trong phạm vi quyền phán quyết. Cả hai bộ phận

này có nhiệm vụ xem xét quyết định cho vay, kiến nghị Hội đồng thành viên thay đổi chính sách tín dụng và các vấn đề khác có liên quan đến tín dụng.

* Hệ thống xếp hạng tín dụng

Hệ thống xếp hạng tín dụng của VPBank được xây dựng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Hệ thống xếp hạng doanh nghiệp được chia thành ba phần.

- 37 -

dụng. Trong mỗi bảng xếp hạng có các yếu tố chấm điểm khác nhau, điểm cao nhất là 100, thấp nhất là 20, trong một số trường hợp điểm số có thể là dưới không. Tuỳ vào kết quả chấm điểm, khách hàng được chia thành sáu mức độ rủi

ro tín dụng: thấp, thấp, trung bình, trung bình, cao, cao tương ứng với sáu mức đánh giá: xuất sắc, tốt, trung bình, dưới trung bình, rủi ro không thu hồi cao, rủi

ro không thu hồi rất cao và tương ứng với sáu loại : A+, A, B+, B, C+, C với mức điểm từ 0 đến 100 điểm.

Phần hai: Đánh giá tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo được đánh giá theo ba mức: mạnh, trung bình, yếu. Tuỳ vào từng loại tài sản theo bảng phân loại mà đưa ra mức cho vay tương ứng.

Phần ba: Đánh giá tín dụng kết hợp

Đánh giá tín dụng kết hợp là việc đánh giá dựa trên mức xếp hạng rủi ro và xếp hạng tài sản đảm bảo theo mô hình ma trận. Kết quả đánh giá là kết quả nằm ở ô giao điểm giữa mức xếp hạng rủi ro và mức mức xếp hạng tài sản đảm bảo

1.3.1.3. Tại DBS Bank của Singapore

DBS Bank là ngân hàng đa năng, một ngân hàng điển hình ở Singapore, được thành lập năm 1968, phát triển theo mô hình tập đoàn tài chính. Hiện tại BDS Bank là ngân hàng có quy mô lớn nhất ở Singapore, có các chi nhánh ở Hồng Kông, Inđônesia, Trung Quốc và Ân Độ và nhiều nước trên thế giới. Là ngân hàng chiếm thị phần lớn ở khu vực Châu Á, BDS Bannk được đáng giá là ngân hàng dẫn đầu trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ. BDS Bank cung cấp nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn cho khách hàng, bao gồm các hoạt động tài trợ cho vay, hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán. DBS Bank đã được xếp hạng tín dụng “AA” và “Aa2” trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2002 ngân hàng đã nhận giải thưởng là ngân hàng quản trị rủi ro xuất sắc nhất của Châu á.

- 38 -

Công tác quản trị rủi ro tín dụng của DBS Bank thể hiện ở một số mặt

+ Chính sách tín dụng là những nguyên tắc chung nhất, thống nhất chi phối

toàn bộ hoạt động tín dụng, hướng dẫn và chỉ đạo chung hoạt động tín dụng. + Hội đồng xử lý rủi ro chịu trách nhiệm họp bàn và đưa ra những quyết định những vấn đề rủi ro và quản lý rủi ro như: mức cho vay, hạn mức, chính sách tín dụng, quyết định ngừng cấp tín dụng và một số nhiệm vụ khác. Hội đồng xử lý rủi ro còn chịu trách nhiệm kiểm tra tình trạng tín dụng những khoản

tín dụng lớn và có dấu hiệu rủi ro, xác định danh mục đầu tư. Ngoài ra Hội đồng

xử lý rủi ro còn có nhiệm vụ cập nhật, thay đổi chính sách tín dụng, chính sách hạn mức theo sự biến động tình hình kinh tế chính trị của vùng, ngành.

+ Danh mục tín dụng được phân tích và phê duyệt theo từng nhóm khách hàng dựa trên việc đánh giá rủi ro. Mỗi người vay sẽ được tính điểm bởi “Hệ thống xếp hạng rủi ro”. Với đa số các khách hàng, việc xếp hạng rủi ro dựa vào một số tiêu chí sau: tình hình tài chính, điều kiện kinh doanh, thị phần, vốn và trình độ quản lý. Hệ thống đánh giá tín dụng là công cụ để đánh giá cơ cấu tín dụng, tài sản đảm bảo, bảo lãnh và rủi ro chuyển đổi khác vì vậy có thể coi đây là công cụ để đánh giá chất lượng danh mục tín dụng, đo lường rủi ro và cuối cùng là để đưa ra quyết định.

+ Uỷ ban đánh giá tài sản có trách nhiệm tham gia cùng hội đồng xử lý rủi ro đưa ra chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, Uỷ ban còn thực hiện việc giám sát rủi ro lãi suất, tỷ giá.

+ Điều hành rủi ro: xây dựng khung pháp lý điều hành rủi ro, đưa ra cơ chế tự kiểm soát đánh giá, từ đó đo lường từng đơn vị rủi ro và cơ chế quản lý từng đơn vị rủi ro đó.

1.3.1.4. Tại các NHTM của Trung Quốc

- 39 -

Chịu trách nhiệm về tính chân thực, tính chính xác, tính hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp; Tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; Định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận tín dụng; Căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.

Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng....

Trong phân loại nợ, các NHTM Trung Quốc lấy việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng làm cốt lõi, xem thu nhập kinh doanh thông thường của khách hàng là nguồn vốn trả nợ chủ yếu, tài sản đảm bảo là nguồn vốn trả nợ thứ yếu. Đối với khoản cho vay mới, ngân hàng xem xét lịch sử giao dịch, trạng thái uy tín của khách hàng với ngân hàng khác. Nếu khách hàng vay là công ty mới thành lập chủ yếu xem xét lịch sử giao dịch, uy tín cổ đông. Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh tình trạng gia hạn, quá hạn nợ vay của họ, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại các khoản tín dụng.

Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và năng lực quản trị, điều hành. Một trong những nỗ lực quan trọng đó là rót thêm vốn điều lệ cho các ng ân hàng lớn, có năng lực tài chính tốt và khuyến khích họ cổ phần hoá, niên yết cổ phiếu ra công chúng.

Một phần của tài liệu 1385 thực trạng và giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tràng an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w