- Đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh.
- Khi xây dựng chiến lược hoạt động cần phân tích, tính toán các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ, thị trường vốn, trong đó có tính đến tình hình quốc tế.
- Chỉ chấp nhận các loại rủi ro cho phép đối với từng nghiệp vụ sau khi đã phân tích chi tiết trên tất cả các khía cạnh luật pháp và kinh tế.
- Tích cực áp dụng các khuyến nghị của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng.
- Khi quyết định thực hiện các nghiệp vụ cần phân chia phù hợp nguồn vốn của ngân hàng với mức độ rủi ro cho phép.
- Nâng cao chất lượng chuyên nghiệp của cán bộ công nhân viên, đồng thời tập trung xây dựng thương hiệu cho ngân hàng với mục tiêu giảm thiểu rủi ro nhân lực và rủi ro hoạt động.
- Nâng cao “độ mở” thông tin hoạt động thông qua các báo cáo tình hình tài chính của ngân hàng với các đối tác, khách hàng và các tổ chức thanh tra, kiểm toán.
- Mở rộng hình thức đồng tài trợ với mục tiêu hợp lý hoá sử dụng nguồn vốn và giảm thiểu rủi ro.
- Cần xem xét ưu tiên quan hệ tín dụng đối với các ngành sản xuất hàng
hoá xuât-nhập khẩu; tham gia vào các dự án đầu tư phát triển chuyển giao công nghệ; mở rộng tín dụng bán lẻ cho khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và tín dụng tiêu dùng.
- 103 -
Kết luận chương 3
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt đông tín dụng nói riêng thì việc ngân hàng đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Để tồn tại được trong hoạt động kinh doanh ngân hàng phải biết chung sống với rủi ro. Do vậy, việc đề ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng luôn là việc làm hết sức cần thiết mang tính tính sống còn với các ngân hàng.
- 104 -
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, vấn đề hội nhập là tất yếu. Trong điều kiện đó thì ngân hàng thương mại không chỉ là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân mà còn mang trong mình vận hội vươn rộng ra khu vực và thế giới. Đó cũng đòi hỏi mỗi ngân hàng thương mại phải nâng cao sức cạnh tranh, chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ, công tác quản lý, quản trị ngân hàng theo các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt trong công tác quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, tăng cường về chất lượng cũng như hiệu quả. Nếu thiếu một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hữu hiệu thì không một ngân hàng nào có thể thể tồn tại lâu dài. Có thể nói quản trị rủi ro tín dụng nó là toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng.
Trước những yêu cầu thực tế khách quan cùng với việc áp dụng các biện pháp nghiên cứu linh hoạt, luận văn đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra:
1. Khẳng định rủi ro tín dụng là tất yếu và quản trị rủi ro tín dụng là không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đây là vấn đề còn mới trong khuôn khổ của đề tài tập trung nghiên cứu:
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: “rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng là ra tổn thất có khả năng xảy ra đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết ”.
Quản trị rủi ro tín dụng là một quá trình ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy với các công cụ thích hợp để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp cần thiết để hạn chế đến mức tối đa tổn thất do việc không thu hồi được nợ.
- 105 -
2. Khi áp dụng Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013; Thông tư số 09/TT-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam và Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30 tháng 5 năm 2013 của Hội đồng thành viên ngân hàng No& PTNT Việt Nam. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Tràng An đạt kết quả rất khả quan, cụ thể: năm 2014 nguồn vốn huy động được là 1.803 tỷ, tổng dư nợ cho vay là 1.076 tỷ tốc độ và tăng trưởng đều qua các năm với tốc độ tăng bình quân tương ứng là 121,6% và 111,15%. Quỹ thu nhập năm 2014 là 13,95 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân là 162,85% trong đó thu từ dịch vụ tín dụng là 21, 375 tỷ đạt tốc độ tăng trưởng 140,18%. Nhìn dưới góc độ bao quát tổng thể, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Tràng An đang phát triển ở mức ổn định và bền vững, kinh doanh có hiệu quả thể hiện tính năng động trong hoạt động tín dụng của mình.
3. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Tràng An được nghiên cứu theo hướng: Phát hiện các biểu hiện của rủi ro tín dụng, tìm ra nguyên nhân của chúng, đưa ra các giải pháp khắc phục.
Các biểu hiện của rủi ro tín dụng được biểu hiện trong từng khâu của công tác quản trị rủi ro tín dụng: Nợ tồn đọng vẫn còn ở con số cao 89,198 tỷ năm 2014, doanh số thu hồi nợ/doanh số cho vay năm 2013 là 97,56%, sang năm 2014 chỉ đạt 92,08%; Công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn chưa thực sự hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ năm 2014 là 6,4% cao hơn nhiều so mức chuẩn (dưới 5%). Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ vẫn còn ở con số cao là 6,49% năm 2014; Thêm nữa, công cụ quản trị rủi ro tín dụng áp dụng chưa đầy đủ và hoàn thiện; Việc lượng hoá và đo lượng rủi ro tín dụng còn yếu; Chưa xây dựng mô hình cảnh báo sớm rủi ro tín dụng; Chất lượng thẩm định chưa cao; thông tin tín dụng chưa đầy đủ và độ chính xác chưa cao; rủi ro xuất phát từ phía cán bộ tín dụng...
- 106 -
Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Tràng An được nhìn dưới 3 góc độ: góc độ từ phía ngân hàng, góc độ từ phía khách hàng và góc độ từ môi trường kinh doanh
+ Góc độ từ phía ngân hàng chủ yếu do việc xây dựng và áp dụng quy trình tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng, chính sách và bộ tiêu chí chuẩn trong công tác đo lường, đánh giá, phân tích, ra quyết định xử lý rủi ro còn nhiều vấn đề bất cập.
+ Dưới góc độ khách hàng, phần lớn do khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, hiệu quả kinh doanh thấp, khả năng trả nợ hạn chế. Một phần do thông tin về khách hàng không đầy đủ, thâm chí không chính xác do khách hàng cố tình che đậy....
+ Góc độ môi trường kinh doanh: hai năm gần đây rủi ro tín dụng phát sinh phần lớn do môi trường kinh tế tác động như sự biến động quá nhanh và không dự báo trước được sự biến động thị trường, do ảnh hưởng của lạm phát, cuộc chạy đua lãi suất, biến động thị trường chứng khoán...Phần nữa do gần đây điều kiện tự nhiên không thuận lợi như lũ lụt, dịch bệnh .... đã ít nhiều gây ra rủi ro cho khách hàng vay và kéo theo ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro.
4. Nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Tràng An, luận văn đã đưa ra một số giải pháp có tính khả thi: tích cực xử lý nợ xấu, nợ quá hạn; hoàn thiện các công cụ quản trị rủi ro tín dụng; Cơ cấu lại bộ phận tín dụng mang tính chuyên môn hoá;
nâng cao chất lượng thẩm định và hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát khoản
vay; tổ chức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho đủ và đúng; Chú trọng công
tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Nâng cao khả năng và hiệu quả trong công tác thu thập thông tin tín dụng ; lựa chọn danh mục tài sản đảm bảo sao cho
- 107 -
với những thay đổi từ yếu tố bên ngoài. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, các Bộ ngành liên quan, với ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở tầm vĩ
mô và vi mô nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an
toàn trong hoạt động tín dụng.
- 108 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO •
1. Học viện Tài chính, 2005, Giáo trình lý thuết tiền tệ, NXB Tài chính. 2. Quyết định sổ 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2013 của Hội đồng thành viên NHNo& PTNT Việt Nam quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thổng NHNo& PTNT Việt Nam.
3. Nguyễn Minh Kiều, 2014, Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính.
4. Nguyễn Thị Mùi, 2006, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 5. NHNo&PTNT Việt Nam, 2014, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
năm 2014.
6. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Tràng An, 2011 đến 2014,
Báo cáo thường niên.
7. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Tràng An, 2011 đến 2014,
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
8. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Tràng An, 2011 - 2014, Mục
tiêu kinh doanh và chính sách khách hàng năm 2012, 2013, 2014, 2015.
9. Nguyễn Văn Tiến, 2003, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê - Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Tiến, 2005, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê - Hà Nội.
11. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp
trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”
12. Thông tư số 09/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về “Sửa đổi, bổ xung một sổ