- Chính sách vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước
Đây là một nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các khách hàng của ngân hàng và ảnh hưởng đến chính hoạt động kinh doanh của NHTM.
Chính sách quản lý ngoại hối: Quản lý ngoại hối là một mặt hoạt động rất quan trọng mà Nhà nước thực hiện thông qua việc đề ra các chính sách nhằm kiểm soát luồng vận động vào ra của ngoại hối và các qui định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Nó góp phần đắc lực trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính sách tiền tệ, giữ ổn định giá trị đối nội, đối ngoại của đồng tiền. Căn cứ vào tình hình cụ thể và những biến động trên thị trường mà Nhà nước áp dụng các chính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt nhằm hướng sự vận động của hoạt động ngoại hối đi vào ổn định theo chủ trương của Nhà nước. Thông qua công cụ lãi suất, công cụ tỉ giá, hoạt động quản lý ngoại hối thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu, góp phần làm thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Hoạt động TTQT liên quan đến sự vận động luồng tiền tệ ra vào quốc gia, do đó chịu sự quản lý ngoại hối của quốc gia.
- Chính sách thuế: Xét trên góc độ quốc gia đánh thuế thì thuế quan sẽ mang lại thu nhập thuế cho nước đánh thuế. Nhưng đứng trên giác độ
toàn bộ
nền kinh tế, thuế quan lại làm giảm phúc lợi chung do nó làm giảm hiệu quả
khai thác nguồn lực của nền kinh tế thế giới. Nó làm thay đổi cán cân thương
Vì vậy có thể nói, các chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu.
- Chính sách kinh tế đối ngoại: Trong quá trình xây dựng xã hội ngày càng văn minh, phồn thịnh, con đường đi tất yếu của mọi quốc gia là phải
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chính sách kinh tế đối ngoại đóng
một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình này. Việc đưa ra các định
hướng mang tính chiến lược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hoá mậu dịch có
ảnh hưởng lớn đến hành vi của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sự sôi động
hay trầm lắng của hoạt động TTQT.
- Sự thay đổi chế độ chính trị, kinh tế của các nước bạn hàng
Hoạt động TTQT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Mỗi sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thỏa thuận giữa các bên. Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tự do hoá thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán.
Những thay đổi về cơ chế, chính sách của một quốc gia như thay đổi những qui định về dự trữ ngoại hối, qui định về thuế, phí xuất nhập khẩu...
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT