Cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư

Một phần của tài liệu 1368 thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36)

TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG TRUNG

2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁTTRIỂN TRIỂN

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG TRUNG

2.1.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại cổphần phần

Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung

Chi nhánh Quang Trung được chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ

01/04/2005 trên cơ sở tách và nâng cấp phòng Giao dịch Quang Trung trực thuộc

Sở giao dịch 1 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh cấp 1 thứ

76 của BIDV. Chi nhánh Quang Trung được thành lập theo quyết định số 52/2005/QĐ - HĐQT ngày 21/3/2005 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu

tư và

Phát triển Việt Nam với số vốn điều lệ 168 tỷ đồng, số cán bộ ban đầu là 62 người. Mặc dù vậy, được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt, sự hỗ trợ to lớn của Ban

Lãnh đạo, các Phòng/Ban tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

phát triển đáng ghi nhận, tiếp tục đạt được những kết quả vững chắc trên tất cả các mặt nghiệp vụ chuyên môn cũng như các hoạt động Đoàn thể khác.

Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế có những ảnh hưởng bất lợi nhưng tình hình huy động vốn của Chi nhánh vẫn tăng trưởng đều đặn qua các năm.

Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn tại BIDV Chi nhánh Quang Trunggiai đoạn 2011 - 2014

ĐVT: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm)

Năm 2011, số dư nguồn vốn huy động của toàn chi nhánh là 7.385 tỷ đồng. Sang năm 2012, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước và trên địa bàn bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhờ việc gia tăng thương hiệu và uy tín trên thị trường, đồng thời tăng thời gian giao dịch cũng như chất lượng nên kết quả kinh doanh của Chi nhánh vẫn tăng trưởng. số dư nguồn vốn huy động tăng lên 8.760 tỷ đồng, tương ứng tăng 18% so với năm trước.

Năm 2013, là năm nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhất là trong thời điểm Chính phủ đang thực hiện đề án tái cơ cấu đầu tư công; tái cấu trúc lại doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng và thực hiện chính sách tiền tệ

chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt. Trong năm này, Chi nhánh đã vững vàng vượt qua, tiếp tục duy trì tăng trưởng, giữ vững chất lượng hoạt động ở nhiều mặt; nâng cao chất lượng dịch vụ; phát triển dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Tổng vốn huy động và đi vay của Chi nhánh đến hết ngày 31/12/2013 đạt 9.889 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2012.

Năm 2014, với sự nỗ lực của Chi nhánh, mức vốn huy động vẫn tăng lên

với mức 10.876 tỷ đồng, tuy nhiên so với năm trước, tốc độ tăng trưởng giảm còn

10%, điều này là do kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh

tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Ở trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới,

cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như

áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn nặng

nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm... các yếu tố này cũng ảnh hưởng phần9000 8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 MDư nợ tín dụng —■—Tốc độ tăng trưởng 7806 2011 2012 4329 5799 16ớ/o 34ớ/o 2013 2014 6646 7806 15/ 17/ 40/ 35/ 30/ 25/ 20/ 15/ 10/ 5/ 0/

Số tiền Số tiền % / 2011 Số tiền % / 2012 Số tiền %/ 2013

Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động cơ bản và đem lại lợi nhuận chính cho ngân hàng, là hoạt động chủ yếu đuợc các NHTM nói chung và BIDV Quang Trung nói riêng hết sức quan tâm, kết quả tình hình thực hiện tín dụng thời gian qua đuợc thể hiện tại biểu đồ 2.2.

Theo đó, năm 2011 du nợ cho vay toàn Chi nhánh là 4.329 tỷ đồng. Sang năm 2012, du nợ tín dụng tăng mạnh với tốc độ tăng truởng 34%, tuơng ứng với 5.799 tỷ đồng, trong bối cảnh năm 2012 toàn ngành ngân hàng tín dụng tăng truởng thấp, nợ xấu gia tăng; thanh khoản của một số NHTM cổ phần gặp khó khăn thì đây là kết quả đáng ghi nhận của Chi nhánh.

Năm 2013, du nợ tín dụng tăng lên mức 6.646 tỷ đồng tuy nhiên tốc độ tăng còn 15%; năm 2014 du nợ tín dụng tăng truởng 17% so với năm truớc đạt mức 7.806 tỷ đồng. Hai năm 2013 - 2014 là giai đoạn phục hồi chậm sau khủng hoảng, xét toàn ngành, tín dụng nội tệ tăng không đáng kể. Nguyên nhân là do nền kinh tế mặc dù đã có những diễn biến tích cực, nhung hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn khó khăn. Nhiều doanh nghiệp hàng tồn kho chậm tiêu thụ, chua có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, nên chua vay vốn ngân hàng một số DN do năng lực tài chính yếu kém, không chứng minh đuợc tính khả thi và hiệu quả của dự án...nên không đủ điều kiện vay ngân hàng. Đây là yếu tố cơ bản làm chậm tốc độ tăng truởng tín dụng của Chi nhánh, tuy nhiên xét về cơ bản có thể thấy, hoạt động tín dụng tại Chi nhánh vẫn đang trên đà tăng truởng.

- Hoạt dộng dịch vụ

Bên cạnh hoạt động truyền thống là huy động vốn và cho vay, Chi nhánh đã mở rộng mạng luới hoạt động, triển khai đồng bộ các dịch vụ ngân hàng đa dạng nhu: dịch vụ thẻ, chuyển tiền, kiều hối, thu đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ, séc du lịch.. Từ đó có thể cung cấp chuỗi sản phẩm mang tính khép kín, đảm bảo tối đa hoá lợi ích của khách hàng cũng nhu ngân hàng. Nhờ vậy mà thu dịch vụ ròng của Chi nhánh tăng truởng qua các năm, cụ thể:

Bảng 2.1. Kết quả thu dịch vụ BIDV Quang Trung giai đoạn 2011 - 2014

8 2%

- Thanh toán 15.30

5 19.459 27% 25.715 32% 25.102 -2%

- Chuyển tiền kiều hối 76" 45^ -41% 43 - 5% 47 10% - Ngân quỹ 53 6^ 3 21 -40% 65^4^ 104% 565^ - 14% - Phát hành thẻ 1.23 9 1.054 -15% 2.388 127% 4.234 % 77 - Bảo lãnh 6.76 5 17.751 162% 23.310 31% 7.762 67%- - BSMS 64 8^^ 75 3 16% 7% - 3% 825^ 12% - Dịch vụ khác 6.09 3 5.09 0 -16% 5.932 17 % 6.143 4%

2012 là 57.700 triệu đồng, tăng 61%. Năm 2012 thu dịch vụ ròng đạt 71.800 triệu đồng tăng 24%. Xét trong cơ cấu có thể thấy, nguồn thu dịch vụ chính chủ yếu nhờ thu phí tín dụng, phí thanh toán, phí phát hành thẻ và thu từ dịch vụ bảo lãnh. Cũng do đây là các nguồn thu chính nên sự thay đổi của các nguồn thu có tác động làm giảm thu dịch vụ ròng của Chi nhánh, năm 2014, thu dịch vụ ròng của Chi nhánh là 57.238 triệu đồng, giảm 20% so với năm truớc, nguyên nhân chủ yếu là do thu từ dịch vụ bảo lãnh giảm 67%, thu từ dịch vụ thanh toán giảm 2% và thu phí tín dụng giảm 3%.

Xét về bình diện chung có thể thấy, hoạt động dịch vụ tại BIDV Quang Trung đã đuợc thực hiện đa dạng, đồng bộ và nâng cao chất luợng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và có khả năng cạnh tranh với các NHTM khác.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG TRUNG

2.2.1. Phương thức chuyển tiền

Chuyển tiền là phương thức có thủ tục thanh toán đơn giản nhất và thuận tiện nhất đối với khách hàng. Tại BIDV Chi nhánh Quang Trung, quy trình nghiệp vụ phương thức chuyển tiền như sau:

* Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền đi:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ khách hàng

Khi khách hàng mang chứng từ tới Chi nhánh xin làm thủ tục thanh toán chuyển tiền, thanh toán viên của chi nhánh sẽ yêu cầu doanh nghiệp xuất trình hồ sơ pháp lý (đối với khách hàng giao dịch lần đầu tiên)

Hồ sơ pháp lý gồm có: - Giấy đăng ký kinh doanh - Giấy đăng ký mã số thuế

- Giấy đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu - Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng

- Biên bản họp Hội đồng thành viên sáng lập và điều lệ hoạt động của công ty (nếu có)

Nếu hồ sơ pháp lý là hợp pháp, thanh toán viên sẽ kiểm tra hồ sơ chuyển tiền.

Hồ sơ chuyển tiền gồm có:

- Lệnh chuyển tiền (theo mẫu của BIDV Chi nhánh Quang Trung) - Hợp đồng nhập khẩu (bản sao có dấu sao y bản chính của khách hàng) - Hợp đồng mua ngoại tệ (theo mẫu của BIDV Quang Trung)

- Bộ chứng từ về hàng hoá và chứng từ vận tải (trường hợp thanh toán sau khi đã nhận hàng)

Số mónCăn cứ vào bộ hồ sơ xuất trình, thanh toán viên sẽ kiểm tra tính đầy đủ,Doanh số Số món Doanh số

xác thực và phù hợp của các chứng từ đồng thời kiểm tra và xác nhận số dư tài khoản của khách hàng.

Bước 2: Hạch toán:

Nếu hồ sơ phù hợp, thanh toán viên tiến hành lập điện thanh toán trong hệ thống SWIFT nội bộ.

Bước 3: Truyền điện đi nước ngoài

Thanh toán viên trình lãnh đạo Phòng và Ban giám đốc duyệt điện thanh toán. Sau khi được phê duyệt, lãnh đạo Phòng truyền điện về Trung tâm thanh toán của BIDV và từ đây điện được chuyển tiếp ra nước ngoài cho người thụ hưởng. Sau đó, điện thanh toán và các chứng từ liên quan được sao 02 bản, trong đó: 01 bản lưu hồ sơ chuyển tiền, 01 bản trả cho khách hàng.

* Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền đến:

Bước 1: Nhận điện

Thanh toán viên truy cập vào chương trình SWIFT nội bộ kiểm tra các bức điện được chuyển đến từ Trung tâm thanh toán - BIDV Việt Nam. Căn cứ vào các bức điện thanh toán quốc tế được chuyển tới, thanh toán viên tiến hành kiểm tra nội dung bức điện.

Bước 2: Hạch toán

Nếu bức điện phù hợp, thanh toán viên hạch toán ngoại tệ vào tài khoản chỉ định đồng thời báo bằng điện thoại, fax... cho khách hàng biết.

Nhìn vào bảng 2.2. có thể thấy, doanh số chuyển tiền tại BIDV Quang Trung có sự biến động không đồng đều. Năm 2012 số món chuyển đi là 1002 món, doanh số chuyển tiền là 4.536,06 tỷ đồng. Năm 2013, số món tăng lên 1320 và doanh số chuyển tiền đi là 6.518,34 tỷ đồng. Sang năm 2014, số món giảm còn 1.921,95 tỷ đồng.

Về doanh số chuyển tiền đến, cũng có xu hướng giảm. Năm 2012 có

837 món chuyển đến tương ứng doanh số là 5.932,77 tỷ đồng. Năm 2013 có sự tăng lên với 1104 món và doanh số là 6.413,41 tỷ đồng. Tuy nhiên sang năm 2014 số món giảm còn 752 món, doanh số giảm mạnh 1.622,11 tỷ đồng.

Bảng 2.2. Kết quả chuyển tiền đi và đến tại BIDV Quang Trung giai đoạn từ 2012 - 2014

Chi nhánh chưa ổn định, doanh số theo phương thức chuyển tiền đi luôn chiếm tỷ trọng cao hơn chuyển tiền đến. Đa số các giao dịch chuyển tiền phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực phi mậu dịch (hàng hóa nhập khẩu không mang mục đích thương mại, như quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam; hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên; hàng viện trợ nhân đạo; hàng hoá tạm nhập khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế. Lĩnh vực mậu dịch (chuyển tiền để thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa, thanh toán xuất nhập khẩu khi hai bên có quan hệ lâu đời, tín nhiệm lẫn nhau, trị giá hợp đồng không lớn), chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều này là dễ hiểu do phương thức thanh toán này chứa đựng rủi ro lớn nhất vì việc trả tiền phụ

thuộc vào thiện chí của người mua: Nếu người nhập khẩu không chịu thanh toán tiền thì ngân hàng cũng không cam kết trả tiền nên người xuất khẩu chịu rủi ro cao. Vì vậy ngân hàng cần có chính sách khắc phục hạn chế của phương thức chuyển tiền này và thu hút các các doanh nghiệp tham gia giao dịch với ngân hàng nhiều hơn nữa nhằm làm tăng doanh số hoạt động chuyển tiền của ngân hàng.

Bên cạnh đó như các phương thức thanh toán khác, sự cẩn trọng và kinh nghiệm làm việc của thanh toán viên được đặt lên hàng đầu. Nếu thanh toán viên làm việc bất cẩn, non kinh nghiệm thì sẽ dẫn đến các trường hợp rủi ro làm giảm hiệu quả hoạt động của phương thức chuyển tiền. Trước đây đã có những trường hợp xảy ra sai sót khi thanh toán viên đánh sai tên hoặc số tài khoản của người thụ hưởng đối với lệnh chuyển tiền đi dẫn đến trường hợp phải làm điện tra soát nhiều lần gây tổn thất cho ngân hàng và làm gián đoạn thời gian nhận tiền của người thụ hưởng. Ngoài ra, thanh toán viên thiếu kinh nghiệm không tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn ngân hàng chuyển tiền, hoặc thanh toán viên thiếu kinh nghiệm trong việc lựa chọn ngân hàng đại lý dẫn đến tình trạng điện chuyển tiền phải thông qua nhiều ngân hàng trung gian gây mất thời gian và chi phí của khách hàng. Tuy nhiên giai đoạn 2012 - 2014 các hạn chế trên được khắc phục, không xảy ra sai sót nào.

2.2.2. Phương thức nhờ thu

2.2.2.1. Quy trình thực hiện phương thức nhờ thu tại Chi nhánh

Phương thức nhờ thu thường được sử dụng tại BIDV Quang Trung hiện nay là phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ. Trong phương thức nhờ thu này, Chi nhánh thực hiện các bước như sau:

* Đối với nhờ thu nhập khẩu trường hợp trả tiền ngay: Chi nhánh nhận chứng từ nhờ thu nhập khẩu từ ngân hàng nước ngoài

từ ngân hàng nước ngoài sẽ đóng dấu ngày giờ nhận, kiểm tra các chứng từ nhận được so với chứng từ liệt kê trên Thư nhờ thu, đóng dấu “ Document Against Payment” lên Thư nhờ thu. Scan tất cả các chứng từ tới Trung tâm tác nghiệp và Tài trợ thương mại.

Bước 2: Chi nhánh nhận bản điện các chứng từ sau: Thông báo chứng từ đến (Documents Arrival Notice), Phiếu trả lời (Reply Form), Phiếu nhận chứng từ (Acknowledgement of Documents Form). In tất cả các chứng từ nhận được và gửi cho người trả tiền cùng với một bản sao hoá đơn thương mại (Invoice) và bản sao chứng từ vận tải. Theo dõi tình hình thanh toán, nếu khách hàng chưa thanh toán, yêu cầu nêu lý do.

Bước 3: Chi nhánh nhận lại phiếu trả lời gốc

Trường hợp khách hàng chấp nhận bộ chứng từ: Kiểm tra chữ ký trên phiếu trả lời, trong trường hợp khách hàng chỉ thị ghi nợ tài khoản khách hàng để thanh toán. Đảm bảo khách hàng có đủ tiền để thanh toán. Scan phiếu trả lời tới Trung tâm tác nghiệp và Tài trợ thương mại. Giao chứng từ cho khách hàng nếu khách hàng có đủ tiền thanh toán. Ký hậu vận đơn theo lệnh của người trả tiền, trường hợp vận đơn lập theo lệnh và ký hậu để trống. Các chi nhánh sẽ không giao chứng từ cho khách hang khi chưa thanh toán.

Trường hợp khách hàng từ chối thanh toán có lý do: Scan phiếu trả lời của khách hàng tới Trung tâm tác nghiệp để lập điện thông báo lý do từ chối thanh toán của khách hàng đồng thời giữ nguyên trạng thái chứng từ như khi nhận được để xử lý tiếp theo chỉ dẫn của ngân hàng gửi chứng từ. Trong vòng

Một phần của tài liệu 1368 thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36)