Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam

Một phần của tài liệu 1384 thực trạng và giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 41)

Từ kinh nghiệp quản lý rủi ro của một số ngân hàng tại các nước phát triển và đang phát triển bài học kinh nghiệp rút ra cho các ngân hàng ở Việt

Nam trong đó có hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam là:

Thứ nhất, Xây dựng một mô hình quản lý rủi ro theo hướng tiếp cận phương pháp quản lý rủi ro hiện đại, trong đó tập trung hoàn thiện chính sách tín dụng án toàn và hiệu quả. Vì nếu chính sách được ban hành chuẩn mực thì sẽ giúp nhà quản lý và các cán bộ tín dụng trược tiếp có một khung chỉ dẫn để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng phù hợp.

Thứ hai, Nhanh chóng áp dụng các mô hình đánh giá và lượng hóa rủi ro tín dụng. Thông qua đó giúp những nhà quản lý phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết các nguyên nhân chính để tìm cách khắc phục.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của quản lý tín dụng, ngân hàng nen xây dựng cá thực hành tín dụng mới từ khâu hậu kiểm, tư vấn đến ra quyết định và quản lý khoản vay dựa trên hệ thống phân tích và ra soát tín dụng. Ngân hàng xây dựng một hệ thống tín dụng dựa trên các tiêu ch tương lai, đưa vào triển khai đồng bộ hệ thống cảnh báo sớm các khoản vay có vấn đề.

Thứ tư, Ngân hàng liên tục rà soát, báo cáo và kiểm soát rủi ro. Ngân hàng cần quan tâm đến việc nâng cao quản trị hệ thống và tránh rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh bằng cách rà soát thường xuyên các rủi ro chính như tín dụng, lãi suất, thanh khoản và thị trường đảm bảo các rủi ro này ở mức chấp nhận được.

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1

Quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng đang trở thành một nội dung quan trọng bậc nhất trong chiến luợc phát triển của từng Ngân hàng. Để có cơ sở xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, tăng cuờng quản lý rủi ro tín dụng, đáp ứng đuợc yêu cầu và phù hợp với năng lực thực tế của Ngân hàng, Chuơng I cũng đã trình bày chung về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thuơng mại, những vấn đề lý luận cơ bản nhất về quản lý rủi ro tín dụng, phân loại các tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng, các nguyên nhân và tác động của rủi ro tín dụng.

Các mô hình quản lý rủi ro tín dụng, các nhân tố ảnh huởng và các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cũng đã đuợc đề cập. Hơn nữa, chuơng 1 cũng chỉ ra nội dung của công việc quản lý rủi ro tín dụng bao gồm 4 buớc: nhận biết rủi ro, đo luờng rủi ro, quản lý rủi ro, kiểm soát rủi ro.

Tổng kết kinh nghiệm quản lý rủi ro từ hai ngân hàng lớn có uy tín tại Mỹ, Hàn Quốc. Từ đó rút ra các bài học cho các ngân hàng Việt Nam và có cơ sở so sánh, phân t ch và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long trong Chuơng 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK - CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦAVIETINBANK - CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG

Một phần của tài liệu 1384 thực trạng và giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 41)