Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu 1402 tăng cường huy động nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức xã hội tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 44)

- Tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn: đây là một trong

những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn của một NHTM. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ trọng nguồn Nguồn vốn huy động

: = --- x 100%

vốn huy động Tổng nguồn vốn

Thông thường một ngân hàng được đánh giá là hoạt động tốt khi nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng khoảng 80% - 90% tổng nguồn vốn.

- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động: chỉ tiêu này được tính bằng

cách so sánh tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Thông thường, nguồn vốn huy động được đánh giá là tăng trưởng tốt, hợp lý khi tốc độ tăng ổn định, bền vững và phù hợp với tốc độ tăng trưởng của sử dụng vốn.

Tốc độ tăng trưởng Vốn huy động năm nay - Vốn huy động năm trước θθ0∕

vốn huy động Vốn huy động năm trước

- Cơ cấu nguồn vốn huy động: chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh

từng loại vốn huy động so với tổng nguồn vốn huy động. Thông qua chỉ tiêu này, ngân hàng xác định được loại vốn nào đang được huy động tốt để có biện pháp kích thích hoặc mở rộng hình thức huy động vốn. Bên cạnh đó, qua đánh giá từng loại vốn trên góc độ kỳ hạn huy động, ngân hàng còn chủ động được nguồn vốn sử dụng, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ vốn huy động Vốn huy động loại (i)

=-TI---A : x 100%

loại (i) Tổng vốn huy động

ngân hàng xác định được nguồn vốn có chi phí thấp, phù hợp với yêu cầu của ngân hàng, qua đó có biện pháp khuyến khích nguồn vốn này. Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ tương quan giữa tổng nguồn vốn huy động với tổng chi phí huy động vốn. Tỷ lệ này càng nhỏ càng thể hiện ngân hàng đang có nguồn vốn huy động tốt.

- Đo lường chi phí vốn: Một trong những mục tiêu của ngân hàng để có lợi nhuận cao là phải tìm kiếm được những nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Việc đo lường chi phí huy động vốn sẽ giúp ngân hàng có cơ sở xác định mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình, qua đó có khả năng tối đa hóa lợi nhuận thu được. Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm các chi phí tài chính và chi phí hoạt động.

Các phương pháp đánh giá chi phí vốn bao gồm: + Phương pháp “ Tổng hợp chi phí và thu nhập”

Do cạnh tranh huy động tiền gửi giữa các ngân hàng ngày càng tăng nên các ngân hàng có xu hướng không thu phí khách hàng cho các dịch vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi. Do đó, để bù đắp các dịch vụ miễn phí, ngân hàng phải tính phí cho việc cung cấp các dịch vụ tài khoản tiền gửi theo công thức:

Giá khách hàng phải trả cho mỗi =

đơn vị dịch vụ tiền gửi Chi phí hoạt động cho một đơn vị dịch vụ tiền gửi Chi phí hoạt động chung dự tính ■ phân bổ cho dịch vụ tiền gửi Định mức lợi nhuận mong đợi

+ e

từ một đơn vị dịch vụ tiền gửi + Phương pháp “Chi phí quá khứ bình quân ”

Phương pháp này nhằm vào việc xác đinh chi phí vốn của ngân hàng trong quá khứ theo số tương đối. Ngân hàng sử dụng phương pháp này để tính lãi suất huy động bình quân và lãi suất hòa vốn bình quân, qua đó đánh giá

được hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Chi phí trả lãi bình quân của vốn huy động được xác định theo công thức sau:

Lãi suất huy động Tổng chi phí trả lãi

bình quân Tổng nguôn vốn huy động

Lãi suất hòa vốn Tổng chi phí trả lãi và chi phí khác

bình quân Tổng tài sản sinh lời

Ngân hàng có thể điều chỉnh cơ cấu vốn sao cho tổng chi phí là thấp nhất. Tuy nhiên, chi phí huy động cần phải được đảm bảo ở mức hợp lý với sự gia tăng quy mô huy động.

+ Phương pháp “Chi phí cận biên ”

Trong những điều kiện có thể thì ngân hàng nên sử dụng chi phí cận biên (chi phí tăng thêm để có thêm một đơn vị tiền gửi) chứ không phải chi phí bình quân để định giá tiền gửi. Do những biến động thường xuyên của lãi suất làm cho chi phí trung bình trở thành một tiêu chuẩn không thực tế và thiếu độ tin cậy cho việc định giá tiền gửi. Việc tính toán được thực hiện như sau:

i) Xác định chi phí cận biên:

Tổng vốn huy Tổng vốn huy

Chi phí Mức lãi động tại mức - Mức lãi động tại mức

cận biên = suất mới x lãi suất mới suất cũ x lãi suất cũ ii) Xác định tỷ lệ chi phí cận biên:

Tỷ lệ chi phí Mức thay đổi của tổng chi phí

cận biên Tổng nguôn vốn mới huy động thêm

Phương pháp chi phí cận biên là một công cụ rất quan trọng đối với các nhà quản lý ngân hàng, không chỉ trong việc xác định lãi suất tiền gửi mà còn trong việc quyết định mở rộng qui mô tiền gửi. Việc mở rộng này chỉ nên được thực hiện cho đến khi chi phí tăng thêm (do việc mở rộng tiền gửi) bằng

thu nhập tăng thêm và tổng lợi nhuận đạt mức tối đa. + Phương pháp “Chi phí bình quân gia quyền”

Chi phí vốn của ngân hàng được xác định trên cơ sở mức chi phí của từng nguồn vốn kinh doanh (sau khi điều chỉnh tỷ lệ dự trữ ngân hàng) có tính đến cơ cấu nguồn vốn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TỪ DÂN CƯ VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

VÀ CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC GIANG HIỆN NAY

Một phần của tài liệu 1402 tăng cường huy động nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức xã hội tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 44)