Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo tính hiệu quả và

Một phần của tài liệu 1414 tổ chức công tác kế toán tại NH ngoại thương lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 90)

có khả thi

Tính hiệu quả và khả thi là điều kiện chung được đặt ra đối với tất cả các tổ chức trong tất cả các lĩnh vực, không chỉ riêng ngân hàng. Để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi thì việc đề ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Phải xuất phát từ công tác nghiên cứu lý luận, cho ra được cách nhìn tổng quát và đa chiều để rà soát lại việc tổ chức và hoạt động của bộ máy kế toán hiện tại.

- Phải căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh doanh của ngân hàng và so sánh với thực tiễn hoạt động để đưa ra nhu cầu về nguồn ngân lực và bố trí hợp lý trong bộ máy kế toán, phát hiện và tháo gỡ được những “điểm nghẽn” trong việc thực hiện phần hành kế toán.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức kế toán phải có sở cứ dựa trên nhu cầu sử dụng, mục tiêu phát triển để khoanh vùng phạm vi cần đầu tư, tránh lãng phí.

- Thấy được tầm quan trọng của trình độ nhân lực tới hiệu quả tổ chức thực hiện công tác kế toán, do đó, cần đặt việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong việc thực hiện công tác kế toán là nhiệm vụ trọng tâm.

3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ngân hàng Ngoại thương Lào

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với tổ chức công tác kế toán tại Ngân hàng Ngoại thương Lào

Khuôn khổ pháp lý và hoạt động tổ chức công tác kế toán có mối quan hệ tương hỗ. Theo đó, khuôn khổ pháp lý đảm bảo cho việc tổ chức công tác kế toán được hoạt động và phát triển dưới sự hỗ trợ và quản lý của Nhà nước. Bên cạnh đó, trong quá trình thực tiễn của tổ chức công tác kế toán tại đơn vị là những kiểm chứng về tính khả thi của quy định pháp luật, từ đó giúp nhận ra những bất cập, vướng mắc để kịp thời có sự điều chỉnh trong chính sách, và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý.

Trên cơ sở những hạn chế trong việc thiếu vắng khuôn khổ pháp lý để tổ chức công tác kế toán có thể hoạt động một cách ổn định, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh những vấn đề sau:

* về hệ thống chuẩn mực kế toán (LAS):

Việc chưa ban hành các chuẩn mực kế toán liên quan tới công cụ tài chính ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của BCEL, nhất là khi giữa LAS và IFRS có một sự khác biệt và tương phản lớn. Điều này xuất phát từ nguyên nhân LAS được xây dựng để phục vụ cho các hoạt động kế toán đơn thuần phù

hợp với điều kiện tại địa phương, do đó, LAS là một cản trở đối với các doanh nghiệp trong đó có BCEL trong việc chuẩn hóa báo cáo tài chính của mình.

Trong bối cảnh sự đặc thù của pháp luật kế toán Lào, người viết đề xuất:

- Đối với các Tổ chức không phải là tổ chức có lợi ích đại chúng: Cần rà soát và hoàn thiện nội dung các LAS đã ban hành; chỉnh sửa và cập nhật những nội dung mới theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế có liên quan. Điều quan trọng cần có một thay đổi mang tính cách mạng trong việc tiến tới bãi bỏ hoàn toàn các LAS để áp dụng IFRS 100%.

- Đối với các Tổ chức có lợi ích đại chúng: Việc hoàn thiện hệ thống pháp lý và ban hành tài liệu hướng dẫn về áp dụng thống nhất IFRS là rất cần thiết lúc này.

* Về cơ chế tài chính cho tổ chức công tác kế toán tại BCEL:

Cần thiết phải ban hành quy định về trích lập và sử dụng quỹ dự phòng tài chính nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc tổ chức công tác kế toán tại BCEL theo hướng cho phép và khuyến khích các ngân hàng thương mại áp dụng cơ chế phân loại nợ/tài sản và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Việc trích lập Quỹ dự phòng có ý nghĩa quan trọng đối với tính ổn định trong tổ chức công tác kế toán của ngân hàng thương mại nói chung và BCEL nói riêng. Tại giai đoạn đầu, Bộ Tài chính cần phối hợp với BoL để nghiên cứu và cho phép các ngân hàng thương mại được lập Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp cho từng loại rủi ro tài chính; trích lập dự phòng rủi ro cho hoạt động ngân hàng (trích lập dự phòng rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán; nghiệp vụ phái sinh; nghiệp vụ thẻ...).

Bên cạnh đó, cũng cần có quy định về trích lập và sử dụng dự phòng tổn thất khoản đầu tư dài hạn bao gồm cả đầu tư chứng khoán; dự phòng thu khó đòi (ngoài dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng) cho ngân hàng thương mại.

* về cơ chế nghiệp vụ của BCEL:

Nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động tổ chức công tác kế toán nói riêng, tính đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống nói chung, cơ chế nghiệp vụ của BCEL cũng cần phải được hoàn thiện. Do đó, để hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ của mình nhằm phù hợp với các thông lệ quốc tế, BCEL cần:

- Nghiên cứu và ban hành quy định về nghiệp vụ mua bán nợ, nghiệp vụ phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, nghiệp vụ ủy thác và nhận ủy thác đầu tư, nghiệp vụ phái sinh.

- Nghiên cứu và ban hành quy định cụ thể về lựa chọn tiêu chuẩn nhận biết, phân biệt vàng tiền tệ và vàng hàng hóa thông thường; nguồn giá chính thức để áp dụng đánh giá lại vàng tiền tệ.

- Hoàn thiện nghiệp vụ tín dụng theo hướng cho phép thay đổi phương pháp ghi nhận khoản vay, tính toán dự phòng rủi ro cụ thể theo IFRS 19. Xác định giá trị hợp lý của khoản vay bằng phương pháp chiết khấu luồng tiền trong tương lai theo lãi suất thực tế của khoản vay. Lập dự phòng cho phần chênh lệch thấp hơn giá trị hợp lý và giá trị sổ sách của khoản vay.

- Nghiên cứu sửa đổi chế độ hiện hành về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại.

Để hiện thực hóa được những nhiệm vụ trên, vai trò của cơ quan quản lý

nhà nước trong lĩnh vực này là rất quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả xin kiến nghị tới Chính phủ Lào, Bộ Tài chính và BoL những đề xuất về hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa các giải pháp trên như sau:

- Nhiệm vụ trước mắt và quan trọng nhất là cần đẩy nhanh việc ban hành các văn bản hướng dẫn để thực hiện áp dụng báo cáo tài chính IFRS, hướng tới áp dụng đồng bộ đối với tất cả các chủ thể kinh tế vào năm 2021 như mục tiêu đã đề ra của Bộ Tài chính. Những nội dung cần phải nghiên cứu đó là việc thay thế hệ thống tài khoản - nội dung bắt buộc phải thể hiện trong Báo cáo tài chính của ngân hàng. Từ khi được ban hành tới nay, với những diễn biến phức tạp của môi trường tài chính, hệ thống tài khoản không cho phép các ngân hàng trình bày báo cáo tài chính thể hiện quan điểm chân thực và công bằng về các hoạt động tài chính của ngân hàng. Theo những nghiên cứu đã chỉ ra giữa LAS và IFRS có một khoảng trống khác biệt khá lớn. Hơn nữa, những giải thích được đưa ra bởi Ủy ban Phiên dịch thường trực và Ủy Ban Phiên dịch báo cáo tài chính quốc tế (The Standing Interpretations

Committee and its successor International Financial Reporting Interpretation Committee - IFRIC) là một phần không thể thiếu của IFRS đã không được

nghiên cứu và xem xét thông qua IFRIC đồng thời ban hành những nội dung hướng dẫn nhằm áp dụng hiệu IFRS sẽ là những biện pháp cần thiết cho các ngân hàng trong đó có BCEL để từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động báo cáo tài chính.

- Chính phủ Lào cần công bố chính thức trên phương diện quốc tế, đưa ra các cam kết cụ thể để đưa Lào vào danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng các IAS/IFRS nói chung và các IAS/IFRS về công cụ tài chính nói riêng. Cùng với việc quy định cứng áp dụng IFRS và để chuẩn bị cho việc áp dụng đồng bộ IFRS vào năm 2021, Chính phủ Lào cần phải tích cực đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin báo cái, xác định việc hoà hợp hay hội tụ với kế toán quốc tế không phải là việc riêng của Bộ Tài chính mà cần có sự vào cuộc của các bộ, ban ngành liên quan.

- Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước Lào là hai cơ quan phải là mục tiêu đi đầu trong việc hướng dẫn và áp dụng các chuẩn mực kế toán. Đối với Bộ Tài chính cần sớm quyết định và lựa chọn mô hình áp dụng IAS/IFRS về công cụ tài chính phù hợp với đặc điểm của ngân hàng thương mại Lào. Bên cạnh đó, cần chỉnh sửa các LAS cho phù hợp với các chuẩn mực mới ban hành.

- Đối với Ngân hàng nhà nước Lào cần phối hợp với Bộ Tài chính trong quá trình nghiên cứu, tham vấn đề ban hành và chuẩn bị triển khai áp dụng các IFRS về công cụ tài chính theo lĩnh vực quản lý. Đồng thời, có những sáng kiến nhằm hoàn thiện khung pháp lý và tổ chức thực hiện để đảm bảo tính khả thi các hoạt động có liên quan tới việc áp dụng IFRS. Bên cạnh đó, BoL cần đảm bảo sự liên thông giữa kế toán của BoL với kế toán của các ngân hàng thương mại trong đó có BCEL. Đây là điều kiện quan trọng để lập Bảng cân đối tiền tệ khu vực tài chính. Điều này dẫn đến hệ quả việc xây dựng và ban hành chế độ kế toán của BCEL phải đồng bộ với chế độ kế toán của BoL. Hay nói cách khác, nhấn mạnh tới vai trò quản lý, giám sát của BoL

đối với hệ thống ngân hàng thương mại để kịp thời hỗ trợ và thúc đẩy các ngân hàng thương mại cùng phát triển, đảm bảo nhu cầu cung cấp thông tin, không gây gián đoạn hệ thống thông tin quản trị của các ngân hàng thương mại và thông tin phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ, quản lý giám sát an toàn của BoL.

Một phần của tài liệu 1414 tổ chức công tác kế toán tại NH ngoại thương lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w