a. Nhân tố khách quan từ khách hàng
Khách hàng là nhân tố rất quan trọng, quyết định việc cho vay của ngân hàng có đem lại hiệu quả hay không. Nó phụ thuộc vào ý thức thực hiện cam
kết và sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích để có thể đem lại hiệu quả kinh doanh cho bản thân khách hàng, và đảm bảo việc hoàn trả nợ cho ngân hàng.
❖ Nhu cầu đầu tư của cá nhân và hộ sản xuất
Bất kỳ loại hàng hóa hay dịch vụ nào muốn tiêu thụ đuợc thì cần phải có nguời mua. Tín dụng ngân hàng cũng vậy, ngân hàng không thể cho vay nếu nhu không có người vay. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì nhu cầu vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển luôn là cần thiết nhưng với từng NHTM thì không phải lúc nào cũng như vậy. Do số lượng người vay có quan hệ với ngân hàng là có hạn và có những lúc nhu cầu đầu tư của các khách hàng này không cao, chẳng hạn trong giai đoạn kinh tế khó khăn các cá nhân, hộ sản xuất thường có xu hướng thu hẹp sản xuất, thắt chặt chi tiêu. Trong trường hợp đó nhu cầu vốn trung và dài hạn của các khách hàng này sẽ không cao, do đó ngân hàng sẽ gặp khó khăn nếu muốn mở rộng tín dụng.
❖ Khả năng của cá nhân, hộ sản xuất trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng
Để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay, các NHTM thường đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại, chọn ra những khách hàng có thể hay không thể cho vay. Chỉ những khách hàng nào đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng thì mới được xem xét cho vay. Những điều kiện tiêu chuẩn này có thể rất khác nhau tuỳ theo ngân hàng cụ thể, song nhìn chung các ngân hàng đều quan tâm tới một số vấn đề sau: tính hợp lý, hợp pháp của mục đích sử dụng vốn, năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ sản xuất, khả năng lao động và tính khả thi của dự án, các biện pháp bảo đảm. Rõ ràng khả năng của cá nhân, hộ sản xuất trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Bởi nếu đa số các khách hàng không thể đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng, có thể do điều kiện đặt ra quá khắt khe,
không thực tế hoặc do khả năng của các khách hàng quá thấp, thì ngân hàng không thể mở rộng cho vay trong khi vẫn bảo đảm an toàn tín dụng.
❖ Khả năng của cá nhân, hộ sản xuất trong việc quản lý và sử dụng khoản vay có hiệu quả
Khi cho vay thì ngân hàng trông đợi khoản trả nợ sẽ được lấy từ chính kết quả hoạt động của dự án chứ không phải bằng cách phát mại tài sản thế chấp, cầm cố. Điều này lại phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay của khách hàng. Có nhiều yếu tố cần thiết để đảm bảo cho việc sử dụng vốn vay của cá nhân, hộ sản xuất đạt hiệu quả cao.
❖ Tư cách, đạo đức của người vay
Tư cách đạo đức xét trên phương diện ý muốn hoàn trả khoản nợ vay. Trong nhiều trường hợp người vay có ý muốn chiếm đoạt vốn, không hoàn trả nợ vay mặc dù có khả năng trả nợ, điều này đã gây ra những rủi ro không nhỏ cho ngân hàng.
b. Một số nhân tố khách quan khác
Về tự nhiên - Sản xuất nông nghiệp là hoạt động chính của cá nhân, hộ sản xuất, do đó yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn , tác động trực tiếp đên quá trình sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ sản xuất. Nếu gặp phải thiên tai như hạn hán, lũ lụt, sâu bọ phá hoại mùa màng, khách hàng không thu được lợi nhuận, khi đó ngân hàng cho khách hàng vay vốn cũng không thể thu hồi được vốn.
❖ Về kinh tế - xã hội
Nếu tình hình kinh tế xã hội ổn định, phát triển sẽ tác động tích cực đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nếu nền kinh tế tăng trưởng thấp hoặc tăng trưởng âm sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, các cá nhân, hộ sản xuất không có điều kiện để mở rộng kinh doanh sản xuất, tệ hơn còn có thể bị thu hẹp, khi đó đầu tư cho vay của ngân hàng với cá nhân, hộ sản xuất cũng bị giảm sút kém hiệu quả. Ngược lại, nếu
nền kinh tế tăng trưởng ở mức rất cao (dấu hiệu không bình thường), khi đó lạm phát tăng cao, gây rủi ro về sự mất giá của đồng tiền, việc đầu tư tín dụng của ngân hàng cũng không hiệu quả. Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Hoạt động của ngân hàng thương mại có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng- đặc biệt là hoạt động tín dụng.
Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng. Một nền kinh tế ổn định tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao. Tức là các cá nhân, hộ sản xuất hoạt động trong một môi trường ổn định thì khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, từ đó mà có thể trả vốn và lãi cho ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế biến động thì cá nhân, hộ sản xuất hoạt động kinh doanh cũng thất thường ảnh hưởng đến thu nhập, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng. Chu kỳ kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ suy thoái, sản xuất vượt quá nhu cầu, hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn do các cá nhân, hộ sản xuất không phát triển được. Hơn nữa nếu ngân hàng bỏ qua các nguyên tắc tín dụng thì lại càng làm giảm chất lượng tín dụng. Ngược lại trong thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao, cá nhân, hộ sản xuất có xu hướng phát triển hơn nữa sản xuất kinh doanh, nhu cầu tín dụng tăng và rủi ro ít, do đó chất lượng tín dụng cũng tăng. Tuy nhiên trong thời kỳ này có những khoản vay vượt quá quy mô sản xuất cũng như khả năng quản lý của khách hàng nên những khoản vay này vẫn gặp rủi ro.
Mặt khác quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin. Nó là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Đạo đức xã hội ảnh hưởng tói chất lượng
tín dụng. Trong trường hợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm giảm chất lượng tín dụng. Hơn nữa trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu biết về hoạt động ngân hàng cũng sẽ làm giảm chất lượng tín dụng.
❖ Chính sách của Nhà nước
Với việc ban hành các nghị định, quy định về việc cho vay đối với cá nhân, hộ sản xuất như cơ chế cho vay, đảm bảo tiền vay, các quy định về việc quản lý, tiêu thụ sản phẩm.tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nâng cao hiệu quả cho vay, tuy nhiên cũng sẽ xuất hiện những hạn chế. Các chính sách của nhà nước ổn định hay không ổn định cũng tác động đến chất lượng tín dụng. Khi các chính sách này không ổn định sẽ gây khó khăn cho cá nhân, hộ sản xuất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây trở ngại cho ngân hàng khi thu hồi nợ và ngược lại.
Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Ngược lại nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao.
❖ Môi trường tự nhiên
Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất.), hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nông nghiệp, thu sản, hải sản. Vì vậy khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại
❖ Chính sách tín dụng của ngân hàng nhà nước.
Các chính sách của ngân hàng nhà nước với mục đích để tháo gỡ khó khăn về tín dụng đối với cá nhân, hộ sản xuất nói riêng và nông nghiệp, nông
thôn nói chung, đồng thời khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tu vào lĩnh vực này nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần từng buớc nâng cao đời sống nguời dân. Các chính sách này vừa góp phần làm tăng cầu, hoặc giảm cầu của chính các khoản tín dụng; mặt khác, cũng vừa ảnh huởng tới khả năng thanh toán của tín dụng.