Kinh nghiệm của một số chi nhánh của các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân, hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã sơn tây,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 37)

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thanh Hóa

Tín dụng 11 tháng đầu năm 2013 của Sacombank Thanh Hóa tăng 12,3%, cao hơn mức tăng chung của toàn hệ thống. Trong khi, Sacombank Thanh Hóa đặt kế hoạch tăng truởng tín dụng 12%. Vốn huy động tăng 16- 18%. Con số này chỉ tính riêng huy động từ dân cu và hộ sản xuất. Điều đó cho thấy niềm tin của khách hàng Thanh Hóa vào Sacombank là rất tốt và khẳng định sự bền vững trong hoạt động. Nếu so với tình hình chung của các ngân hàng tại địa bàn Thanh Hóa trong năm và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế thì kết quả đạt đuợc là rất tốt và xếp ở vị trí thứ 3 ở thời điểm hiện tại. Để đạt đuợc những thành công đó, Sacombank Thanh Hóa đã thực hiện Thứ nhất, là tính đoàn kết rất cao trong bộ máy lãnh đạo cũng nhu trong cả tập thể; tất cả đều huớng đến một mục tiêu chung đó là phát triển Sacombank trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng, hàng đầu khu vực. Ngân hàng đã thực hiện những biện pháp cụ thể nhu tăng cuờng bỗi duỡng cán bộ về chuyên môn cũng nhu tinh thần văn hóa ngân hàng; đẩy mạnh vai trò của các hoạt động tập thể; có sự học hỏi và giao luu giữa các chi nhánh.

Bên cạnh đó, Sacombank còn có thế mạnh về vốn, thuơng hiệu, mạng luới hoạt động, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, điều quan trọng nhất là

Sacombank Thanh Hóa có một đội ngũ nhân sự tốt, chuyên nghiệp, năng động và tận tâm, tận lực với sự nghiệp phát triển Sacombank Thanh Hóa. Sacombank Thanh Hóa liên tục chú trọng tới chất lượng nhân viên tín dụng khối doanh nghiệp và đặc biệt khối cá nhân. Cụ thể: ngân hàng đã tăng cường quảng bá thương hiệu qua kênh chuyên viên tín dụng đến trực tiếp từng cá nhân, hộ sản xuất; hợp tác với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp tiêu dùng để giới thiệu các gói tín dụng cho cá nhân, hộ sản xuất. Ví dụ, kết hợp với thế giới di động, các công ty điện máy và các chính quyền tại các huyện như: Nga Sơn, Hậu Lộc,...Đồng thời, ngân hàng cũng chạy một số quảng cáo trên kênh truyền hình địa phương.

Kinh nghiệm của Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Triệu Sơn

Những năm qua, hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Triệu Sơn (Agribank Triệu Sơn) đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Tính đến hết tháng 8/2012, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đạt trên 410 tỷ đồng, tăng trên 51 tỷ đồng so với đầu năm; nguồn vốn huy động tại địa phương đạt trên 305 tỷ đồng, tăng gần 40 tỷ đồng so với đầu năm. Đối với vốn cho vay ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn được chi nhánh quan tâm chú trọng, hiện dư nợ cho vay “Tam nông” chiếm 100% tổng số dư nợ cho vay toàn huyện, đáp ứng được nguồn vốn cho nô ng dân vay phát triển sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, những tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh đạt 14,5%, chất lượng tín dụng tốt, nợ xấu chỉ có 100 triệu đồng với 5 khách hàng...

Đạt được kết quả trên là do Agribank Triệu Sơn đã vận dụng linh hoạt các hoạt động nghiệp vụ nhằm tăng trưởng nguồn vốn huy động tại địa phương và chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, bền vững như: tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đến từng đơn vị, cá nhân và thường

xuyên theo dõi đánh giá tiến độ thực hiện; đồng thời triển khai các sản phẩm và chính sách mới, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ở cơ sở; tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tăng cường sự phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể trong hoạt động tín dụng; tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo nhằm phát hiện và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc xảy ra trong thực tế. Vì vậy, những sai sót về nghiệp vụ được phát hiện sớm và giải quyết kịp thời. Đơn vị thường xuyên đẩy mạnh các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, gắn trách nhiệm cá nhân với nhiệm vụ được giao; xử lý các khoản nợ xấu khó thu hồi của các cá nhân, hộ sản xuất. Chú trọng việc chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ nhằm bảo đảm chất lượng hoạt động, giảm thiểu rủi ro.

Với những biện pháp trên, nhìn chung vốn vay của ngân hàng đã được khách hàng đầu tư sử dụng đúng mục đích, đem lại lợi nhuận cao. Ví như hộ anh Lê Xuân Bảy, ở xóm 1, xã Tiến Nông, vay của chi nhánh 300 triệu đồng, đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn với diện tích 800 m2; bình quân mỗi năm gia đình anh có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ bán lợn thịt, lợn giống; tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với thu nhập bình quân 2 triệu đồng/người/tháng. Hay gia đình anh Hà Xuân Ánh, thôn Diễn Thành, xã Hợp Thành, vay chi nhánh 30 triệu đồng, đầu tư chăn nuôi và làm mộc dân dụng... Cơ sở sản xuất của anh Ánh mới đi vào hoạt động được hơn 1 năm, trừ chi phí lãi 60 - 70 triệu đồng. Với số vốn vay ngân hàng 40 triệu đồng, cộng với vốn sẵn có, gia đình anh Đỗ Bá Hiển, xã Tiến Nông đã đầu tư xây dựng mô hình trồng rau trên diện tích 2 sào, đạt giá trị kinh tế cao.

Với việc đổi mới, nâng cao chất lượng tín dụng, Agribank Chi nhánh huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Triệu Sơn phát triển, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn, giúp người nông dân chủ động hơn trong đầu tư phát

triển sản xuất. Thời gian tới, Chi nhánh tiếp tục tập trung nguồn vốn và du nợ cho vay đầu tu phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển ngành nghề... theo đúng chủ truơng chung của Agribank.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân, hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã sơn tây,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 37)

w