Ảnh hưởng rào cản kỹ thuật của Mỹ tới đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu Định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu việt nam (Trang 31 - 33)

Qua những nghiên cứu về những rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ nhập khẩu có thể nhận thấy mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc vượt qua được những rào cản này. Tuy nhiên bên cạnh những thách thức rào cản kỹ thuật cũng tạo ra những ảnh hưởng tích cực.

1.3.1. Ảnh hưởng tích cực

Việc đối mặt với những rào cản kỹ thuật tạo cho các doanh nghiệp đồ gỗ xuất khẩu có động lực phát triển mạnh mẽ. Muốn xuất khẩu được hàng hóa vào thị trường Mỹ hàng hóa phải đạt được nhứng tiêu chuẩn nhất định. Hàng hóa khơng đáp ứng được theo những chuẩn mực đó thì sẽ bị tẩy chay khơng xuất khẩu được vào Mỹ. Để hàng hóa có thể vào được thị trường Mỹ khơng còn cách nào khác là đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu kỹ thuật của họ. Để tồn tại thì các doanh nghiệp phải tự cải tiến doanh nghiệp mình phù hợp với các tiêu chuẩn Mỹ đặt ra.

Để vượt qua được những rào cản này ngành đồ gỗ xuất khẩu của chúng ta phải trải qua cuộc cách mạng lâu dài cả trong khâu thu mua nguyên liệu, chế biến cũng như phân phối. Điều đó làm tăng khả năng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm đồ gỗ theo hướng dần thích ứng với những thị trường khó tính, chất lượng cao. Minh chứng cho nhận định này là sự tăng trưởng của ngành đồ gỗ trong những năm gần đây với cơ cấu, chủng loại, mẫu mã, chất lượng sản phẩm đề được nâng cao

Đặc điểm nổi bật trong các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đồ gỗ nhập khẩu vào Mỹ là tính truy nguyên nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, từ khi còn là nguyên liệu chế biến cho tới khi là thành phẩm. Cấm buôn bán sử dụng đồ gỗ bất hợp pháp. Điều này làm nâng cao trách nhiệm của xã hội đối với hệ sinh thái rừng. Các doanh nghiệp cho dù ham muốn mục tiêu lợi nhuận tới đâu cũng không thể thu mua nguyên liệu gỗ có nguồn gốc xuất xứ không hợp pháp. Quy định này làm tăng ý thức bảo vệ rừng của cộng đồng nói chung. Từ thực tế cho thấy sau gần 25 năm đổi mới, ngành lâm nghiệp Việt Nam có nhiều thay đổi trong việc giải quyết những thách thức trong nước cũng như thực hiện các cam kết quốc tế để đạt được mục tiêu phát triển bền vững và đã hoạch định được chiến lược phát triển lâm nghiệp. Theo đó, độ che phủ rừng đã tăng từ 34,3% (năm 2000) lên 39,06% (năm 2009). Việt Nam đã có tên trong 5 quốc gia hàng đầu thế giới về tăng diện tích rừng, 10 nước hàng đầu về xuất khẩu đồ gỗ và hàng loạt các thay đổi về luật pháp, thể chế, chính sách phát triển lâm nghiệp... Việc tham gia kế hoạch hành động và thích ứng với các quy định của Hoa Kỳ cũng nhằm làm cho các hoạt động quản lý, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản phù hợp với những mục tiêu quản lý rừng bền vững, hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường toàn cầu.

1.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Bên cạnh những tích cực kể trên rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu còn mang lại cho Việt Nam những khó khăn vơ cùng to lớn trong lĩnh vực xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này. Những quy định, những tiêu chuẩn kỹ thuật Mỹ đặt ra thực chất là những rào cản thương mại mà quốc gia này đặt ra nhằm bảo vệ ngành đồ gỗ trong nước trước sự xâm lấn của hàng hóa các nước đang phát triển

trong đó có Việt Nam. Những tiêu chuấn đặt càng nhiều, yêu cầu càng khắt khe, hệ thống quản lý giám sát ngày càng chặt chẽ trong từng khâu. Như vậy, mọi mắt xích trong chuỗi cung cấp sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ đều sẽ được áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp để loại gỗ lậu ra khỏi thị trường. Mọi giấy tờ cấp khơng chính xác, mọi sự khai báo khơng đúng đều sẽ bị lật tẩy. Để đạt được những tiêu chuẩn này trong điều kiện hiện nay với Việt Nam là rất khó.

Mặt khác rào cản kỹ thuật cũng tạo cho sản phẩm đồ gỗ của các quốc gia khác nhau cùng xuất khẩu vào Mỹ cạnh tranh gay gắt. Các quốc gia cạnh tranh nhau về nguồn nguyên liệu nhập khẩu, cạnh tranh về chất lượng, khách hàng… Với khả năng cạnh tranh của mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam còn rất hạn chế như hiện nay, việc đáp ứng tất cả các yêu cầu của thị trường Mỹ để cạnh tranh thị phần với các quốc gia có trình độ cao hơn như Trung Quốc là một việc không dễ. Để cạnh tranh địi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn lực về vốn, cơng nghệ, thương hiệu… trên thị trường rất lớn.

Tuy nhiên với những nỗ lực của ngành trong những năm gần đây chúng ta hồn tồn có thể tin tưởng vào sự mở rộng thị phần trên thị trường đồ gỗ của Mỹ trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)