2.2. Thực trạng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của đồ gỗ xuất khẩu
2.2.1.1. Các biện pháp chung cho các tiêu chuẩn
a. Về phía nhà nước
Thứ nhất: Hỗ trợ các doanh nghiệp về tài chính và cung cấp thơng tin về thị trường xuất khẩu
Nhằm giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trong nước, Vifores kiến nghị Nhà nước đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chính sách hiện hành trên cơ sở điều chỉnh bổ sung phù hợp từng giai đoạn, nhất là Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP để tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, đề nghị Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các thương vụ, cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài khi có thơng tin về các vấn đề liên quan đến thương mại lâm sản, cần sớm thông tin cho Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn kịp thời xử lý. Trong bối cảnh hiện nay, nhằm xử lý khó khăn trong thanh tốn và giảm rủi ro cho doanh nghiệp, Vifores sẽ chủ động xây dựng dự án thành lập kho ngoại quan tại một số thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Về chính sách tài chính, Vifores cũng đề nghị Nhà nước giảm 30% số thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý IV/2008 và số thuế thu nhập phải nộp năm 2009 đối với thu nhập từ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam, vì hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cùng với đó, giãn thời hạn nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp trong 9 tháng đối những doanh nghiệp nói trên; tạm hồn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với sản phẩm gỗ thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh tốn qua ngân hàng và hồn tiếp 10% khi có chứng từ thanh tốn.
Thứ hai: Chú trọng cơng tác quy hoạch phát triển làng nghề
Nhà nước đã tiến hành xây dựng và triển khai các cụm công nghiệp làng nghề. Trên cơ sở quy hoạch nhà nước đã đầu tư xây dựng cải thiện hệ thống đường giao thông, điện, thông tin… Xây dựng nâng cấp các cơ sở đào tạo công nhân cho các cơ sở làng nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho các cơ sở sản xuất. Nhà nước còn tiến hành nhiều biện pháp giúp các làng nghề quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Điều này được thể hiện rất rõ trong vài năm trở lại đây những làng nghề sản xuất đồ gỗ tập trung với quy mô lớn ở Bắc Ninh, Hà Tây, Bình Dương, Đồng Nai…
Thứ ba: Năm 2000 thành lập Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam
Việc thành lập hiệp hội là cầu nối cho các doanh nghiệp chế biến gỗ với chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm hiểu và liên kết với nhau có hiệu quả hơn. Hiệp hội với những biện pháp của mình cũng góp phần khơng nhỏ giúp các doanh nghiệp tiếp cận thông tin mở rộng thị trường tiêu thụ trong thời gian qua.
b. Về phía các doanh nghiệp
Một số các doanh nghiệp Việt Nam tích cực chủ động trong việc tìm hiểu thơng tin các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường Hoa Kỳ, có những biện pháp vượt rào cản hiệu quả. Biện pháp chung mà các doanh nghiệp này thường sử dụng:
Tăng cường nâng cao chất lượng hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ thơng qua việc chú trọng tới việc sử dụng nguyên liệu đầu vào, đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, đào tạo đội ngũ công nhân, nâng cao tay nghề sản xuất. Các doanh nghiệp chế biến gỗ trong thời gian vừa qua đã không ngừng nhập công nghệ chế biến gỗ hiện đại từ các nước phát triển như Mỹ, các nước Châu Âu hay các nước Châu Á như Đài Loan, Trung Quốc… Nguyên liệu nhập khẩu từ Hoa Kỳ cũng chiếm tỷ lệ cao vì
nguyên liệu gỗ từ đó sẽ đảm bảo các đơn hàng từ họ. Công nhân đã được gửi đi nước ngoài đào tạo để về vận hành sử dụng các cơng nghệ hiện đại nhập khẩu.
Tích cực tham gia hội trợ triển lãm về đồ gỗ tại Hoa Kỳ nhằm giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn về thông tin thị trường. Thông qua đó giúp các doanh nghiệp chủ động trước trong các khâu sản xuất sản phẩm nhằm đáp ứng mọi yêu cầu về rào cản kỹ thuật của thị trường này, phịng tránh những rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó hội trợ cịn là một kênh quảng bá hình ảnh của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam rất có hiệu quả.
Tuy nhiên thực tế cho thấy những doanh nghiệp tích cực tham gia như vậy khơng nhiều thậm chí các doanh nghiệp có tham gia nhưng với số lần rất ít chủ yếu là các doanh nghiệp lớn mới có đủ điều kiện về kinh phí mới có thể tham gia, cho nên hầu hết các doanh nghiệp vẫn còn hết sức thụ động trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn này.