Những yếu tố liên quan đến tần suất khám thai và sử dụng dịch vụ CSTS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh và một số yếu tố liên quan của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện nông sơn, tỉnh quảng nam năm 2018 (Trang 62 - 67)

CSTS của phụ nữ có con dưới 1 tuổi

4.4.1. Khả năng tiếp cận dịch vụ CSTS

Việc có thẻ BHYT đóng vai trò quyết định trong việc sử dụng dịch vụ CSYT khi mang thai, trong nghiên cứu này những phụ nữ có thẻ BHYT có tần suất khám thai cao gấp 3,3 lần so với những bà mẹ không có thẻ BHYT.

Tỷ lệ bà mẹ có bảo hiểm y tế là 91%, thời gian trung bình di chuyển từ nhà tới CSYT là 23,1 phút hơn 1/2 số bà mẹ có thể tiếp cận được TYT trong khoảng 15 phút; gần 1/3 số bà mẹ có thể tiếp cận được TYT, CSYT gần nhất với khoảng thời gian trên 30 phút, điều này cũng được thể hiện trong các nghiên cứu về sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh thực hiện tại Việt Nam [8, 70]. Trong nghiên cứu về tiếp cận với dịch vụ xét nghiệm HIV của phụ nữ có thai tại Hải Phòng thì những bà mẹ sống ở khoảng cách xa hơn 15km sẽ có khả năng đi xét nghiệm HIV trong thai kỳ thấp hơn 2,1 lần so với nhóm bà mẹ sống trong bán kính 15 km [8].

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng khoảng cách về mặt địa lý đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh, khám thai của bà mẹ khi có thai [20], khoảng cách về địa lý với cơ sở y tế càng gần thì nguy cơ tử vong mẹ khi mang thai càng giảm do khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc khi mang thai cao hơn những phụ nữ xa về mặt địa lý[20], trong một nghiên cứu tại Ấn Độ, 44% các bà mẹ không đến các cơ sở y tế để khám thai do các cơ sở y tế này đặt ở vị trí quá xa nơi họ sinh sống và khó đi lại [19]. Nhiều nghiên cứu đề xuất việc di rời các TYT, CSYT đến gần với các vùng khó khăn hơn nhằm tăng khả năng tiếp cận của người dân [72] hoặc có thể có những chính sách hỗ trợ những người ở xa các CSYT khi họ thăm khám [58].

4.4.2. Các yếu tố nhân khẩu học - Trình độ học vấn

Trong nghiên cứu này, trình độ học vấn có tác động đến số lần khám thai của bà mẹ. Những bà mẹ có trình độ THCS-THPT có số lần khám thai cao hơn 3,3 lần so với bà mẹ có trình độ từ tiểu học trở xuống, bà mẹ có trình độ trên THPT có số lần khám thai cao hơn 2,2 lần. Phụ nữ có tình trạng kinh tế

bình và trên trung bình. Kết quả này cũng tương tự như trong nghiên cứu của Emilia và cộng sự [22], theo đó phụ nữ có học vấn khám thai cao hơn 2,8 lần phụ nữ không có học vấn, phụ nữ dân tộc Kinh khám thai hơn 3,5 lần so với phụ nữ dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc diện nghèo khám thai ít hơn 2,6 lần so với phụ nữ không thuộc nhóm trên. Do đặc điểm huyện Nông Sơn là huyện miền núi đi lại còn nhiều khó khăn, việc khó khăn trong tiếp cận về địa lý cộng với rào cản về ngôn ngữ và học vấn có thể là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ phụ nữ đi khám thai còn thấp.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa trình độ học vấn và tần suất khám thai [73], theo đó phụ nữ có trình độ học vấn thấp thường ít có khả năng tiếp cận được các thông tin về chăm sóc trước sinh dẫn đến tỷ lệ sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh thấp [21], những phụ nữ có học vấn có số lần khám thai cao hơn 2,8 lần so với phụ nữ không có học vấn (tốt nghiệp tiểu học, chưa đi học) [22]. Ngoài ra, phụ nữ có trình độ học vấn thường được khám thai, đỡ đẻ bởi những cán bộ y tế có chuyên môn [73]. Trong nghiên cứu thực hiện tại 8 tỉnh miền Trung năm 2015 của Bùi Thị Thu Hà, những phụ nữ học hết THPT trở lên có số lần khám thai gấp 2,6 lần so với phụ nữ chỉ học hết cấp 2 [55].

Trình độ học vấn tác động trực tiếp đến thu nhập cũng như khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ mang thai. Những phụ nữ có trình độ học vấn tốt thì thường có thu nhập tốt và làm việc ở những vị trí xã hội tốt hơn so với phụ nữ có trình độ học vấn thấp. Đây cũng là một điều hiển nhiên vì việc chăm sóc trước sinh và khám thai thể hiện nhận thức cũng như khả năng đáp ứng về tài chính, xã hội của mỗi cá nhân.

- Dân tộc

Tỷ lệ phụ nữ mang thai khám thai đủ 4 lần trong nhóm phụ nữ dân tộc Kinh cao hơn gấp nhiều lần so với nhóm dân tộc thiểu số với tỷ lệ tương ứng

là 64% và 16%. Mặc dù cỡ mẫu phụ nữ dân tộc thiểu số nhỏ không đủ khẳng định sự khác biệt nhưng đây cũng là một trong những cơ sở cho thấy khoảng cách về sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh giữa phụ nữ dân tộc và phụ nữ người Kinh, điều này cũng tương tự trong một số nghiên cứu [21, 22] và trong báo cáo MICS [58].

Yếu tố dân tộc cũng được nêu nên trong các báo cáo của UNFPA về tiếp cận dịch vụ y tế TYT, theo đó nhóm dân tộc thiểu số có khả năng tiếp cận các dịch vụ so với dân tộc Kinh khoảng 20% [72]. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa dân tộc với tình trạng tử vong mẹ trong khi mang thai xuất phát từ nguyên nhân phụ nữ dân tộc thiểu số có ít cơ hội được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản so với phụ nữ dân tộc Kinh [74], từ đó dẫn đến nguy cơ gặp các biến chứng trong quá trình mang thai. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong mẹ ở phụ nữ dân tộc thiểu số tăng cao xuất phát từ việc phụ nữ dân tộc thiểu số có thói quen sinh đẻ tại nhà và không cần đến sự trợ giúp của cán bộ y tế trong quá trình sinh sản, từ đó dẫn đến tăng nguy cơ tai biến trong quá trình sinh đẻ [22].

Trong nghiên cứu của Goland và cộng sự thực hiện tại Việt Nam năm 2012 cũng chỉ ra rằng. Phụ nữ dân tộc Kinh/Hoa có số lần khám thai cao gấp 3,5 lần so với phụ nữ các dân tộc thiểu số khác sinh sống trong cùng vùng địa lý[22]. Trong nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà thực hiện tại 8 tỉnh miền trung năm 2015 cũng đưa ra kết quả phụ nữ người Kinh có số lần khám thai nhiều hơn 2 lần so với phụ nữ dân tộc thiểu số [55].

Phụ nữ dân tộc thường ít khám thai và sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh hơn phụ nữ dân tộc Kinh có thể xuất phát từ niềm tin của họ khi mang thai, nhiều phong tục tập quán dân tộc cho rằng khi mang thai chỉ cần ăn, uống những thức ăn mang đặc trưng dân tộc mình có thể đảm bảo cho thai

ra, phụ nữ dân tộc thường có trình độ học vấn và điều kiện kinh tế kém hơn, nơi sống xa CSYT hơn so với phụ nữ dân tộc Kinh từ đó dẫn đến khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trước sinh khó khăn hơn.

- Tình trạng kinh tế

Trong nghiên cứu này, những phụ nữ sinh sống trong gia đình có mức sống trên trung bình có tần suất khám thai cao gấp 1,3 lần so với những phụ nữ sinh sống trong gia đình nghèo và cận nghèo. Trong báo cáo của UNFPA, tỷ lệ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em của nhóm phụ nữ thu nhập thấp ít hơn gần 3 lần so với nhóm có thu nhập khá [72]. Nghiên cứu của Goland và cộng sự thực hiện năm 2012 tại Việt Nam cũng chỉ ra mối liên quan giữa tình trạng kinh tế và tần suất sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh, những phụ nữ xuất thân trong các gia đình có điều kiện kinh tế không khó khăn có số lần khám thai nhiều hơn 2,6 lần so với nhóm phụ nữ xuất thân trong gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn [22]. Nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà thực hiện tại 8 tỉnh miền trung năm 2015 cũng chỉ ra rằng phụ nữ trong gia đình có điều kiện kinh tế nghèo sẽ có số lần khám thai ít hơn 4 lần so với nhóm phụ nữ trong gia đình có điều kiện kinh tế trung bình trở lên [55].

Nghèo ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định sử dụng dịch vụ y tế của người dân. Mặc dù người dân khi đi khám thai được miễn hoàn toàn các chi phí, tuy nhiên để tới các CSYT người dân vẫn phải tự bỏ tiền trả cho việc đi lại từ nhà đến CSYT cũng như chi phí ăn ở cho người vận chuyển sản phụ. Tình trạng kinh tế tác động ở nhiều cấp độ đối với việc sử dụng dịch vụ khám thai, việc thiếu điều kiện kinh tế cần thiết có thể ngăn cản người phụ nữ có vị thế cao hơn trong gia đình, xã hội từ đó cả trở phụ nữ trong việc tiếp cận các dịch vụ khám thai [75]. Ngoài ra, điều kiện kinh tế cũng có thể cản trở phụ nữ có thể sử dụng những dịch vụ phải trả phí khi khám thai. Ngoài ra, tình trạng kinh tế

còn gây hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ y tế do phụ nữ có điều kiện kinh tế khó khăn khó có thể chi trả cho những chi phí gián tiếp như đi lại, ăn uống, sinh hoạt khi mang thai từ đó gây khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ chăm sóc thai trong khi mang thai [22]. Do đó, cần có những biện pháp hỗ trợ cụ thể hơn đối với các phụ nữ mang thai trong diện nghèo, cận nghèo bằng cách hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh và một số yếu tố liên quan của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện nông sơn, tỉnh quảng nam năm 2018 (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)