Quy trình thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh và một số yếu tố liên quan của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện nông sơn, tỉnh quảng nam năm 2018 (Trang 31)

Lộc trước sau đó tiếp tục phỏng vấn đến các bà mẹ của các xã Quế Ninh, Quế Phước, Sơn Viên, Quế Trung, Phước Ninh và Quế Lâm cho đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu. Trước khi tiến hành phỏng vấn, đối tượng nghiên cứu đã được cung cấp toàn bộ các thông tin về nghiên cứu, chấp nhận và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. Kết quả của buổi phỏng vấn đã được ghi vào bộ câu hỏi, thứ tự các câu hỏi trong bộ câu hỏi được sắp xếp theo hình thức một buổi trò chuyện nhằm tăng sự tương tác giữa cán bộ phỏng vấn và bà mẹ trong nghiên cứu.

2.8. Biến số, chỉ số

Biến số nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở tổng quan tài liệu từ các nghiên cứu đã thực hiện chủ đề tương tự, quy định của Bộ Y Tế về chương trình chăm sóc sức khỏe BMTE, hướng dẫn của WHO về chăm sóc khi mang thai cũng như những đặc điểm về chăm sóc sức khỏe BMTE tại nông thôn Nam Trung Bộ.

Bảng 2.1. Bảng biến số, chỉ số nghiên cứu

ST T

Tên biến Mô tả biến Phân loại

biến

Công cụ Thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu

1. Tuổi Tuổi dương lịch của ĐTNC tính tại thời điểm tham gia nghiên cứu.

Biến liên tục

Bộ câu hỏi

2. Tuổi kết hôn Tuổi kết hôn của ĐTNC Biến liên tục

Bộ câu hỏi

3. Nghề nghiệp Nghề nghiệp của ĐTNC tại thời điểm tham gia nghiên cứu. Biến danh mục Bộ câu hỏi 4. Trình độ học vấn Trình độ học vấn của ĐTNC tại thời điểm tham gia nghiên cứu.

Biến danh mục

Bộ câu hỏi

5. Tôn giáo Tôn giáo của ĐTNC Biến nhị phân

Bộ câu hỏi

6. Dân tộc Dân tộc của ĐTNC Biến nhị phân

Bộ câu hỏi

7. Số thành viên trong HGĐ

Tổng số người hiện đang sống trong gia đình trong 3 tháng qua (những người ăn cùng mâm, ở cùng nhà) Biến rời rạc Bộ câu hỏi 8. Thu nhập gia đình Thu nhập tháng gần nhất của gia đình (tổng số tiền từ kinh doanh, buôn bán, tặng…)

Biến liên tục

Bộ câu hỏi

Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh của phụ nữ có con dưới 1 tuổi tại huyện Nông Sơn, Quảng Nam.

9. Tần suất sử dụng dịch vụ khám thai

Tần suất sử dụng dịch vụ khám thai của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện Nông Sơn, Quảng Nam

Biến liên tục Bộ câu hỏi 10. Tần suất sử dụng dịch vụ tiêm phòng uốn ván Tần suất sử dụng dịch vụ tiêm phòng uốn ván của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện Nông Sơn, Quảng Nam Biến liên tục Bộ câu hỏi 11. Tần suất sử dụng dịch vụ uổng bổ sung vitamin A Tần suất sử dụng dịch vụ uống bổ sung vitamin A của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện Nông Sơn, Quảng Nam

Biến liên tục

Bộ câu hỏi

uổng bổ sung viên sắt

bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện Nông Sơn, Quảng Nam

13. Tư vấn chế độ ăn,thói quen sinh hoạt, làm việc

Các nội dung được tư vấn về chế độ ăn, sinh hoạt, làm việc khi đi khám thai của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại Nông Sơn, Quảng Nam.

Biến nhị phân

Bộ câu hỏi

Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ CSTS của phụ nữ có con dưới 1 tuổi tại huyện Nông Sơn, Quảng Nam

14. Khả năng tiếp cận thông tin về chăm sóc trước sinh

Khả năng tiếp cận thông tin và nguồn thông tin về chăm sóc trước sinh của bà mẹ có con dưới 1 tuổi

Biến phân loại Bộ câu hỏi 15. Phương pháp sinh

Phương pháp dự kiến sinh con hiện tại của đối tượng

Biến phân loại

Bộ câu hỏi

16. Có thẻ BHYT Tình trạng đăng ký tham gia BHYT của thai phụ

Biến nhị phân Bộ câu hỏi 17. Khoảng cách từ nhà tới CSYT gần nhất

Thời gian di chuyển bằng phương tiện sẵn có từ nhà đến CSYT gần nhất Biến liên tục Bộ câu hỏi 18. Nơi cung cấp các dịch vụ CSTS cho bà mẹ CSYT nơi bà mẹ nhận được các dịch vụ CSTS như tiêm phòng uốn ván, bổ sung viên sắt, vitamin A

Biến phân loại

Bộ câu hỏi

thai tính cả lần mang thai vừa rồi

rạc hỏi

20. Nhận biết

được tuần thai của bà mẹ

Bà mẹ biết được thai đang ở tuần thứ mấy ở lần mang thai vừa rồi

Biến định danh

Bộ câu hỏi

21. Có kế hoạch sinh với sự tư vấn của NVYT

Có thực hành về việc lên kế hoạch sinh bao gồm ngày sinh dự kiến, nơi sinh cho lần mang thai vừa rồi do có sự tư vấn của NVYT Biến định danh Bộ câu hỏi 22. Tiền sử tai biến thai sản

Thai phụ có tiền sử tai biến trong các lần mang thai trước hay không

Biến phân loại Bộ câu hỏi 23. Hình thức sinh trong lần mang thai trước đó

Nếu lần sinh này >=2 thì lần sinh trước đó bà mẹ sinh bằng phương pháp đẻ thường hay mổ Biến phân loại Bộ câu hỏi 24. Thái độ về CSTS

Thái độ của bà mẹ với việc sử dụng dịch vụ CSTS Biến phân loại Bộ câu hỏi 2.9. Xử lý, phân tích số liệu

Số liệu được nhập vào phần mềm Epidata 3.1 và phân tích trên phần mềm stata 13.0. Trước khi đưa vào phân tích, số liệu được xử lý nhằm kiểm tra lại các giá trị bất thường của bộ số liệu. Các phân tích gồm có phân tích mô tả, các mối liên quan giữa số lần khám thai, tần suất sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh và các yếu tố liên quan.

- Mô tả tần suất khám thai của đối tượng tham gia nghiên cứu

- Mô tả thực trạng sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh của đối tượng tham gia nghiên cứu.

- Phân tích mối liên quan giữa các yếu tố liên quan với tần suất khám thai bằng kiểm định chi-test.

- Phân tích mối liên quan giữa các yếu tố liên quan với thực trạng sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh bằng kiểm định chi-test.

2.10. Sai số và biện pháp khắc phục

Loại sai số Biện pháp khắc phục

Sai số chọn mẫu + Các đối tượng nghiên cứu phân bố đều theo các xã trong địa bàn huyện.

+ Toàn bộ các bà mẹ được tiếp cận thông qua danh sách quản lý thai của TYT xã và được tiếp cận lại nếu không gặp lần đầu.

Sai số do bộ câu hỏi

+ Thiết kế bộ câu hỏi dễ hiểu.

+ Tiến hành điều tra thử nghiệm bộ câu hỏi trước khi điều tra thu thập số liệu chính thức.

+ Giải thích kỹ cho đối tượng trước khi phỏng vấn

+ Kiểm tra lại thông tin sau khi đối tượng trả lời phỏng vấn

Sai số nhớ lại Chỉ chọn các bà mẹ có con dưới 1 tuổi và hỏi về khám thai và sử dụng dịch vụ CSTS trong lần sinh vừa rồi. Sai số nhập liệu + 10% số phiếu đã được kiểm tra lại để đảm bảo tính

chính xác của số liệu.

2.11. Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu được thông qua bởi hội đồng thông qua đề cương của Trường đại học Y Hà Nội và đồng thời được sự cho phép của ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nông Sơn.

Để đảm bảo tính đạo đức trong nghiên cứu, tất cả người tham gia nghiên cứu đều được thông báo, giải thích mục đích, nội dung của nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Mọi thông tin được mã hóa và nhập vào bộ số liệu và toàn bộ thông tin cá nhân đã được giữ bí mật.

Kết quả của nghiên cứu cũng hoàn toàn thuần túy phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu không bao hàm các can thiệp y học đến đối tượng nghiên cứu. Các thông tin mà đối tượng nghiên cứu chia sẻ được mã hóa và loại bỏ danh tính trước khi được công bố nhằm bảo tính riêng tư của các đối tượng nghiên cứu.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018, chúng tôi tiến hành khảo sát việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh của phụ nữ có con dưới 1 tuổi của huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Kết quả của nghiên cứu được thể hiện qua các bảng, biểu đồ dưới đây.

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=347)

Thông tin chung n %

Tỷ lệ đồng ý trả lời phỏng vấn 347 95%

Tỷ lệ từ chối phỏng vấn, không tiếp cận được 15 5%

Tuổi Điểm trung bình ± độ lệch chuẩn 31,3 ± 7,0

<18 3 0,9

19-24 47 13,5

25-35 212 61,1

>=36 85 24,5

Tổng 347 100

Tuổi kết hôn Điểm trung bình ± độ lệch chuẩn 22,6 ± 6,0

< 18 51 14,7 >= 18 296 85,3 Tổng 347 100 Dân tộc Thiểu số 50 16 Kinh 264 84 Tổng 314 100 Tình trạng kinh tế

Nghèo & cận nghèo 38 15,2

Trung bình & trên trung bình 212 84,8

Tổng 250 100 Thu nhập 1 (đơn vị: nghìn đồng) Trung bình thu nhập hằng tháng 2750 nghìn đồng TN thấp (<=1.005) 38 16,0 TN trung bình thấp (1.006-3.955) 148 78,5 TN trung bình cao (3.956- 12.235) 51 21,5 TN cao (>12.236) 0 0 Tổng 237 100

Trình độ học vấn Tiểu học 39 11,3

THCS 59 17,0

THPT 141 40,6

Trung cấp, cao đẳng, đại học 108 31,1

Tổng 347 100

Nhận xét:

Tổng số có 347 bà mẹ có con dưới một tuổi được phỏng vấn với độ tuổi trung bình là 31,3 tuổi với phần lớn phụ nữ có con dưới một tuổi nằm trong nhóm tuổi từ 25-36. Tuổi kết hôn trung bình của đối tượng nghiên cứu là 22,6 tuổi, có 51 phụ nữ kết hôn dưới 18 tuổi chiếm 14,7% và 296 phụ nữ kết hôn trên 18 tuổi chiếm 85,3%. Khoảng 84% các đối tượng nghiên cứu là người Kinh, 16% các đối tượng nghiên cứu là người dân tộc thiểu số.

Tỷ lệ nghèo của hộ gia đình của các đối tượng nghiên cứu là 15,2% tính theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ gia đình với mức thu nhập dưới 1,005 triệu/1 tháng. Về trình độ học vấn, 71,7 % các bà mẹ tham gia nghiên cứu học hết THPT, 17% các đối tượng nghiên cứu tốt nghiệp trình độ THCS và 11,3% các đối tượng nghiên cứu chỉ học hết tiểu học.

Bảng 3.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=347)

Thông tin chung n %

Nghề nghiệp Nông dân 28 8,1

Lao động phổ thông 92 26,6

Công chức, viên chức 135 39,0

Buôn bán 36 10,4

Thất nghiệp/ sinh viên 5 1,5

Nội trợ 50 14,5

Tổng 346 100

Số thành viên HGĐ Dưới 2 thành viên 19 5,5

Từ 2 tới 4 thành viên 232 66,9

Trên 4 thành viên 96 27,6

Tổng 347 100

Phân loại HGĐ Sống với chồng con 24 6,9

Sống cùng gia đình bố mẹ đẻ 122 35,2

BHYT Có 282 91

Không 28 8

Tổng 310 100

Thời gian từ nhà tới CSYT gần nhất.

Điểm trung bình ± độ lệch chuẩn: 23,1±27,5

<=15 phút 205 59,1

15- 30 phút 56 16,1

>30 phút 86 24,8

Tổng 347 100

Nhận xét:

Chủ yếu các đối tượng nghiên cứu làm lao động phổ thông hoặc làm công chức chiếm tỷ lệ 65% tổng số đối tượng nghiên cứu, Phần lớn các đối tượng nghiên cứu sinh sống trong gia đình từ 2-4 người.

Đa phần các đối tượng nghiên cứu sinh sống cùng gia đình của bố mẹ chồng (57,9%), 91% số bà mẹ trong nghiên cứu này có BHYT, số lần mang thai trung bình là 1,9 lần. Thời gian trung bình từ nhà tới CSYT của các đối tượng nghiên cứu là 23,1 phút với 59% các đối tượng nghiên cứu có thể tiếp cận TYT trong thời gian dưới 15 phút, 16,1% đối tượng nghiên cứu có thể tiếp cận trong khoảng thời gian từ 15-30 phút và 24,8% các đối tượng nghiên cứu phải mất trên 30 phút để tiếp cận được TYT.

Bảng 3.3. Mô tả tình trạng sức khỏe của đối tượng nghiên cứu (n=347)

Tên biến Số lượng Tỷ lệ

Số lần mang thai (tính cả lần mang thai vừa rồi)

Điểm trung bình ± độ lệch chuẩn: 1,9±0,8

1 lần 113 33,2

2 lần 160 47,1

>2 lần 67 19,7

Tổng 340 100

Phương pháp sinh của lần sinh vừa rồi

Sinh thường 249 73,2

Sinh mổ 91 26,8

Tổng 340 100

Tiểu đường thai kỳ

Có 14 4,1

Tổng 341 100

Cao huyết áp thai kỳ

Có 36 11,0

Không 290 89,0

Tổng 326 100

Tiền sử sảy thai (tính cả lần sinh vừa rồi)

Có 11 3,4

Không 312 96,6

Tổng 323 100

Dọa sảy thai ở lần mang thai vừa rồi

Có 12 3,7

Không 315 96,3

Tổng 327 100

Có VĐSK trong quá trình mang thai ở lần sinh vừa rồi

Có 9 2,8

Không 316 97,2

Tổng 325 100

Nhận xét:

Số lần mang thai trung bình tính cả lần mang thai vừa rồi của ĐTNC là 1,9 lần trong số đó 47,1% ĐTNC có số lần mang thai 2 lần, 33,2% ĐTNC có số lần mang thai 1 lần. Về phương pháp sinh tính cả số lần sinh vừa rồi, 73,2% ĐTNC sinh thường, 26,8% sinh bằng phương pháp mổ. Trong 341 ĐTNC, có 14 ĐTNC có biểu hiện tiểu đường thai kỳ, 11% số ĐTNC có biểu hiện cao huyết áp thai kỳ, 3,4% ĐTNC có tiền sử sảy thai. Trong lần mang thai vừa rồi, 12 ĐTNC chiếm 3,7% có biểu hiện dọa sảy thai ở lần mang thai vừa rồi, 9 ĐTNC chiếm 2,8% có vấn đề sức khỏe trong quá trình mang thai vừa rồi.

Bảng 3.4. Mô tả đặc điểm của lần mang thai vừa rồi của bà mẹ (n=347)

Tên biến Số lượng Tỷ lệ

Có kế hoạch 233 70,4

Không có kế hoạch 98 29,6

Tổng 331 100

Lý do vẫn có thai khi không có KH mang thai

Thất bại mặc dù đã dùng BPTT 33 10,0

Bị thuyết phục bởi các thành viên trong gia đình

23 6,9

Do muốn sinh con trai 16 4,8

Do không biết các BPTT 14 4,2

Khác 12 3,6

Tổng 98 29,6

Biết được thời gian dự kiến sinh

Có 247 73,1

Không 91 26,9

Tổng 338 100

Nhận xét:

Trong tổng số phụ nữ tham gia nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ có kế hoạch mang thai chiếm 70,4%, 33 phụ nữ có thai do thất bại mặc dù đã dung biện pháp tránh thai chiếm 9,5% tổng số phụ nữ mang thai, 23 phụ nữ mang thai do thuyết phục bởi các thành viên trong gia đình chiếm 6,6%, 16 phụ nữ do muốn sinh con trai mặc dù chưa có kế hoạch sinh chiếm 4,6%, 14 phụ nữ có thai do không biết đến các biện pháp tránh thai và 12 phụ nữ vì các lý do khác. Trong tổng số phụ nữ tham gia nghiên cứu, 247 phụ nữ chiếm 73,1% biết được thời gian sinh của mình,91 phụ nữ chiếm 26,9% chưa biết đọc thời gian dự kiến sinh của mình.

3.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh

Bảng 3.5. Mô tả thực trạng khám, sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh (n=347)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ

Tiêu chuẩn cũ của BYT năm 2008

Đi khám đủ 3 lần 309 89,3

Chưa đi khám đủ 3 lần 38 10,7

Tổng 347 100

Tiêu chuẩn mới của BYT năm 2016

Đi khám đủ 4 lần 203 58,5

Chưa đi khám đủ 4 lần 144 41,5

Tổng 347 100

Thăm hỏi, khám lâm sàng23

Được thăm khám lâm sàng đủ 141 43,8

Chưa được thăm khám lâm sàng đủ 181 56,2

Tổng 322 100 Số lần siêu âm 1-3 lần 165 50,6 Trên 3 lần 187 49,4 Tổng 352 100 Nhận xét:

Trong tổng số bà mẹ tham gia nghiên cứu 89,3% số bà mẹ khám thai đủ 3 lần theo tiêu chuẩn cũ của Bộ Y tế tuy nhiên chỉ có 58,5% số bà mẹ khám thai đủ 4 lần theo tiêu chuẩn của WHO và BYT về số lần khám thai tối thiểu của mỗi thai phụ, tỷ lệ bà mẹ siêu âm trên 3 lần là 49,4%.

Bảng 3.6. Mô tả tần suất, địa điểm sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh Tên dịch vụ y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh và một số yếu tố liên quan của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện nông sơn, tỉnh quảng nam năm 2018 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)