Hoạt động bán nợ và định giá khoản nợ

Một phần của tài liệu 0667 hoạt động định giá khoản nợ phục vụ hoạt động bán nợ tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 42)

1.1.2.1. Quy định về hoạt động mua bán nợ của TCTD

Điều kiện khoản nợ được mua bán: Các khoản nợ được mua, bán phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Hồ sơ, chứng từ và các tài liệu có liên quan của khoản nợ được mua, bán, hợp đồng bảo đảm (nếu có) do bên bán nợ cung cấp phải phản ánh đầy đủ, chính xác thực trạng khoản nợ theo đúng quy định của pháp luật.

- Khoản nợ không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua, bán nợ trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán nợ.

Ta có thể thấy, những quy định trên nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Hồ sơ, tài liệu bán nợ phải được cung cấp đầy đủ, phản ánh chính xác thực trạng khoản nợ, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên mua nợ. Để bên mua hiểu rõ được khoản nợ, từ đó đưa ra quyết định mua nợ, giá mua, tránh lựa chọn sai lệch do bất cân xứng thông tin. Điều kiện không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua bán khoản nợ đảm bảo quyền lợi của khách hàng vay, tránh bị những áp lực ngoài mong muốn từ chủ nợ mới. Và điều kiện cuối cùng, đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba liên quan đến khoản nợ mà lợi ích bị ảnh hưởng bởi việc mua bán nợ, cụ thể là bên nhận bảo đảm bằng khoản nợ.

Phương thức mua bán nợ: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định lựa chọn một trong các phương thức mua, bán nợ sau:

- Thỏa thuận: thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán nợ và bên mua nợ hoặc gián tiếp thông qua bên môi giới. Ưu điểm của phương phức này là ngân hàng chủ động trong việc bán nợ, các bên được đàm phán giá cả, dễ đi đến thống nhất, giao dịch mua bán diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Nhược điểm của phương thức này là tính công khai minh bạch chưa cao, cán bộ thực hiện dễ gặp rủi ro về pháp lý, ngân hàng phải tìm được đối tác có nhu cầu mua nợ.

- Đấu giá: bên bán nợ thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp theo định của pháp luật về bán đấu giá tài sản hoặc tự tổ chức bán đấu giá khoản nợ. Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo được tính công khai minh bạch, giảm thiểu rủi ro pháp lý, công việc rao bán nợ được thực hiện bởi tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, bên bán nợ bán được giá cao nhất trên thị

trường. Nhược điểm của phương pháp này là tốn chi phí thuê tổ chức bán đấu giá, việc bán đấu giá kéo dài.

Định giá khoản nợ: Việc xác định giá mua, bán nợ đối với mua, bán nợ theo phương thức thỏa thuận, giá khởi điểm đối với mua, bán nợ theo phương thức bán đấu giá được thực hiện như sau:

- Giá mua, bán nợ, giá khởi điểm được xác định trên cơ sở giá trị ghi sổ khoản nợ, khoản lãi mà bên nợ sẽ phải trả trong tương lai, phân loại nhóm khả năng thu hồi của khoản nợ và giá trị tài sản bảo đảm (nếu có). Trong đó, giá trị ghi sổ khoản nợ, khoản lãi mà bên nợ sẽ phải trả trong tương lai dùng để xác định giá bán nợ tối đa; phân loại nhóm khả năng thu hồi của khoản nợ và giá trị tài sản bảo đảm (nếu có) dùng để xác định giá bán nợ tối thiểu của khoản nợ.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá thực hiện định giá mua, bán nợ đối với mua bán nợ theo phương thức thỏa thuận, giá khởi điểm đối với mua, bán nợ phương thức bán đấu giá để Hội đồng mua, bán nợ quyết định.

1.1.2.2. Ưu nhược điểm của phương pháp bán nợ

Ưu điểm:

- Đối với các TCTD: Đầu tiên là việc thu hồi vốn nhanh, thay vì chờ doanh nghiệp duy trì, cơ cấu hoạt động, tạo nguồn để trả nợ ngân hàng dần hoặc xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện phá sản, thường tốn khá nhiều thời gian, TCTD sẽ nhận được tiền ngay sau khi bán nợ. Thứ hai, việc xử lý nhanh sẽ giúp TCTD tiết kiệm được nhân lực vào hoạt động xử lý nợ, tập trung vào các hoạt động kinh doanh khác. Thứ ba, sau khi bán nợ, khoản nợ sẽ được xuất toán, bảng cân đối kế toán của TCTD sẽ “đẹp” hơn, góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín.

- Đối với khách hàng nợ xấu: Những khách hàng là doanh nghiệp có khả năng tái cơ cấu thuờng sẽ đuợc chủ nợ mới xem xét hỗ trợ tái cấu trúc lại doanh nghiệp (cả về nguồn vốn, nhân lực và kinh nghiệm), từ đó phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Đối với nền kinh tế: Tận dụng đuợc nguồn lực từ các thành phần khác trong nền kinh tế để góp phần giải quyết nợ xấu của các TCTD. Dòng tiền đuợc khơi thông, tiếp tục đi đến các chủ thể có nhu cầu vốn khác, góp phần phát triển kinh tế. Các khách hàng nợ xấu đuợc tái cấu trúc, trở lại hoạt động kinh doanh, giảm áp lực thất nghiệp, đóng góp trở lại cho nền kinh tế.

Nhuợc điểm:

- Thị truờng mua bán nợ hạn chế, thiếu tính cạnh tranh, việc tìm kiếm nguời mua nợ khó khăn. Nhu cầu bán nợ của các TCTD là rất lớn với 49 ngân hàng và 26 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trong khi đó đối tuợng tham gia mua nợ hạn hẹp, chủ yếu tập trung tại hai tổ chức là DATC và VAMC và nguồn vốn của hai tổ chức này cũng hạn hẹp.

- Hành lang pháp lý cho hoạt động bán nợ còn chua hoàn thiện, dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý khi thực hiện bán nợ. Ngoài ra, việc xử lý, chuyển nhuợng TSBĐ còn khó khăn, không hấp dẫn nguời mua nợ.

1.1.2.3. Cơ sở giá trị của định giá

Theo tài liệu đào tạo bồi duỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá của Cục quản lý giá - Bộ tài chính năm 2017, giá trị tài sản đuợc hiểu là biểu hiện bằng tiền về những lợi ích mà tài sản mang lại cho chủ thể nào đó tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

Bốn yếu tố tạo nên và duy trì giá trị của tài sản trong nền kinh tế thị truờng là: tính hữu ích, nhu cầu, tính khan hiếm và nguồn cung. Thiếu một trong 4 yếu tố đó thì giá trị thị truờng của một tài sản không tồn tại, bốn yếu tố này luôn gắn bó với nhau, tạo ra giá trị của tài sản.

Giá trị có thể thay đổi theo thời gian, địa điểm, và giá trị của một tài sản có thể khác nhau vơi các cá nhân, tổ chức khác nhau. Đối với tài sản tiêu dùng, giá trị cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào công dụng/tính hữu ích của tài sản. Còn đối với tài sản để đầu tu, giá trị cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập mang lại cho chủ đầu tu. Thu nhập là số tiền mà chủ đầu tu nhận đuợc từ việc khi đầu tu sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến việc đầu tu đó. Vì vây, doanh thu và chi phí quyết định đến thu nhập của hoạt động đầu tu tài sản. Việc chuyển hóa thu nhập thành giá trị tài sản gọi là vốn hóa thu nhập. Giá trị tài sản tỷ lệ thuận với thu nhập mang lại từ tài sản, thu nhập càng cao thì giá trị tài sản càng cao và nguợc lại.

Cơ sở giá trị cho hoạt động định giá gồm 2 cơ sở: Cơ sở giá trị thị truờng và cơ sở giá trị phi thị truờng.

Cơ sở giá trị thị truờng: Theo tiêu chuẩn số 1 - Cơ sở giá trị thị truờng của định giá trong tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế năm 2013 của ủy ban Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế: Giá thị truờng là số tiền uớc tính của tài sản, có thể trao đổi vào ngày định giá, giữa một bên là nguời mua sẵn sàng mua với một bên là nguời bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch khách quan độc lập, sau quá trình tiếp thị thích hợp, các bên tham gia đều hành động một cách hiểu biết, thận trọng và không chịu bất cứ một áp lực nào. Theo tiêu chuẩn định giá số 1 của Việt Nam: Giá trị thị truờng là mức giá uớc tính của tài sản tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, giữa một bên là nguời mua sẵn sàng mua và một bên là nguời bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch khách quan, độc lập, có đủ thông tin, các bên tham gia hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc. Nhu vậy, quan điểm về giá trị thị truờng của quốc tế và Việt Nam về cơ bản là thống nhất, giống nhau.

Cơ sở giá trị phi thị truờng: Phần lớn hoạt động định giá, thẩm định giá hiện nay đều dựa trên cơ sở giá trị thị truờng của tài sản, tuy nhiên vẫn có

những loại tài sản chuyên dùng không có giao dịch phổ biến trên thị trường; mục đích định giá riêng biệt, đòi hỏi việc ước tính giá trị tài sản phải căn cứ chủ yếu vào công dụng kinh tế, đặc tính kỹ thuật, hoặc các chức năng của tài sản hơn là khả năng được mua bán trên thị trường của tài sản đó; hoặc trong trường hợp thị trường tài sản chịu sự tác động của yếu tố đầu cơ, hay yếu tố giảm phát, siêu lạm phát, thì việc định giá không thể dựa trên cơ sở giá trị thị trường mà phải dựa trên cơ sở giá trị phi thị trường. Các loại giá trị phi thị trường [14]:

- Giá trị tài sản bắt buộc phải bán là tổng số tiền thu về từ bán tài sản trong điều kiện thời gian giao dịch để bán tài sản quá ngắn so với thời gian bình thường cần có để thực hiện giao dịch mua bán theo giá trị thị trường, người bán chưa sẵn sàng bán hoặc bán không tự nguyện. Giá cả trong những cuộc mua bán tài sản như vậy gọi là giá trị tài sản bắt buộc phải bán, không phản ánh giá trị thị trường.

- Giá trị đặc biệt là giá trị của tài sản có những đặc tính đặc biệt chỉ thu hút sự quan tâm của những người mua đặc biệt hoặc người sử dụng đặc biệt. Giá trị đặc biệt có thể được hình thành do vị trí, tính chất, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, yếu tố pháp lý và các yếu tố đặc biệt khác của tài sản. Giá trị đặc biệt bao gồm: Giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng, giá trị tài sản có thị trường hạn chế, giá trị tài sản chuyên dùng và giá trị đặc biệt khác.

- Giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng là giá trị phi thị trường được xem xét từ giác độ một người sử dụng riêng biệt tài sản vào một mục đích riêng biệt, do đó không liên quan đến thị trường. Khi tiến hành thẩm định giá loại tài sản này, thẩm định viên tập trung chủ yếu vào khía cạnh tham gia, đóng góp của tài sản vào hoạt động của một dây chuyền sản xuất, một doanh nghiệp, hoặc một tài sản khác không xét đến khía cạnh giá trị sử dụng tốt

nhất, tối ưu của tài sản hoặc số tiền có thể có từ việc bán tài sản đó trên thị trường.

- Giá trị tài sản có thị trường hạn chế là giá trị của tài sản do tính đơn chiếc, hoặc do những điều kiện của thị trường, hoặc do những nhân tố khác tác động làm cho tài sản này ít có khách hàng tìm mua, tại một thời điểm nào đó. Đặc điểm quan trọng cần phân biệt của tài sản này không phải là không có khả năng bán được trên thị trường công khai mà để bán được đòi hỏi một quá trình tiếp thị lâu dài hơn, tốn nhiều chi phí và thời gian hơn so với những tài sản khác.

- Giá trị đầu tư là giá trị của một tài sản đối với nhà đầu tư theo những mục tiêu đầu tư đã xác định. Giá trị đầu tư là khái niệm có tính chủ quan liên quan đến những tài sản cụ thể đối với một nhà đầu tư riêng biệt với những mục tiêu và/hoặc tiêu chí đầu tư xác định. Sự khác biệt giữa giá trị đầu tư và giá trị thị trường của một tài sản là động lực để nhà đầu tư tham gia vào thị trường.

- Giá trị để tính thuế là giá trị dựa trên các quy định của luật pháp liên quan đến việc đánh giá giá trị tài sản để tính khoản thuế phải nộp.

1.1.2.4. Các cách tiếp cận trong định giá

Theo tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản của Việt Nam, có ba cách tiếp cận để xác định giá trị của tài sản, đó là: cách tiếp cận từ thị trường; cách tiếp cận từ chi phí; cách tiếp cận từ thu nhập.

Cách tiếp cận từ thị trường là cách thức xác định giá trị của tài sản thẩm định giá thông qua việc so sánh tài sản thẩm định giá với các tài sản giống hệt hoặc tương tự đã có các thông tin về giá trên thị trường. Định giá theo phương pháp so sánh sử dụng cách tiếp cận này. Cách tiếp cận từ thị trường có thể được sử dụng để xác định giá trị tài sản theo cơ sở giá trị thị trường hoặc cơ sở giá trị giá trị phi thị trường. Để xác định giá trị thị trường, việc áp dụng

cách tiếp cận từ thị trường cần phản ánh được quan điểm của các đối tượng thông thường tham gia thị trường, căn cứ vào mức giá giao dịch của các tài sản so sánh sau khi đã điều chỉnh mức độ tác động đến giá của các yếu tố khác biệt. Giá trị tài sản định giá cần được ước lượng, đánh giá trên cơ sở nhu cầu của đối tượng thông thường tham gia thị trường của tài sản, không dựa trên các đặc điểm đặc biệt chỉ có giá trị đối với một số cá biệt đối tượng tham gia thị trường của tài sản. Để xác định giá trị phi thị trường, việc xác định giá trị tài sản cần dựa trên cơ sở các đặc điểm đặc biệt của tài sản thẩm định, nhóm người mua cá biệt có nhu cầu sử dụng các đặc điểm đặc biệt đó của tài sản. Từ đó khảo sát các giá giao dịch của các tài sản so sánh có các đặc điểm đặc biệt tương tự với đối tượng tham gia thị trường là các khách hàng cá biệt, có nhu cầu sử dụng các đặc điểm đặc biệt của tài sản định giá.

Cách tiếp cận từ chi phí là cách thức xác định giá trị của tài sản thẩm định giá thông qua chi phí tạo ra một tài sản có chức năng, công dụng giống hệt hoặc tương tự với tài sản thẩm định giá và hao mòn của tài sản thẩm định giá. Cách tiếp cận từ chi phí được sử dụng trong phương pháp chi phí khi xác định giá trị tài sản và phương pháp tài sản trong định giá doanh nghiệp. Cách tiếp cận từ chi phí có thể sử dụng cơ sở giá trị thị trường hoặc cơ sở giá trị phi thị trường khi định giá. Để xác định giá trị thị trường, cách tiếp cận từ chi phí phải phản ánh được quan điểm của đối tượng thông thường. Cụ thể: chi phí thay thế, mức độ hữu dụng mong muốn đối với tài sản, giá trị hao mòn của tài sản, ... cần được đánh giá trên cơ sở khảo sát thị trường, tìm hiểu quan điểm, nhu cầu và tình hình tài chính của những người tham gia thị trường. Để xác định giá trị phi thị trường, việc áp dụng cách tiếp cận chi phí cần phản ánh được các đặc điểm đặc thù của đối tượng sử dụng đặc điểm đặc biệt hoặc tính năng sử dụng đặc biệt của tài sản định giá.

Cách tiếp cận từ thu nhập là cách thức xác định giá trị của tài sản thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tuơng lai có đuợc từ tài sản về giá trị hiện

Một phần của tài liệu 0667 hoạt động định giá khoản nợ phục vụ hoạt động bán nợ tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w