2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 6 tháng 5 năm 1951, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ: phát hành giấy bạc, quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với thực dân Pháp. Sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, việc thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ thương mại... với các nước được đặt ra. Vì vậy, ngày 20/01/1955 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 443/TTg thành lập Sở Quản lý ngoại hối thuộc Ngân hàng quốc gia Việt Nam nhằm tham mưu cho chính phủ về công tác quản lý ngoại tệ, vàng bạc, thực hiện thanh toán mậu dịch, phi mậu dịch giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Tiếp đó, ngày 26/10/1961 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 171/CP về việc đổi tên Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó Sở Quản lý ngoại hối cũng được đổi tên thành Cục Ngoại hối. Đây là bước phát triển, tạo tiền đề thành lập ngân hàng chuyên doanh và nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại sau này.
Ngày 30 tháng 10 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 115/CP về việc thành lập Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với nhiệm vụ trọng tâm là cho vay ngoại thương, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế; Tham gia quản lý ngoại hối, góp phần bảo vệ tiền tệ và tài sản nhà nước, tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị và giao lưu văn hóa với nước ngoài để cho phù hợp với tập quán quốc tế về hoạt động ngân hàng đối ngoại. Và đến ngày 01/4/1963, sau một thời gian chuẩn bị, Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.
Trong giai đoạn 1963 - 1975, thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao là một ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường Miền Nam. Hoàn thành xuất sắc sứ mệnh mà Chính phủ, ngành Ngân hàng giao cho, vừa đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế của hậu phương miền Bắc, vừa làm trọn nhiệm vụ cung ứng ngoại tệ cho chiến trường miền Nam, đóng góp to lớn vào công cuộc giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước mà tiêu biểu là hoạt động của B29. Để tiếp nhận nguồn vốn viện trợ ngoại tệ, tháng 4/1965 theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt với bí danh B29 tại Vietcombank. Ra đời với một cơ cấu tổ chức rất gọn nhẹ, B29 hoạt động đơn tuyến và bảo mật đến mức tối đa được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Thường vụ Trung ương Cục Miền Nam. Với trên 10 người hoạt động trong thời gian 10 năm, Quỹ Ngoại tệ đặc biệt B29 đã tham gia vận chuyển và chuyển khoản một lượng lớn ngoại tệ, chi viện cho chiến trường miền Nam. Đây là một chiến công thầm lặng trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có vinh dự được tham gia, tiếp thêm nguồn viện trợ cho chiến trường góp phần đưa đất nước giành được độc lập thống nhất.
Trong giai đoạn 1976 -1990, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã trở thành ngân hàng đối ngoại duy nhất của Việt Nam trên cả 3 phương diện: nắm giữ ngoại hối của quốc gia, thanh toán quốc tế, cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu. Sau 1975, Vietcombank tiếp quản hệ thống ngân hàng của chế độ cũ, tham gia đàm phán giảm, hoãn thành công nợ Nhà nước tại Câu lạc bộ Paris, London. Trong điều kiện bị bao vây cấm vận kinh tế, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiếp tục nhận viện trợ, tìm kiếm các nguồn vay ngoại tệ, đẩy
mạnh thanh toán quốc tế để phục vụ sự nghiệp khôi phục đất nước sau chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Giai đoạn 1990-2012: theo đề án đổi mới hoạt động ngân hàng được Hội đồng Bộ trưởng thông qua năm 1990, Ngân hàng Ngoại thương trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh doanh trong lĩnh vực đối ngoại. Trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn do sự bao vây cấm vận, Ngân hàng Thương mại Ngoại thương Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò ngân hàng đối ngoại duy nhất thay mặt quốc gia hoạt động trên thị trường tiền tệ, thị trường tài chính quốc tế, tham gia cùng Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đàm phán giảm xử lý thành công công nợ Nhà nước tại Câu lạc bộ Paris và nợ thương mại tại Câu lạc bộ London, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn khủng hoảng, từng bước ổn định. Năm 2007, Ngân hàng thương mại Ngoại thương Việt Nam đã tiên phong cổ phần hóa trong ngành ngân hàng và thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, mang lại cho ngân sách Nhà nước nguồn thu từ thặng dư từ IPO lên tới gần 10 nghìn tỷ đồng. Ngày 02/06/2008, Ngân hàng thương mại Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần. Ngày 30/6/2009, chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã VCB. Tháng 09/2011, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank.
Giai đoạn 2013 đến nay: đây là giai đoạn ghi nhận dấu ấn chuyển mình, bứt phá ngoạn mục của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam khi đã có sự tăng trưởng ấn tượng về quy mô và hiệu quả kinh doanh. Quy mô, tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ, tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay và đầu tư tăng trưởng cao. Cùng với đó, Vietcombank đã vừa tập trung triển khai hiệu quả Đề án tái cơ cấu theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, vừa triển khai đồng bộ, có hiệu quả nhiều dự án nâng cao năng lực quản trị, hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nền tảng vững
chắc cho một giai đoạn phát triển mới và hội nhập quốc tế. Năm 2017, hoạt động kinh doanh của Vietcombank tiếp tục tạo nên nhiều dấu mốc mới. Tổng tài sản tăng trưởng mạnh mẽ và đã vượt qua mốc 1 triệu tỷ đồng, về đích trước 2 năm so với đề án tái cơ cấu, là ngân hàng đầu tiên chinh phục đỉnh cao lợi nhuận trên 10 nghìn tỷ đồng, đạt 11.300 tỷ đồng. Nợ xấu được kiểm soát một cách thực chất sau khi đã xử lý thành công toàn bộ nợ xấu tại VAMC trước đó, đưa nợ xấu nội bảng về mức 1,1%, là mức thấp nhất so với các TCTD lớn tại Việt Nam. Đến năm 2018, Vietcombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công nhận đáp ứng các chuẩn mực an toàn theo Basel II, được áp dụng Thông tư 41 sớm hơn 1 năm so với yêu cầu, bước đầu thực hiện quản trị rủi ro một cách toàn diện theo chuẩn mực quốc tế thông qua triển khai Hiệp ước vốn Basel. Năm 2019, với nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động của Vietcombank tiếp tục bứt phá ấn tượng, lập kỷ lục mới, trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên đạt mốc lợi nhuận 1 tỷ USD và nằm trong Top 200 tổ chức tài chính ngân hàng có lợi nhuận cao nhất toàn cầu, tiếp tục là ngân hàng có mức vốn hóa cao nhất thị trường, chạm mốc 14 tỷ USD. Ngoài ra, trong giai đoạn này uy tín, hình ảnh, thương hiệu của Vietcombank cũng được nâng cao mạnh mẽ ở trong nước và quốc tế với những đánh giá nổi bật như: Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody„s đánh giá Vietcombank là ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất; The Asian Banker đánh giá Vietcombank có khả năng sinh lời cao nhất; Forbes xếp hạng Vietcombank là ngân hàng có thị giá lớn nhất; Vietcombank cũng là ngân hàng nộp thuế doanh nghiệp lớn nhất; Vietcombank là đơn vị ngân hàng duy nhất có mặt trong Top 10 và giữ vị trí dẫn đầu danh sách trong khối ngân hàng về doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam theo đánh giá của Anphabe và Nielsen.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức