NỘI DUNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ KHOẢN NỢ

Một phần của tài liệu 0667 hoạt động định giá khoản nợ phục vụ hoạt động bán nợ tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 47)

Khi định giá khoản nợ, ta có thể xét một số cách tiếp cận sau:

- Tiếp cận từ khả năng trả nợ của khách hàng (cách tiếp cận từ thu nhập): Người định giá xác định giá trị khoản nợ dựa vào khả năng doanh nghiệp khôi phục hoạt động trở lại và trả nợ dần trong tương lại. Phần lớn những trường hợp định giá khoản nợ xấu trên thực tế đều diễn ra trong tình huống khách hàng mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, thuộc diện có khả năng ngừng hoạt động. Do đó tiếp cận theo hướng này thường không phù hợp. Trong trường hợp thuận lợi, khách hàng vẫn có khả năng trả nợ, thì cần thu thập thông tin về phương án trả nợ của khách hàng, từ đó sẽ tính ra được dòng tiền trả nợ, chiết khấu giá trị dòng tiền trả nợ về thời điểm hiện tại.

Với cách tiếp cận từ khả năng trả nợ của khách hàng thì “dòng tiền” đó chính là giá trị thị trường của khoản nợ, tức là đang đánh giá trực tiếp dựa trên khả năng thu hồi khoản nợ đó trong tương lai quy đổi về hiện tại (trong đó, đánh giá lại xếp hạng của doanh nghiệp và doanh nghiệp có kế hoạch tài chính về phương án trả nợ trong tương lai).

- Tiếp cận từ tài sản của khách hàng (cách tiếp cận từ thị trường): Cách tiếp cận này xem xét đến tình huống thu hồi khoản nợ từ việc thanh lý các tài sản của doanh nghiệp để trả nợ. Trường hợp này phải đánh giá toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hay nói cách khác là thẩm định giá trị doanh nghiệp, từ đó sẽ tính ra giá trị của khoản nợ có khả năng thu hồi từ việc thanh lý doanh nghiệp. Trong đó cần xem xét quy định của luật phá sản doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên trong luật phá sản sẽ là giá trị còn lại để thanh toán cho khoản nợ.

Với cách tiếp cận từ thẩm định giá doanh nghiệp để thu hồi nợ, giá trị khoản nợ chính là số tiền có khả năng thu hồi được từ việc bán doanh nghiệp, sau khi trừ đi các chi phí và các khoản nợ được ưu tiên trả trước khoản nợ của

ngân hàng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trường hợp khách hàng chỉ dùng một số tài sản nhất định làm tài sản đảm bảo, đồng thời doanh nghiệp chưa đến mức phá sản thì phải xem xét đến các cách tiếp cận khác.

- Tiếp cận từ tài sản đảm bảo: là cách tiếp cận từ việc xem xét giá trị của tài sản đảm bảo. Có những trường hợp cụ thể sau:

+ Trường hợp giá trị sổ sách của khoản nợ thấp hơn giá trị thực tế của tài sản đảm bảo. Trong trường hợp này, việc bán tài sản đảm bảo có thể giúp thu hồi khoản nợ.

+ Trường hợp giá trị sổ sách của khoản nợ bằng hoặc cao hơn giá trị thực tế tài sản đảm bảo. Trong trường hợp này, có thể xem xét nguồn tiền thu hồi từ việc thẩm định giá các tài sản đảm bảo và tài sản khác có khả năng đem ra trả nợ của khách hàng vay theo giá trị thị trường, hoặc xem xét đến khả năng tái cấu trúc khoản nợ, đánh giá quy đổi giá trị khoản nợ bằng cổ phần, cổ phiếu, vốn góp vào doanh nghiệp theo giá trị thị trường và định hướng doanh nghiệp, phương án trả nợ trong tương lai...

Khi xử lý nợ xấu, kể cả trường hợp con nợ và bên bảo đảm không hợp tác, chủ nợ vẫn có thể thực hiện được một số biện pháp để thu nợ. Đầu tiên là, bán tài sản bảo đảm (nếu có). Hầu hết các hợp đồng bảo đảm cho khoản vay đều quy định về trường hợp xử lý tài sản, khi bên vay không thực hiện được đúng nghĩa vụ trả nợ, bên cho vay có quyền thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật. Và bộ luật dân sự 2015 cũng quy định tại điều 299 về việc các trường hợp xử lý TSBĐ, trong đó có điều khoản: Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Như vậy, khi khách hàng vay hoạt động khó khăn, nguồn tiền trả nợ từ hoạt động kinh doanh không còn, chủ nợ sẽ tính ngay đến phương án thu hồi nợ từ nguồn trả nợ thứ hai chính là xử lý tài sản bảo đảm. Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm xong mà vẫn chưa thu đủ nợ gốc

lãi, do các doanh nghiệp xét đến trong đề tài đều có tư cách pháp nhân (nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó) cho nên doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ nợ còn lại bằng những tài sản mà doanh nghiệp đang có. Và theo luật phá sản năm 2014, Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hoặc của người thứ ba. Lúc này, chủ nợ đương nhiên là chủ nợ không có bảo đảm (do TSBĐ đã được xử lý xong, dư nợ còn lại không có TSBĐ), do đó có quyền yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản, thanh lý tài sản của doanh nghiệp để thanh toán nợ cho các chủ nợ. Tóm lại, nguồn thu nợ tối thiểu là hai nguồn: thu từ xử lý tài sản bảo đảm, thu từ tài sản còn lại của doanh nghiệp thông qua biện pháp yêu cầu phá sản.

Theo quy định tại điều 12, thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về định giá bán nợ có nêu: Giá mua, bán nợ, giá khởi điểm được xác định trên cơ sở giá trị ghi sổ khoản nợ, khoản lãi mà bên nợ sẽ phải trả trong tương lai, phân loại nhóm khả năng thu hồi của khoản nợ và giá trị tài sản bảo đảm (nếu có).

Từ những căn cứ thực tế và quy định của pháp luật nêu trên, ta có thể xây dựng nguyên tắc định giá bán nợ như sau:

- Giá định giá bán nợ tối đa là giá trị ghi sổ của khoản nợ và khoản lãi. Bởi lẽ hoạt động cho vay theo nguyên tắc, người đi vay vay vốn của TCTD và trả dần nợ gốc và lãi theo lịch quy định tại hợp đồng tín dụng. Khi trả xong nợ gốc lãi thì nghĩa vụ của người vay vốn chấm dứt và hợp đồng tín dụng được

tất toán. Do đó, chủ mới của khoản nợ chỉ nhận được tối đa số tiền bằng số dư nợ gốc lãi từ khoản nợ. Đây là mức chặn trên của giá trị định giá.

- Giá bán nợ tối thiểu bằng giá trị tài sản bảo đảm cộng với giá trị thu hồi thông qua biện pháp yêu cầu phá sản doanh nghiệp (trường hợp hai nguồn thu này lớn hơn giá trị ghi sổ của khoản nợ thì giá bán nợ bằng giá trị ghi sổ của khoản nợ).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn được chia làm ba phần. Phần một - phần tổng quan nghiên cứu, luận văn đã đi vào tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong nước liên quan đến đề tài. Trong phần này, theo tìm hiểu của tác giả, hiện nay tại Việt Nam chưa có đề tài nghiên cứu nào liên quan đến hoạt động định giá khoản nợ, tuy nhiên có những đề tài liên quan đến từng cấu phần trong hoạt động định giá khoản nợ. Tác giả đã tìm hiểu, đánh giá các nghiên cứu đó, từ đó tìm ra những vấn đề còn tồn tại, khoảng trống tri thức mà luận văn cần tập trung nghiên cứu. Phần hai, luận văn đã hệ thống lại hóa được khung lý luận cơ bản về hoạt động định giá khoản nợ bao gồm hai mục nhỏ là khung lý luận về hoạt động bán nợ, khung lý luận về hoạt động định giá; trên các khía cạnh: khái niệm; nguyên lý căn bản; quy định, hướng dẫn liên quan của pháp luật, cơ quan nhà nước. Phần ba, thông qua việc tìm hiểu các cách tiếp cận định giá, luận văn đã xây dựng được cách tiếp cận cho việc định giá khoản nợ xấu nhằm mục đích bán nợ cũng như xây dựng một số nguyên tắc cơ bản cho việc định giá khoản nợ.

Trên cơ sở khung lý luận về hoạt động định giá khoản nợ xấu nhằm mục đích bán nợ được hệ thống tại chương này, hai chương sau, luận văn sẽ đi vào thực hiện nghiên cứu về thực trạng công tác định giá khoản nợ trong hoạt động bán nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và đưa ra các giải pháp hoàn thiện.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ KHOẢN NỢ TRONG HOẠT ĐỘNG BÁN NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu 0667 hoạt động định giá khoản nợ phục vụ hoạt động bán nợ tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w