- Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất rau, quả tại Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG THANH LONG BÌNH THUẬN
2.2. PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG THANH LONG BÌNH THUẬN Sơ đồ 3 Chuỗi cung ứng thanh long Bình Thuận
* Nhận xét chung: Chuỗi 1:
Thanh long Bình Thuận được cung ứng chủ yếu theo con đường truyền thống Nông dân → Người thu mua → Doanh nghiệp/Vựa bán sỉ địa phương → Vựa bán sỉ ngoại tỉnh (bán sỉ nhỏ) → Người bán lẻ → Người tiêu dùng.
Vì thanh long Bình Thuận được buôn bán với quy mô lớn nên nông dân trồng thanh long sẽ bán cho người thu mua/thương lái đến mua tại vườn hoặc ở điểm tập trung của người thu gom gần nơi trồng thanh long khi ít hàng. Người thu mua phân loại sản phẩm và chuyển đến điểm tập kết sản phẩm lớn bán cho doanh nghiệp hoặc vựa phân phối địa phương. Từ đây thanh long được phân loại, sơ chế, đóng gói sau đó NÔNG DÂN THU MUA DOANH NGHIỆP HTX BÁN SỈ BÁN LẺ NGƯỜI TIÊU DÙNG XUẤT KHẨU BÁN SỈ NHỎ HƠN
doanh nghiệp/vựa bán sỉ địa phương xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước. Tại các tỉnh hoặc thành phố khác, các vựa phân phối lại cho các siêu thị hoặc những người bán lẻ ở chợ hay ở các khu dân cư. Người tiêu dùng mua sản phẩm từ những người bán lẻ hoặc siêu thị để sử dụng.
Trong chuỗi cung ứng này một số người nông dân rất năng động, ngoài việc sở hữu một diện tích trồng thanh long lớn, họ chủ động đảm trách các khâu từ trồng trọt cho đến tiêu thụ, bao gồm cả vai trò như một người thương lái để thu gom thêm cho đủ số lượng xuất khẩu.
Chuỗi 2:
Một con đường khác trong sơ đồ chuỗi cung ứng thanh long, xuất phát từ một nhóm người nông dân trong hợp tác xã. Ở đó người đứng đầu của hợp tác xã phát triển sản phẩm của họ để có thể bán cho những khách hàng khác như doanh nghiệp hoặc xuất khẩu trực tiếp. Ví dụ như HTX Hàm Minh, HTX thanh long hữu cơ Phú Hội cũng đang tiến hành tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
Chuỗi 3:
Nông dân → Vựa bán sỉ địa phương → Vựa bán sỉ ngoài tỉnh → Siêu thị/ Người bán lẻ → Người tiêu dùng
Ở kênh này lộ trình của quả thanh long được rút ngắn hơn một giai đoạn. Vựa bán sỉ địa phương sẽ thu mua sản phẩm trực tiếp từ nông dân. Nếu bán theo cách này thì người nông dân có thể bán được giá cao hơn chút ít so với bán cho người thu mua.
2.2.1 Nông dân
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Thuận, hiện nay tỉnh có khoảng 20.000 hộ nông dân trồng thanh long, tập trung chủ yếu tại hai huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc.
Sơ đồ 4: Nông dân và các mối quan hệ trực tiếp
2.2.1.1 Đặc điểm
Qua khảo sát thực tế, các buổi thảo luận với 30 nông dân trồng thanh long và thông tin từ Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Thuận, kết quả cho thấy trên địa bàn tỉnh có khoảng 85 - 90% hộ nông dân nhỏ và khoảng 10 – 15% hộ nông dân lớn.
Nông dân nhỏ: Hộ trồng thấp nhất là từ 2 – 3 sào. Đây là những nông dân không có khả năng làm lớn do thiếu vốn và diện tích đất canh tác có hạn, chịu ảnh hưởng nhiều của thương lái, hoặc HTX về giá cả, phương thức thanh toán và thu hoạch,… Họ không có điểm sơ chế, nếu không bán mão, bán xô, họ tự thu hoạch sản phẩm bằng những xe cút kít sau đó chuyển sang những ky nhựa và được đặt lên xe tải (của người thu mua), hoặc tự dùng những phương tiện vận chuyển khác như xe honda, xe ba gác để đưa thanh long từ vườn đến thẳng điểm tập kết của người thu mua/vựa