1.2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng chủ quan
a) về phía khách hàng
Năng lực của hộ sản xuất: Nếu năng lực của hộ sản xuất cao, thì các khoản cho vay từ Ngân hàng sẽ đạt hiệu quả lớn. Nếu năng lực sản xuất tốt, sản phẩm tạo ra cạnh tranh tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường, làm tăng thu nhập cho hộ sản xuất, đem lại nguồn tài chính để trả nợ cho Ngân hàng. Hộ sản xuất biết đề ra các phương án sản xuất khả thi, biết sản xuất sản phẩm thế nào là phù hợp, cũng góp phần làm tăng tính hiệu quả trong kinh doanh. Năng lực pháp lý được đảm bảo, cũng như năng lực tài chính vững mạnh cũng góp phần vào việc nâng cao chất lượng khoản vay mà họ nhận được.
Phẩm chất đạo đức của hộ sản xuất
Đạo đức khách hàng quyết định đến thiện chí trả nợ cũng như mục đích sử dụng vốn vay. Nếu khách hàng có đạo đức xấu, mục đích nhằm lừa đảo, sẽ gây nên tổn thất không nhỏ cho ngân hàng. Hộ sản xuất sử dụng sai mục đích khoản tín dụng sẽ dẫn đến việc khách hàng không trả được nợ đầy đủ, chất lượng tín dụng của ngân hàng kém đi. Yếu tố này đối với ngân hàng là khá khó khăn khi phải đánh giá.
b) về phía ngân hàng
• Chiến lược phát triển
Một ngân hàng xây dựng một chiến lược phù hợp, sẽ giúp ngân hàng phát triển một cách vững chắc, phát huy tối đa các điểm mạnh mà mình có, hạn chế
được các điểm yếu, biết nắm bắt được các cơ hội, vượt qua được những thách thức. Vì thế, nó góp phần vào định hướng trong hoạt động tín dụng.
• Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng được hiểu là hệ thống các chủ trương, đường lối, các quy định chi phối, định hướng cho hoạt động tín dụng nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các khách hàng trong phạm vi quy định của NHNN. Chính sách tín dụng đúng đắn sẽ làm cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng. Tuy vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc của NHNN, Ngân hàng vẫn có thể xác định, giới hạn các đối tượng được cấp tín dụng, thời hạn các khoản vay các phương thức quản lý tín dụng,... từ đó giảm bớt rủi ro. Ngoài ra, chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế sẽ góp phần thu hút thêm nhiều khách hàng, đáp ứng nhu cầu về vốn, tăng khả năng sinh lời của ngân hàng.
• Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là trình tự các bước mà ngân hàng thực hiện khi tiến hành cho vay khách hàng, là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng, điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn. Nếu ngân hàng thực hiện tốt quy trình tín dụng, thì chất lượng tín dụng sẽ được đảm bảo. Ngoài ra, ngân hàng còn có thể tiết kiệm được về chi phí, thời gian, ra quyết định tín dụng một cách chính xác, nâng cao chất lượng tín dụng khi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng.
• Đội ngũ cán bộ tín dụng
Đây là yếu tố then chốt, quyết định đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào mọi quy trình trong cho vay, từ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, giải ngân, giám sát, thu hồi nợ. Do đó, một cán bộ tín dụng giỏi, đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ có thể đánh giá chính xác việc cho vay đối với khách hàng là có phù hợp không, tính khả thi của các phương án sản xuất
kinh doanh, các dự án, xác định tình trung thực của khách hàng,... từ đó ra quyết định đúng đắn, hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ nghiệp vụ không giỏi, hoặc đạo đức kém, sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngân hàng khi đưa ra các quyết định không phù hợp.
• Kiểm tra, thanh tra, giám sát
Việc kiểm tra, thanh tra, giám sát các khoản vay một cách chặt chẽ, trước, trong và sau khi cho vay, không chỉ với khách hàng, mà với bản thân cả ngân hàng nhằm phát hiện những hành vi sai trái trong cho vay, những khoản cho vay không đem lại hiệu quả, xử lý kịp thời các khoản nợ xấu, tránh gây ra thiệt hại lớn cho ngân hàng.
• Thiết bị công nghệ phục vụ cho hoạt động tín dụng
Ngân hàng sử dụng các thiết bị công nghệ cao không những làm tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, có được những thông tin kịp thời, chính xác, quản lý trong cho vay một cách dễ dàng hơn, thu hút được nhiều khách hàng. Công nghệ lạc hậu sẽ gây ra sự lãng phí, thông tin bị sai lệch, ảnh hưởng không tốt đến ngân hàng.
1.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng khách quan
a) Môi trường chính trị, pháp luật
Đây là yếu tố tác động tới mọi mặt của xã hội. Sự ổn định về chính trị trong một quốc gia sẽ làm cho nhu cầu đầu tư, mở rộng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế tăng lên, trong đó có hộ sản xuất. Việc mở rộng và đầu tư này sẽ thúc đẩy lưu thông tiền tệ, do đó nó tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó góp phần làm cho việc kinh doanh của ngân hàng diễn ra thuận lợi, nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Ngược lại, khi tình hình chính trị bất ổn, các hộ sản xuất làm ăn không hiệu quả, việc trả nợ gặp khó khăn dẫn đến chất lượng tín dụng bị giảm sút.
b) Môi trường pháp lý
Ngân hàng thường chịu sự chi phối của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như luật các tổ chức tín dụng, các quy định của NHNN về các nghiệp vụ ngân hàng,. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Vì thế, môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ sẽ giúp các ngân hàng hoàn thiện trong việc tổ chức các kế hoạch thực hiện kinh doanh, phát triển một cách ổn định.
c) Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội
Mọi hoạt động kinh doanh đều diễn ra trong môi trường kinh tế, và bản thân các ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Tình trạng lạm phát, chu kỳ kinh tế,. đều có những tác động nhất định đến tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất, cũng như của các ngân hàng. Khi tình hình lạm phát ở mức vừa phải, chu kì kinh tế đang đi lên, các hộ sản xuất sẽ có động lực hơn nữa để tích cực sản xuất kinh doanh, các khoản vay mang lại hiệu quả cao về kinh tế, từ đó chất lượng tín dụng được cải thiện. Còn ngược lại, lạm phát quá lớn, hoặc quá thấp, sản xuất sẽ bị đình trệ vì không mang lại hiệu quả, từ đó gây ra tổn thất cho ngân hàng.
Một xã hội phát triển tốt, trình độ dân trí cao, góp phần vào việc nâng cao nhận thức, đạo đức của các hộ sản xuất. Như thế sẽ giảm thiểu được sự kém hiệu quả trong sản xuất, tình trạng lừa đảo các ngân hàng.
d) Môi trường tự nhiên
Đây là yếu tổ tác động trực tiếp tới đối tượng hộ sản xuất. Việc sản xuất, kinh doanh của họ, đặc biệt là các hộ chuyên về sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên tại địa bàn hoạt động. Khi điều kiện thời tiết thuận lợi, việc sản xuất sẽ gặp nhiều thuận lợi, các khoản tín dụng được đảm bảo. Tuy nhiên, khi gặp các hình thái thời tiết bất lợi, như bão, lũ lụt, cháy rừng,. gây tổn thất lớn về kinh tế cho các hộ sản xuất, dẫn đến việc thu hồi các khoản cho vay sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có thể mất vốn.
Kết luận, chương 1 của bài luận văn đã tìm hiểu, đi sâu vào những lý luận chung về cho vay hộ sản xuất, trong đó bao gồm đặc điểm, vai trò, và những phương thức trong tổ chức cho vay. Ngoài ra, chương 1 bài luận cũng đã phản ánh các chỉ tiêu để đánh giá, và những yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến hiệu quả của mở rộng cho vay hộ sản xuất. Đây chính là cơ sở, là nền tảng để tiến hành phân tích thực trạng mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Thành Nam trong chương 2.
1/ Giá trị SX Công nghiệp Tỷ đồng 50.320 2/ SX nông nghiệp, lương thực Ngàn tấnCHƯƠNG 2 1020
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH NAM TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH KINH TẾ TỈNH NAM ĐỊNH 2.1.1. Vị trí địa lý, dân cư
Nam Định là tỉnh ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, Đông giáp tỉnh Thái Bình, Tây giáp tỉnh Ninh Bình, Nam giáp vịnh Bắc Bộ, Bắc giáp tỉnh Hà Nam Tỉnh Nam Định gồm 9 huyện, 1 thành phố được chia ra làm 15 phường và 201 xã.
Địa hình Nam Định chủ yếu là đồng bằng và ven biển, phía Đông Nam là bãi bồi và một ít đồi núi thấp ở phía Tây Bắc tỉnh. Giao thông vận tải tỉnh Nam Định phát
triển khá sớm là một trung tâm kinh tế, thương mại du lịch ở đồng bằng Bắc Bộ, giao thông đường bộ có quốc lộ 10 dài 34km, quốc lộ 21 dài 85,6km, có các tỉnh lộ đường 55, đường 21, đường 56... dài 433km.
Thành phố Nam Định nằm ở châu thổ sông Hồng là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh, tổng diện tích tự nhiên 4.681 ha với dân số: 251.146 người, tổng số hộ trên địa bàn: 78.298 hộ trong đó hộ nghèo: 1.760 hộ chiếm 2,25%. Thành phố Nam Định có: 25 xã phường và 581 thôn xóm và tổ dân phố.
Ngày 28 tháng 11 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 2106/QĐ- TTg về việc công nhận Thành phố Nam Định là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Thành phố Nam Định được UBND tỉnh Nam Định quan tâm đầu tư nhiều dự án cơ sở hạ tầng cho phát triển thành phố. Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn thành phố tiếp tục được ổn định.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản là những khó khăn thách thức: Kinh tế Nam Định bị tác động nhiều từ cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu, đời
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định
Tình hình kinh tế - xã hội các năm trước và những tháng đầu năm 2015 của tỉnh Nam Định vẫn duy trì và ổn định.
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch phát triển khá mạnh: Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân 16.5%/năm. Ngành xuất khẩu tốc độ tăng trưởng bình quân 19,4%/năm. Ngành thương mại-du lịch tốc độ tăng trưởng bình quân 9,23%/năm, ngành nông nghiệp sản xuất lương thực năng suất bình quân xấp xỉ 69 tạ/ha (tăng 0,8 tạ/ha so vụ xuân 2012), sản lượng thóc đạt 647 ngàn tấn.
Bên cạnh các chỉ tiêu kinh tế của địa phương nói trên tạo những cơ hội thuận lợi tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn, thách thức đối với chi nhánh, đó là:
Từ cuối năm 2012 đến năm 2015, nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động và cho vay của chi nhánh. Dư âm khủng hoảng kinh tế toàn cầu những năm trước làm cho thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp (trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu chịu tác động lớn nhất) khiến cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sản xuất của nông dân bị ảnh hưởng, khó khăn, từ đó kéo theo tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và thu nhập người dân giảm mạnh.
Tuy nhiên trong năm qua, kinh tế địa phuơng đang trong thời kỳ phục hồi và ổn định vì vậy nhu cầu về thu hút vốn đầu tu qua nhiều kênh khác nhau tăng lên, nguời có tiền có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, điều này làm giảm tỉ trọng hộ dân sử dụng dịch vụ của Chi nhánh cung cấp.
2.2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁTTRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH NAM - NAM ĐỊNH