CVTD có vai trị khơng nhỏ đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và đối với các chủ thể tham gia nói riêng.
1.3.3.1 Đối với sự phát triển của nền kinh tế
Sản xuất và tiêu dùng có mối quan hệ biện chứng khơng tách rời nhau đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Q trình tuần hồn từ sản xuất tới tiêu dùng là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, sự tiến bộ xã hội. Các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá tư liệu sản xuất và hàng hoá tiêu
dùng phải đáp ứng nhu cầu xã hội, hàng hố đó phải có khả năng tiêu thụ, từ đó doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận, tạo điều kiện tái sản xuất giản đơn và mở rộng, tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo. Nhiều doanh nghiệp làm được như vậy làm tăng sức sản xuất của cả nền kinh tế. Người tiêu dùng tạo ra cầu các sản phẩm hàng hoá của nhà sản xuất. Xuất phát từ những nhu cầu tiêu dùng của cá nhân hay hộ gia đình, các nhà sản xuất có cơ sở đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá.
Cầu về một sản phẩm hàng hoá dịch vụ nào đó là nhu cầu có khả năng thanh tốn hàng hố dịch vụ đó. Trong thực tế nhu cầu của con người là vô hạn nhưng khả năng thanh tốn chi trả lại hữu hạn. Có thể trong thời điểm hiện tại họ chưa có khả năng thanh tốn nhưng đến một thời điểm trong tương lai họ sẽ có đủ điều kiện chi trả cho sản phẩm dịch vụ họ có nhu cầu. CVTD sẽ giúp họ tiêu dùng ở hiện tại và thanh tốn trong tương lai, góp phần tăng sức mua của nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
CVTD có hiệu quả đảm bảo cho an sinh xã hội. Đây là hệ quả gián tiếp của vai trị kích cầu, kích thích sản xuất, phát triển nền kinh tế của CVTD. Sản xuất phát triển, người lao động có điều kiện nâng cao thu nhập, các nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình ngày càng được thoả mãn tốt hơn bằng cách sử dụng hàng hố dịch vụ trước khi có đủ thu nhập trang trải tồn bộ chi phí. Qua đó kinh tế tăng trưởng, nguồn thu ngân sách Nhà nước được tăng cường, năng lực sản xuất ngày càng cao, chính phủ sẽ chủ động và thực hiện tốt hơn việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi xã hội cho người lao động, góp phần làm giảm tệ nạn xã hội.
Do vậy, CVTD một khi đóng góp vai trị vào việc kích cầu tiêu dùng một cách trực tiếp, kích cầu đầu tư một cách gián tiếp cũng tức là góp phần làm tăng sức sản xuất của nền kinh tế, làm xã hội ngày càng giàu mạnh.
1.3.3.2. Đối với ngân hàng thương mại
Thực tế cho thấy rất nhiều hộ gia đình khơng muốn gửi tiền của mình vào một ngân hàng nếu họ khơng thấy được rằng mình sẽ có triển vọng vay lại tiền từ chính ngân hàng đó khi có nhu cầu. Vì vậy, các NHTM cung cấp sản phẩm CVTD cũng có nghĩa là ngân hàng sẽ mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng, giúp ngân hàng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, thực hiện CVTD cũng có nghĩa là các NHTM đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro cho ngân hàng.
Người tiêu dùng là những người được hưởng trực tiếp và nhiều nhất những lợi ích từ hình thức CVTD. Nhờ các khoản CVTD mà họ được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền. Bên cạnh đó, CVTD đặc biệt cần thiết khi cá nhân có các nhu cầu chi tiêu có tính cấp bách như các khoản chi phí giáo dục, y tế. Bởi vậy, việc ngân hàng thực hiện và mở rộng hoạt động CVTD sẽ đem đến cho người tiêu dùng những lợi ích tốt nhất.
1.3.3.3. Đối với khách hàng
CVTD là một phương thức hữu hiệu để giải quyết những nhu cầu cấp bách về vốn cho các cá nhân và hộ gia đình, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Thơng qua nghiệp vụ CVTD sẽ giúp họ có khả năng mua sắm những hàng hóa cần thiết có giá trị cao, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiện đời sống khi họ chưa có đầy đủ khả năng thanh tốn ở thời điểm hiện tại. Có một thực tế hiển nhiên là của cải con người được tích luỹ theo thời gian, do vậy người ta chỉ có thể mua sắm những vật dụng, phương tiện sinh hoạt có giá trị cao khi đã lớn tuổi. Tuy nhiên, tầng lớp thanh niên là những người có nhu cầu mua sắm cao nhưng chưa có tích luỹ nhiều. Do vậy CVTD là phương thức hữu hiệu để giải quyết vấn đề này, kết hợp khéo léo giữa việc thoả mãn các nhu cầu với yếu tố thời gian. Và đặc biệt, vai trò của CVTD
được thể hiện rõ nhất trong trường hợp cá nhân có nhu cầu chi tiêu cấp bách như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế. Như vậy việc ngân hàng thực hiện và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ đem đến cho người tiêu dùng những lợi ích tốt nhất.
Kết luận chương 1
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu vay tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu hiện tại là rất lớn. Về phía các NHTM, để giảm thiểu rủi ro, hướng tới mục tiêu kinh doanh bền vững, xu hướng mở rộng CVTD của các NHTM nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Việt Nam nói riêng là một tất yếu khách quan.
CHƯƠNG 2