1. Có TSBĐ 2 Khơng có TSBĐ
3.1.2. Định hướng cơ bản của Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam trong cho vay tiêu dùng
trong cho vay tiêu dùng
Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng liên tục với xu hướng tương đối ổn định, các mục tiêu kinh tế xã hội đều được hoàn thành. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng cơng nghiệp hố hiện đại hóa, tỷ trọng nơng nghiệp giảm dần qua các năm, trong khi đó tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ không ngừng tăng lên. Các ngành sản xuất và hoạt động dịch vụ đều tăng trưởng khá, đặc biệt, cho đến nay, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định được vị trí của mình thơng qua tỷ trọng ngày càng lớn và tốc độ tăng trưởng ngoạn mục so với các thành phần kinh tế khác.
Tín dụng vẫn sẽ là mảng hoạt động mang lại doanh thu và lợi nhuận chính cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Với định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đang tập trung nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển và triển khai mơ hình ngân hàng bán lẻ, triển khai các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ đến các khách hàng một cách thuận tiện và hiệu quả nhất, tận dụng tối đa mạng lưới rộng lớn và các sản phẩm dịch vụ đa dạng hiện có để thu hút các khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng tài chính của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Tăng cường sự gắn kết ngân hàng mẹ và các đơn vị thành viên để đẩy mạnh bán chéo sản phẩm, đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng đồng thời tăng thu nhập từ dịch vụ, tổ chức và bố trí nhân viên bán hàng có tính chun nghiệp cao, tối đa hóa khả năng bán hàng.
66
về quy mô, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chú trọng mở rộng đối tượng phục vụ, mở rộng thị trường, khai thác các thị trường tiềm năng. Về chất lượng, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sẽ đẩy nhanh việc cải tiến quy trình nghiệp vụ, đa dạng hố các sản phẩm tín dụng cá nhân mà trọng tâm là hình thành hệ thống sản phẩm dịch vụ cung ứng liên kết giúp khách hàng có thể hưởng những lợi ích đầy đủ nhất từ các gói sản phẩm này.
Mức lãi suất áp dụng đối với hình thức CVTD cũng là vấn đề Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam rất quan tâm bởi hiện nay lãi suất CVTD còn quá cao. Để thúc đẩy hoạt động này phát triển hơn, đem lại lợi nhuận nhiều hơn thì phải phát triển về số lượng, chất lượng cho vay tiêu dùng, giảm giá thành sản phẩm.
Về lý thuyết, CVTD thường có độ rủi ro cao nhưng trên thực tế, qua thời gian thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với các cá nhân, cán bộ công nhân viên viên, kết quả cho thấy rủi ro lại rất thấp. CVTD được đánh giá là một sản phẩm tín dụng có tiềm năng và sẽ được quan tâm phát triển.
Trong thời gian tới, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sẽ tăng cường thực hiện tuyên truyền, quảng cáo, hướng dẫn nghiệp vụ CVTD đến các đối tượng khách hàng thông qua hệ thống mạng lưới rộng khắp và đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp.