amoniac lỏng tạo phức amin :
Cr(OH)3 + 6NH3 = [Cr(NH3)6](OH)3
* Muối Cr (III)
- Cr+3 là trạng thái oxi hóa bền nhất của crôm. Muối Cr(+3) có cấu tạo và tính chất tương tự muối Al(+3) do bán kính ion Cr3+ và Al3+ gần bằng nhau :
Cr3+ (0,57); Al3+ (0,61Å).
- Đa số muối Cr(III) tan trong nước, những muối ít tan là Cr2(CO3)3, CrPO4 và CsSO4.Cr2(SO4)3.24H2O (phèn crom - xesi). Khi kết tinh từ dung dịch,
muối crom (III) thườngở dạng tinh thể hidrat có thành phần và màu sắc biến đổi như CrPO4.6H2O có màu tím và CrPO4.2H2O có màu lục.
- Muối khan có cấu tạo và tính chất khác muối dạng hidrat : CrCl3 màu tím - đỏ, tan rất chậm trong nước, trong khi muối CrCl3.6H2O có màu tím và tan dễ trong nước.
- Muối Cr3+ có tính thuận từ, rất bền trong không khí khô và bị thủy phân
mạnh, phản ứng thủy phân nấc thứ nhất coi như là phảnứng tạo phức hidroxo
[Cr(H2O)6]3+ + H2O [Cr(OH)(H2O)5]2+ + H3O+ các nấc tiếp theo tạo các phức có thể trùng hợp lại.
Do phản ứng thủy phân mà các muối Cr3+ của các axit yếu không thể điều
chế bằng phản ứng trao đổi trong dung dịch vì luôn tạo Cr(OH)3 kết tủa.
- Trong môi trường axit, ion Cr3+ có thể bị khử đến Cr2+ bởi H0 Cr2(SO4)3 + 2H0 (Zn.H2SO4l) = 2CrSO4 + H2SO4
Trong môi trường kiềm, Cr3+ bị các oxi hoá đến cromat bởi H2O2, PbO2,
nước Cl2, nước Br2.
Ví dụ: 2CrCl3 + 10KOH + 3H2O2 = 2K2CrO4 + 6KCl + 8H2O
- Muối Cr3+ là một trong những chất tạo phức mạnh nhất do có bán kính
ion bé và điện tích lớn. Cr3+ có thể tạo phức với hầu hết phối tử đã biết, độ bền
của các phức này biến đổi trong khoảng giới hạn rộng tùy theo bản chất của phối
tử và cấu hình của phức.
Các phức bền là [Cr(NH3)6]3+, [CrX6]3- (với X = F-, Cl-, SCN-, CN-); [Cr(C2O4)2]- và những phức vòng càng với axetylaxeton, hidroxi-8- quinolin.
- Muối Cr3+ cũng tạo nên muối kép như Al3+
ví dụ : phèn crom- kali K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O
6.2.4.2. Hợp chất Cr+6
Crom (VI) oxit : CrO3
- Tinh thể hình kim màu đỏ thẫm, hút ẩm mạnh và rất độc. Nóng chảy ở
1970C, thấp hơn nhiều so với Cr2O3 (22650C)
- CrO3 kém bền, trên nhiệt độ nóng chảy mất bớt oxi tạo một số oxit trung
gian : CrO3 2200C Cr3O8 2800C Cr2O5 3700C CrO2 4500C Cr2O3
- Là chất oxy hóa rất mạnh khi tác dụng với các chất khử như I2, S, P, C, CO, HBr, HI, H2S và một số chất hữucơ như rượu, giấy bị bốc cháy khi tiếp xúc
với CrO3.
- CrO3 khô kết hợp với khí HF tạo hợp chất cromyl Ví dụ : CrO3 + 2HCl H2SO4d CrO2Cl2 + H2O
Cromyl clorua
- CrO3 là anhiđrit axit, tan dễ dàng trong nước tạo dung dịch oxit: dung dịch loãng màu vàng chứa axit cromic (H2CrO4) và dung dịchđặc có màu từ da cam đến đỏ chứa axit policromic.
CrO3 + H2O = H2CrO4
2CrO3 + H2O = H2Cr2O7
3CrO3 + H2O = H2Cr3O10
4CrO3 + H2O = H2Cr4O13
Khi tác dụng với kiềm tạo các muối tương ứng: cromat, đicromat,
tricromat ...
* CrO3 được điều chế từ axit H2SO4 đặc và dung dịch đặc cromat hay
đicromat kim loại kiềm.
K2Cr2O7 + H2SO4 = 2CrO3 + K2SO4 + H2O
Axit Cromic (H2CrO4) và axit policromic