Những rủi ro trong Thanh toán điện tử Liên Ngân Hàng

Một phần của tài liệu 0838 nâng cao chất lượng thanh toán qua các kênh thanh toán điện tử liên NH tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46 - 94)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.3.4. Những rủi ro trong Thanh toán điện tử Liên Ngân Hàng

- Giao dịch không thành công

Không giống như giao dịch trực tiếp, giao dịch qua Thanh toán điện tử Liên Ngân Hàng (TTĐTLNH) sẽ xuất hiện những trường họp giao dịch không thành công do nhiều nguyên nhân như: sai tài khoản, tên đơn vị hường,... Việc này dẫn đến thực hiện giao dịch bị chậm lại do phải thực hiện tra soát hoặc thực hiện lại giao dịch khác. Bên cạnh đó, việc này còn tốn thêm phí cho khách hàng.

- Lỗi giao dịch do hệ thống

Việc lỗi giao dịch do hệ thống không ổn định có thể khiến cho giao dịch của khách hàng bị lỗi, những lỗi này có thể bao gồm như: sai số tiền, chuyển không thành công, thời gian thực hiện quá dài,.

- Độ an toàn của tài khoản TTĐTLNH không được đảm bảo

Việc này dẫn đến tài khoản của khách hàng bị hack, và tiền trong tài khoản của khách hàng sẽ bị lấy đi thông qua việc người khác sử dụng tài khoản đó để chuyển tiền, mua các sản phẩm,. thông qua hệ thống TTĐTLNH. Đặc biệt trong hệ thống công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, càng nhiều tin tặc nhằm đến sự sơ hở của ngân hàng và khách hàng để có thể kiếm tiền được dễ dàng

1.4. Kinh nghiệm của một số Ngân hàng Thương Mại về Thanh

toán điện tử

Liên Ngân Hàng và bài học rút ra đối với Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần

Kỹ thương Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm

Khi mà công nghệ phát triển thì việc các Ngân hàng trong nước và quốc tế tham gia vào hệ thống TTĐTLNH càng gia tăng. Tại nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển như ở châu Âu, Mỹ, Nhật, ... người ta đã phát triển TTĐTLNH

Nam TTĐTLNH đã được manh nha từ những năm cuối thập niên 90, và bắt đầu đi vào ứng dụng và phát triển chỉ mới tầm hơn 10 năm trở lại đây.

Có thể nói, TTĐTLNH không còn là mới mẻ nhưng còn có nhiều điều cần hoàn thiện. Hiện nay với hệ thống TTĐTLNH nội địa lớn nhất là Citad thì gần như 100% các NHTMCP có mặt tại Việt Nam, đã tham gia hệ thống thanh toán này. Điển hình cho những ngân hàng này phải nói đến BIDV, Vietcombank và VietinBank. Cả ba ngân hàng này đều có một điểm chung là một trong những ngân hàng kết nối đầu tiên với hệ thống Citad, ban đầu với lượng ngân hàng kết nối chưa nhiều cũng như công nghệ còn chưa phát triển, mặc dù lượng giao dịch vẫn lớn hơn các ngân hàng khác, nhưng thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Sau khi nhận định được mức độ quan trọng của dịch vụ chuyển tiền này, cả ba ngân hàng đã chủ động đầu tư trang thiết bị, công nghệ cũng như nhờ sự gia tăng thành viên tham gia kết nối hệ thống Citad, số lượng giao dịch qua ba ngân hàng đặc biệt tăng đáng kể. Và hiện tại cả ba ngân hàng thuộc top những ngân hàng có giao dịch thanh toán điện tử nhiều nhất - đặc biệt là VietinBank, với lượng khách hàng lớn, VietinBank luôn tạo cho mình một vị thé nhất định trong thị trường chuyển tiền. BIDV và VietcomBank, tuy lượng giao dịch không nhiều bằng VietinBank nhưng dựa vào những lợi thế của mình, hai ngân hàng này đã tạo ra cho mình các kênh thanh toán riêng, và thu được rất nhiều lợi nhuận từ đó, riêng VietcomBank còn được Ngân hàng nhà nước ủy quyền quản lý kênh thanh toán ngoại tệ trong nước. Có thể thấy được rằng, với những nắm bắt theo kịp thời địa bàn ngân hàng nói trên đã cho thấy được những lợi ích to lớn khi mà tham gia vào hệ thống TTĐTLNH và rút ra được những kinh nghiệm từ bước đi của họ.

1.4.2. Bài học rút ra đối với Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương

Việt Nam

Dựa trên những gì đã diễn ra và xu hướng phát triển của hệ thống thanh toán của thế giới nói chung cũng như của Việt Nam nói riêng, và dựa vào những bước đi ban đầu của các NHTM đối với TTĐTLNH thì có thể rút ra được những bài học đối với NHTMCP Kỹ thương Việt Nam như sau:

- Tìm hiểu và tham gia vào hệ thống TTĐTLNH phù hợp với mục tiêu phát triển của Ngân hàng.

- Áp dụng công nghệ hiện đại, thường xuyên cải tiến để phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế cũng như tạo ra được thế mạnh cạnh tranh với các

ngân hàng đối thủ

- Có những ý kiến đóng góp với những hệ thống TTĐTLNH tham gia, để từ đó nâng cao được chất lượng cho hệ thống cũng như cải thiện được chất

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ trên ta có thể thấy được rằng, TTĐT đã có xuất hiện và nhanh chóng khẳng định được vai trò quan trọng của nó trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển tài chính nói riêng. Và tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam TTĐT luôn được quan tâm và phát triển, TTĐT đã được xem như là phương thức thanh toán chủ yếu và hướng đi phát triển lâu dài của Ngân hàng. Sau một thời gian sử dụng TTĐT đã mang lại cho ngân hàng những lợi ích không hề nhỏ, cũng như gia tăng lượng giao dịch liên ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng đối với người sử dụng. Do khối lượng nghiên cứu không cho phép, em chỉ xin đi sâu vào phần TTĐT liên ngân hàng tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam, để phần nào đấy làm rõ và nâng cao được chất lượng thanh toán qua các kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng tại ngân hàng này

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUA CÁC KÊNH THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương Mại

Cổ

Phần Kỹ Thương Việt Nam

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, thường được biết đến với tên gọi Techcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. Ke từ khi thành lập vào ngày 27/9/1993 với số vốn ban đầu chỉ có 20 tỷ đồng, Techcombank đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính

uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Năm 1996 Techcombank tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng, năm 1999 tăng lên 80,020 tỷ đồng, năm 2001 tăng vốn

điều lệ lên 102,345 tỷ đồng, năm 2005 vốn điều lệ được tăng lên 555 tỷ đồng, đến

năm 2007 tổng tài sản đã đạt gần 2,5 tỷ USD và ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược HSBC, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đang có một nền tảng tài chính ổn định và vững mạnh với tổng tài sản đạt trên 158.897 tỷ đồng

(tính đến hết năm 2013).

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Số tuyệt đối +/- Số tương đối +/-% Số tuyệt đối +/- Số tương đối +/-% Tổng Tài sản 179.934 158.897 175.902 (21.037) (11,69%) 17.005 10,7% Vốn chủ sở hữu 13.290 13.920 14.986 630 4,74% 1.066 7,66% Nguồn vốn 111.462 119.978 131.690 8.516 7,64% 11.712 9,76%

Dư nợ cho vay 68.261 70.275 80.308 2.014 2,95% 10.033 14,28%

Lợi nhuận 1.018 878 1.417 (0.140) (13,75%) 0.539 61,39%

hiện thực hóa mục tiêu của Ngân hàng - trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam

Thông qua 3 lĩnh vực kinh doanh chiến lược: Dịch vụ tài chính Cá nhân, Dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng Bán Buôn và Ngân hàng giao dịch

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tài chính đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Đó có lẽ cũng chính là lý do hơn 3,3 triệu khách hàng các nhân và 45,368 khách hàng doanh nghiệp đã chọn Techcombank là người bạn đồng hành về tài chính.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần

Kỹ Thương Việt Nam những năm gần đây.

Nhìn chung do sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đất nước và thế giới, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đã đạt những kết quả không được như mong đợi trong giai đoạn 2012-2013, tuy nhiên đến năm 2014 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đã dần cải thiện được những chỉ số tài chính của mình và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Bảng 2.1: Bảng kết quả kinh doanh của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2012-2014

Biểu đồ 2.1 : Tổng tài sản giai đoạn 2012 - 2014 Đơn vị: tỷ đồng 185000 145000 180000 175000 170000 165000 160000 155000 150000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

( nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam)

Qua bảng biểu ta có thể thấy, năm 2012 tổng giá trị tài sản đã giảm còn 179.934 tỷ đồng, và con số này còn đi xuống khi năm 2013 chỉ còn 158.897 tỷ đồng, giảm 11,69% so với năm 2012. Tuy nhiên, sang năm 2014 sau sự phục hòi dần lên của nền kinh tế cũng như những chính sách của Chính phủ và Nhà nước đã có tác động tích cực đến nền kinh tế thì Tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam cũng tăng lên 10,7% so với năm 2012, là 175.902 tỷ đồng

Biểu đồ2.2 : Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: tỷ đồng 15500 12000 15000 14500 14000 13500 13000 12500

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Do yêu cầu về vốn chủ sở hữu của Nhà nước ban hành cũng như gia tăng quy mô ngân hàng, thì vốn chủ sở hữu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn 2012-2014. Năm 2012 là 13.290 tỷ đồng, năm 2013 là 13.920 tỷ đồng, so với năm 2012 tăng 4,74%. Năm 2014 vốn chủ sở hữu đạt mốc 14.986 tỷ đồng, tăng 7,66% so với năm 2013

Biểu đồ 2.3 : Tổng tài sản giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: tỷ đồng 135000 100000 130000 125000 120000 115000 110000 105000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

( nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam)

Tuy Tổng tài sản giảm nhưng huy động khách hàng của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam vẫn tăng trong giai đoạn 2012-2014. Năm 2012, huy động khách hàng là 111.462 tỷ đồng, năm 2013 tốc độ tăng là 7,64% so với năm 2012, đạt mốc 119.978 tỷ đồng. Năm 2014, tốc độ tăng là 9,76% so với năm 2013 và đat 131.690 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.4 : Dư nợ cho vay giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: tỷ đồng

( nguồn báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam)

Cũng giống như huy động, cho vay của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam vẫn tăng trong giai đoạn 2012-2014. Năm 2012 là 8.261 tỷ đồng, năm 2013 tốc độ tăng chỉ 2,95% với mức cho vay la 70.275 tỷ đồng, sang năm 2014 tốc độ này tăng đột biến lên đến 14,28% đạt mốc cho vay là 80.308 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.5 : Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: tỷ đồng

( nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam)

Tuy huy động và cho vay tăng nhưng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam vẫn giảm. Năm 2012, chỉ đạt 1.018 tỷ đồng, năm

2013 lợi nhuận trước thuế vẫn tiếp tục giảm 13,75% so với năm 2012, chỉ còn 878 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2014, cùng với sự phục hồi nền kinh tế, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam cũng tăng mạnh, tăng 61,39% so với năm 2013, đạt mốc 1.417 tỷ đồng.

Từ trên ta có thể thấy được rằng, trong giai đoạn 2012-2014, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đã có những biến động mạnh trong tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh. Cùng với nền kinh tế chung của đất nước, những năm 2012, 2013 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đã có những kết quả hoạt động không được như mục tiêu đề ra, tổng tài sản giảm, mặc dù vốn huy động và cho vay khách hàng tăng nhưng vẫn không giúp được kết quả lợi nhuận trước thuế tăng lên mà còn có xu hương giảm đi, đặc biệt là năm 2012 (giảm đến 75,88% so với năm 2011). Tuy nhiên sang năm 2014, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đã có những kết quả tích cực hơn, tổng tài sản tăng, cho vay và huy động tăng và lợi nhuận trước thuế cũng tăng đột biến (tăng 61,39% so với năm 2013). Điều này có thể thấy được hoạt động tài chính và kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đang dần hồi phục và đi vào quỹ đạo phát triển vững bền.

2.2. Thực trạng thanh toán qua các kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam

2.2.1. Các kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Thương

Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam

Sau quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đã xây dựng được cho mình một hệ thống khách hàng tiềm năng cũng như thu được lợi nhuận không nhỏ từ những giao dịch của khách hàng thông qua hệ thống thanh toán của Ngân hàng. Với sự phát triển của ngân hàng thì lượng giao dịch của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam cũng không

ngừng tăng lên, và được thực hiện qua 3 kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng chính tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam như sau.

Kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng Citad

Citad là kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng do NHNN đứng ra chủ trì, bao gồm có 3 tiểu hệ thống: Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị cao, Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị thấp và Tiểu hệ thống Xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán. Được hình thành từ năm 2002, cho đến nay gần như tất cả các NHTM và các tổ chức tài chính nhà nước đều đã tham gia Citad. Đây được xem như hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nội địa lớn nhất Việt Nam. Loại tiền chuyển tại kênh thanh toán này chỉ có duy nhất là VND

Cổng hệ thống hoạt động từ 9h cho đến 17h các ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Trong đó, các lệnh thanh toán giá trị cao(các lệnh có giá trị từ 500.000.000VND trở lên, hoặc các lệnh đi gấp) là từ 9h-17h, còn các lệnh thanh toán giá trị thấp(các lệnh có giá trị nhỏ hơn 500.000.000VND) là từ 9h-16h30

Kênh thanh toán điện tử song phương BIDV

Là hệ thống thanh toán điện tử được thiết lập giữa hai bên để thực hiện truyền và nhận điện thanh toán hai chiều giữa BIDV và TechcomBank.

Thanh toán điện tử BIDV là phương thức thanh toán chuyển tiền liên ngân hàng trong nước giữa TechcomBank với một số hệ thống tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác thông qua hệ thống thanh toán do BIDV cung cấp

Để phù hợp với loại tiền tệ của tài khoản thanh toán của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam tại BIDV thì với kênh thanh toán này, Ngân hàng chỉ thực hiện chuyển 2 loại tiền là VND và USD.

Cổng hệ thống hoạt động từ 9h cho đến 17h các ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Trong đó, các lệnh thanh toán giá trị cao(các lệnh có giá trị từ 500.000.000VND trở lên, hoặc các lệnh đi gấp) là từ 9h-17h, còn các lệnh thanh toán giá trị thấp(các lệnh có giá trị nhỏ hơn 500.000.000VND) là từ 9h-16h30

Kênh thanh toán điện tử VCB-Money

Hệ thống thanh toán VCB-Money là chương trình phàn mềm do VCB cung cấp cho khách hàng(bao gồm các TCTD, các cơ quan, doanh nghiệp) tren cơ sở ký kết hợp đồng thanh toán giữa hai bên.

Thanh toán điện tử VCB-Money là phương thức thanh toán giữa TechcomBank với các tổ chức tín dụng khác sử dụng tài khoản tiền gửi (nostro) của TechcomBank mở tại VietcomBank thông qua hệ thống thanh toán VCB- Money hoặc bằng chứng từ giấy.

Loại tiền được sử dụng trong phương thức thanh toán này là VND và tất cả các loại ngoại tệ. Hiện nay, kênh thanh toán VCB-money là kênh chủ đạo trong chuyển tiền liên ngân hàng bằng ngoại tệ trong nước.

Cổng hệ thống hoạt động từ 9h cho đến 17h các ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Trong đó, các lệnh thanh toán giá trị cao(các lệnh có giá trị từ 500.000.000VND trở lên, hoặc các lệnh đi gấp) là từ 9h-17h, còn các lệnh thanh toán giá trị thấp(các lệnh có giá trị nhỏ hơn 500.000.000VND) là từ 9h-16h30

2.2.2 Hoạt động Thanh thanh toán qua các kênh thanh toán điện tử liên

Một phần của tài liệu 0838 nâng cao chất lượng thanh toán qua các kênh thanh toán điện tử liên NH tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w