5. Kết cấu của luận văn
1.1.3 Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội
1.1.3.1 Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội
Quản lý thu BHXH là hoạt động có tổ chức dựa trên cơ sở hệ thống pháp luật của nhà nước và bằng các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và đảm bảo thời gian theo quy định.
Nhiệm vụ cơ bản của quản lý thu BHXH là xác nhận chính xác số lao động phải nộp BHXH, số tiền phải thu, số tiền đã nộp, số tiền lãi, số tiền nợ, số tiền nộp thừa của người sử dụng lao động; nhân thân, thời gian nộp, mức tiền lương, tiền công nộp BHXH của NLĐ, đồng thời xác nhận việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH của cơ quan BHXH đối với đơn vị sử dụng lao động và người tham gia BHXH từng thời điểm và theo yêu cầu quản lý; tình hình chấp hành các nguyên tắc, quy định của Nhà nước về thu BHXH và một số nội dung khác.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
1.1.3.2 Bộ máy quản lý thu bảo hiểm xã hội
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý thu BHXH
Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc thường được giao cho 01 Phó giám đốc phụ trách, việc tổ chức bộ máy thực hiện thu BHXH do Phòng Thu chịu trách nhiệm tham mưu và trực tiếp thu một số cơ quan, doanh nghiệp, còn lại chủ yếu do BHXH cấp huyện quản lý thu theo địa bàn và được thực hiện như sau:
- Xây dựng kế hoạch thu BHXH hàng năm, quý, tháng và phân bổ chỉ tiêu cho BHXH huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Tổ chức thu BHXH của người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng bắt buộc khác và thẩm định số thu BHXH bắt buộc, xác nhận số thu BHXH làm cơ sở cho việc giải quyết chế độ BHXH cho người lao động.
- Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thu BHXH bắt buộc, thực hiện chế độ thông tin, thống kê, tổng hợp báo cáo.
- Tiếp nhận, phân loại, khai thác sử dụng và tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến thu BHXH theo quy định
1.1.3.3 Cơ chế tài chính thu bảo hiểm xã hội
a. Đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời
- Thu đúng, là đúng đối tượng, đúng mức, đúng tiền lương, tiền công và đúng thời gian quy định: mọi NLĐ khi có HĐLĐ hoặc giao kết lao động theo quy định, được trả công bằng tiền đều là đối tượng đóng BHXH bắt buộc. Việc xác định đúng đối tượng, đúng tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ là cơ
Phòng thu BHXH tỉnh BP thu BHXH Huyện BP thu BHXH Huyện BP thu BHXH Huyện BP thu BHXH Huyện BP thu BHXH Huyện BP thu BHXH Huyện BP thu BHXH Huyện BP thu BHXH Huyện BP thu BHXH Huyện TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
sở quan trọng để đảm bảo thu đúng; việc thu đúng còn phụ thuộc vào tính chất hoạt động của đơn vị SDLĐ để xác định đúng đối tượng, mức thu, phương thức thu.
- Thu đủ, là thu đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và số tiền phải đóng BHXH của NLĐ, NSDLĐ.
- Thu kịp thời, là thu kịp về thời gian khi có phát sinh quan hệ lao động, tiền công, tiền lương mà những quan hệ đó thuộc đối tượng, phạm vi tham gia BHXH. Chế độ BHXH thường xuyên thay đổi để phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, ở mỗi thời điểm thay đổi đó cần phải tổ chức thực hiện thu BHXH của NSDLĐ và NLĐ đảm bảo kịp thời, không để tồn đọng tiền thu, không bỏ sót lao động tham gia BHXH.
b. Đảm bảo tập trung, thống nhất, công bằng, công khai
Cơ chế thu BHXH được quy định thống nhất, nguồn thu BHXH tập trung quản lý, điều tiết ở Trung ương là BHXH Việt Nam. Việc tham gia BHXH của NLĐ, NSDLĐ đảm bảo công khai, thực hiện công bằng ở các thành phần kinh tế. Các đơn vị tham gia BHXH đều phải công khai minh bạch số lao động phải đóng BHXH và số tiền đóng theo đúng quy định, có sự kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của Nhà nước và giám sát của các cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị - xã hội. Tính công bằng được thể hiện trong việc thu nộp BHXH, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tức là đều có tỷ lệ phần trăm thu BHXH như nhau.
c.Đảm bảo an toàn, hiệu quả
Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và sử dụng nguồn thu đúng mục đích. Nguồn thu BHXH do được tồn tích cộng đồng, nên thường có khối lượng tiền nhàn rỗi tương đối lớn chưa sử dụng cần được đầu tư tăng trưởng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa an toàn tiền thu BHXH về mặt giá trị do các yếu tố trượt giá. Vì vậy, thông qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránh lạm dụng, thất thoát; đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tư để đảm bảo thu hồi được vốn và có lãi, tức là hiệu quả sử dụng nguồn thu.
Nợ đọng BHXH là việc các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH cho người lao động, chủ yếu nợ đọng ở khối các đơn vị sản xuất kinh doanh. Hiện nay
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
đã có chế tài xử phạt vi phạm Luật BHXH nhưng chưa hợp lý, qui định về nộp phạt còn quá thấp nên chưa có tính cưỡng chế và không mang lại hiệu quả cao.
Trốn đóng BHXH là các đơn vị sử dụng lao động không đóng BHXH cho người lao động, đóng BHXH không đủ số lao động thuộc diện phải đóng BHXH hoặc đóng BHXH thấp hơn mức tiền công, tiền lương trả cho người lao động ghi trên hợp đồng lao động. Hiện nay việc buông lỏng quản lý và sử dụng lao động của một số cơ quan chức năng dẫn đến tình trạng có doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng không đăng ký sử dụng lao động. Khi sử dụng lao động không có hợp đồng lao động cụ thể, hoặc kê khai số lao động thấp hơn thực tế, không đảm bảo các điều kiện qui định của Bộ luật lao động nhằm trốn tránh trách nhiệm của mình đối với người lao động.
1.1.3.4 Quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội
Quy trình quản lý thu BHXH là toàn bộ các khâu liên hoàn từ đầu đến cuối trong tác nghiệp thu và công tác quản lý thu BHXH theo loại đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH. Hiệu quả và kết quả thu BHXH chính là thước đo cho một quy trình thu hoàn thiện, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của công tác thu BHXH. Việc thực hiện thu BHXH được thực hiện qua hệ thống tài khoản cá nhân của NLĐ (với các nước có nền công nghiệp phát triển và được hiện đại hóa trong quản lý). Thời gian tham gia BHXH được ghi nhận bằng các phương thức quản lý hiện đại như thẻ BHXH điện tử và qua mạng vi tính theo một chu trình khép kín. Như vậy, quy trình quản lý thu BHXH chính là các bước nhằm đảm bảo cho công tác thu BHXH đạt hiệu quả cao nhất. Quy trình quản lý thu BHXH được thực hiện theo các bước:
a. Lập kế hoạch thu
Kế hoạch thu BHXH được lập hàng năm theo từng cấp quản lý dựa vào tình hình thực hiện năm trước, khả năng mở rộng đối tượng tham gia của cơ quan BHXH và dựa vào kết quả tổng hợp kế hoạch thu của các cơ quan BHXH cấp dưới gửi lên.
Lập kế hoạch thu Tổ chức thực hiện Thanh tra, kiểm tra
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
- Cơ quan BHXH huyện lập kế hoạch thu gửi lên cơ quan BHXH tỉnh trước 05/11 hàng năm.
- Cơ quan BHXH tỉnh
+ Trước 15/11 hàng năm gửi lên BHXH VN kế hoạch thu BHXH của tỉnh. Kế hoạch thu được lập dựa vào tổng hợp từ kế hoạch thu của các cơ quan BHXH huyện và tình hình thực tế năm trước cũng như khả năng mở rộng đối tượng tham gia của cơ quan BHXH tỉnh;
+ Trước 20/01 hàng năm, thực hiện phân bổ dự toán thu cho BHXH huyện dựa vào dự toán thu mà BHXH VN giao xuống;
- Cơ quan BHXH Việt Nam: Lập và giao dự toán thu cho cơ quan BHXH cấp dưới trước 10/01 hàng năm.
b. Tổ chức thực hiện thu BHXH
Công tác quản lý tổ chức thu BHXH được phân cấp quản lý như sau: Đối với các đơn vị sử dụng lao động. Cụ thể là Giám đốc BHXH tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện thu BHXH và chỉ đạo BHXH huyện thu BHXH của tất cả các đơn vị sử dụng lao động có trụ sở và tài khoản đóng trên điạ bàn tỉnh theo phân cấp quản lý như sau:
BHXH tỉnh tổ chức thu BHXH của các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh bao gồm: Các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước... các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể... Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn. Giám đốc BHXH tỉnh quyết định phân cấp thu đối với từng đơn vị cụ thể. Ngoài ra đối với khối doanh nghiệp thì phải thường xuyên bám sát nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh, sự biến động về thu nhập của người lao động và khả năng trích nộp BHXH, để có đề xuất, tham mưu kịp thời với các cấp có thẩm quyền để có biện pháp giải quyết.
BHXH các huyện thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản trên địa bàn huyện, gồm: Các Doanh ngiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, hộ kinh doanh cá thể, các xã, phường, thị trấn, và các đơn vị hành chính sự nghiệp... và các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ. Trực tiếp kiểm tra danh
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
sách lao động và quỹ tiền lương của từng tháng trích nộp BHXH, từng đơn vị sử dụng lao động, đối với khối doanh nghiệp thì phải thường xuyên bám sát, nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh, sự biến động về thu nhập của người lao động và khả năng trích nộp BHXH, để có đề xuất, tham mưu kịp thời với các cấp có thẩm quyền để có biện pháp giải quyết.
Thường xuyên chủ động phối hợp với các ngành chức năng như Sở LĐ- TB&XH, Liên đoàn lao động. Tổ chức đôn đốc kiểm tra đối với các đơn vị chấp hành chưa nghiêm túc trong việc trích nộp BHXH.
Hàng tháng, quý BHXH huyện báo cáo xin ý kiến lãnh chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác thu nộp BHXH.
Trong công tác quản lý tổ chức thu BHXH, bao gồm quản lý những nội dung chính sau:
-Quản lý đối tượng tham gia BHXH
Quản lý đối tượng tham gia BHXH là sự tác động có kế hoạch, có tổ chức của cơ quan BHXH đối với quá trình tham gia BHXH của các đối tượng thông qua việc quản lý danh sách tham gia, hồ sơ tham gia, sổ BHXH, mức lương, tổng quỹ lương, mức đóng góp vào quỹ BHXH…nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia theo luật định.
Đối tượng tham gia BHXH bao gồm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và đối tượng tham gia tự nguyện, trong đó quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có ý nghĩa quan trọng vì nguồn thu từ đối tượng này chiếm tỷ trọng rất lớn trong quỹ BHXH. Cơ quan BHXH cần điều tra, lập danh sách các đơn vị sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN trên địa bàn. Thông báo, hướng dẫn các đơn vị kịp thời đăng ký tham gia, đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN cho NLĐ theo quy định của pháp luật. Định kỳ báo cáo UBND cùng cấp, cơ quan quản lý lao động địa phương tình hình chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT của các đơn vị trên địa bàn, đề xuất biện pháp giải quyết đối với các đơn vị chậm đóng kéo dài hoặc cố tình trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN theo quy định pháp luật. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Ngoài ra, để quản lý tốt đối tượng tham gia BHXH, cơ quan BHXH thực hiệc cấp sổ BHXH để ghi nhận quá trình tham gia. Hoạt động này nhằm mục đích quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia và đóng BHXH, giúp NLĐ có cơ sở pháp lý kiểm tra, giám sát kết quả đóng và thực hiện các chế độ BHXH của người SDLĐ, tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm công bằng cho NLĐ khi chuyển nơi làm việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động bởi vẫn duy trì được quyền lợi về BHXH. Sổ BHXH còn là cơ sở giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa NLĐ, NSDLĐ và cơ quan BHXH.
Bên cạnh đó, quản lý đối tượng tham gia BHXH còn phải quản lý tốt đơn vị nợ tiền đóng BHXH bằng cách chuyên quản thu liên hệ và trực tiếp đến đơn vị để đôn đốc, đối chiếu thu nộp và gửi thông báo về việc đóng BHXH cho người lao động và đôn đốc đơn vị đóng BHXH đầy đủ cho người lao động, 15 ngày một lần. Sau 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo lần thứ hai mà đơn vị không đóng BHXH cho người lao động thì lập biên bản làm việc về việc đóng BHXH cho người lao động. Sau 15 ngày kể từ ngày lập biên, đơn vị vẫn chưa đóng cho người lao động, chuyển hồ
-Quản lý cấp sổ BHXH
Để quản lý tốt đối tượng tham gia BHXH, cơ quan BHXH thực hiệc cấp sổ BHXH để ghi nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN. Hoạt động này nhằm mục đích quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia và đóng BHXH, giúp NLĐ có cơ sở pháp lý kiểm tra, giám sát kết quả đóng và thực hiện các chế độ BHXH của người SDLĐ, tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm công bằng cho NLĐ khi chuyển nơi làm việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động bởi vẫn duy trì được quyền lợi về BHXH. Sổ BHXH còn là cơ sở giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa NLĐ, NSDLĐ và cơ quan BHXH.
-Quản lý đơn vi nợ tiền đóng BHXH
Đối với những đơn vị nợ từ 3 tháng trở lên, hàng tháng ngoài việc gửi thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN, thì chuyên quản sẽ tiến hành gửi thông báo nợ và đôn đốc đơn vị đóng BHXH đầy đủ cho người lao động, 15 ngày một lần. Sau 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo lần thứ hai mà đơn vị không đóng BHXH cho người lao động thì lập biên bản làm việc về việc đóng BHXH cho người lao động. Sau 15 ngày kể từ ngày lập biên, đơn vị vẫn chưa đóng cho người
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
lao động, chuyển hồ sơ cho cơ quan BHXH báo cấp trên xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
-Quản lý quỹ lương làm căn cứ tính tiền đóng BHXH
Theo quy định của Nhà nước, cơ quan BHXH sẽ thu phí BHXH của đối tượng tham gia theo tỷ lệ phần trăm nhất định tính trên tổng quỹ lương tháng thực tế đối với người SDLĐ và thu tỷ lệ phần trăm nhất định trên tiền lương tháng của NLĐ. Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc như sau:
+ Tiền lương do Nhà nước quy định: NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên cơ sở mức lương cơ sở chung tại thời điểm đóng. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt