Quản lý thu bảo hiểm xã hội ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 38 - 67)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1 Quản lý thu bảo hiểm xã hội ở một số địa phương

1.3.1.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bến Tre

Cũng như các địa phương khác thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đời sống của người dân Bến Tre chủ yếu dựa vào sông nước và ruộng vườn. Sản xuất công nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.Vì vậy trên địa bàn toàn tỉnh có tới 90% / tổng số gần 1, 3 triệu người, sống ở nông thôn và lao động kiếm sống bằng nghề nông. Nguồn thu nhập và năng xuất mùa vụ, phụ thuộc hoàn toàn vào sự thuận hòa của tự nhiên. Do vậy mức thu nhập bình quân nhìn chung còn thấp. Cuộc sống của hầu hết các gia đình chỉ ở mức ổn định; tỷ lệ hộ giàu không nhiều, đa số trung bình và khá. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT của tỉnh Bến Tre.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Đến hết năm 2015, tỷ lệ tham gia BHXH ở Bến Tre mới đạt 10,23% so với lực lượng lao động; tỷ lệ tham gia BHYT đạt 70,63 % so với số dân toàn tỉnh. Tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh còn khá nan giải… Vì vậy, để đạt được các chỉ tiêu về phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT do BHXH Việt Nam giao, đối với Bến Tre thực sự là một thách thức lớn.

Trước tình hình này, được sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH Bến Tre đã xác định công tác tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần được quan tâm chỉ đạo một cách toàn diện, đồng bộ. Công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân và mọi người lao động trên địa bàn tỉnh tích cực thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT phải trở thành nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Công việc này phải thu hút được sự tham gia của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Đây cũng chính là quan điểm của lãnh đạo tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 21 NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”.

Năm 2016, BHXH tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm mở rộng các hình thức hoạt động và tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền. Nổi bật như: Thực hiện các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều tin, bài, phóng sự về BHXH, BHYT thường xuyên được phát trên sóng Phát thanh, truyền hình tỉnh. Đặc biệt, nhiều tiểu phẩm sân khấu có nội dung tuyên truyền về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN đã được dàn dựng một cách sinh động và được phát trên sóng phát thanh & sóng truyền hình tỉnh định kỳ mỗi tháng/lần trong chuyên mục “Bảo hiểm xã hội”. BHXH tỉnh đã phối hợp Sở Tư pháp thực hiện tọa đàm về chính sách BHXH, BHYT định kỳ 01 lần/quý trên chuyên mục Pháp Luật và Đời sống phát trên Đài Truyền hình tỉnh. Hoạt động tuyên truyền về BHXH, BHYT còn được duy trì thường xuyên trên chuyên mục BHXH trên Báo Đồng Khởi (02 kỳ/ tháng), Tạp chí Thông tin công tác tuyên giáo của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy và Bản tin sinh hoạt nội bộ của Ban Tuyên giáo huyện ủy 09 huyện, thành phố (01 kỳ/tháng).

Để làm tốt công tác tuyên truyền, BHXH Bến Tre đã chủ động thành lập và duy trì tổ tuyên truyền tại BHXH tỉnh và các huyện, thành phố. Ngoài tổ tuyên

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

truyền, còn có lực lượng cộng tác viên là nhân viên đại lý thu, chi các xã, phường, thị trấn, cộng tác viên các trường học, nhân viên bưu điện, số lượng này hiện nay trên 750 người. Đội ngũ này hàng năm đều được tham dự các lớp tập huấn do BHXH tỉnh tổ chức, nhằm bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ, cũng như trang bị kiến thức về BHXH, BHYT. Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền, hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ tuyên truyền đối với Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố cũng được thường xuyên thực hiện. Qua đó kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của cơ sở trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền.

Thông qua hoạt động tuyên truyền vận động, năm 2016 số người tham gia BHXH (bắt buộc và tự nguyện) là 89.274 người, tăng 7.205 người so với cùng kỳ năm 2015, số người tham gia BHYT 1.040.533 người, tăng 148.988 người. Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân 82,33% dân số toàn tỉnh, vượt 7,13% so với chỉ tiêu của UBND tỉnh giao.

1.3.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Long An

Tỉnh Long An nằm giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng Tây, Tây Nam, là cửa ngỏ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tỉnh Long An được đánh giá là tỉnh có môi trường đầu tư hấp dẫn bởi vị trí của Long An rất thuận lợi cho các đầu tư tiếp cận thị trường trong khu vực nhất là thành phố Hồ Chí Minh.

Với nhiều lợi thế về phát triển về công nghiệp, từ trước đến nay tỉnh Long An đã thu hút đầu tư được 28 khu công nghiệp với tổng diện tích 10.216 ha (trong đó có hơn 5.000 ha đất công nghiệp hạ tầng đã hoàn chỉnh sẵn sàng cho thuê), 32 cụm công nghiệp với tổng diện tích 3.368 ha. Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được phân bố hợp lý, vị trí gần thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế năng động nhất Việt Nam. Các khu, cụm công nghiệp đều thuận lợi về đường bộ và đường sông, quy hoạch cảng biển của tỉnh Long An có khả năng tiếp nhận tàu 70.000 tấn là những điểm thu hút sự quan tâm đầu tư của nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua.

Có thể nói nhà xưởng xây sẵn là một thế mạnh của các khu công nghiệp tỉnh Long An, bên cạnh đó sự chăm sóc tốt khách hàng của các doanh nghiệp hạ tầng

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

giúp cho Long An là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp. Trong 28 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An, bên cạnh hơn 5.000 ha đất sẵn sàng cho thuê, các khu công nghiệp tỉnh Long An đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng xây sẵn tạo ra sản phẩm, dịch vụ đa dạng cung cấp cho nhà đầu tư. Góp phần vào thế mạnh chung của tỉnh có thể kế đến các khu công nghiệp, khu nhà xưởng xây sẵn sau: Khu nhà xưởng dịch vụ Kizuna, Khu công nghiệp Long Hậu, Thuận Đạo, Tân Đức, Anh Hồng, Tân Đô, Hải Sơn, Phúc Long…

Tỉnh Long An đang tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư; tập trung đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp; đẩy mạnh cải cách hành chính; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp…, tỉnh Long An xác định sẵn sàng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đón nhận các nhà đầu tư.

Trong những năm gần đây, tình hình thu hút đầu tư vào tỉnh Long An nhất là các dự án đầu tư trong khu công nghiệp đã tăng trưởng khá ấn tượng. Nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Long An không chỉ vì điều kiện thuận lợi mà còn ở sự thông thoáng của môi trường đầu tư, sự nhiệt tình của lãnh đạo tỉnh trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và luôn sát cánh với doanh nghiệp trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Các cấp uỷ đảng, chính quyền, địa phương, đơn vị đã đưa các chỉ tiêu về dân số tham gia BHXH, BHYT vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 05 năm, xem đây là một tiêu chí quan trọng trong thi đua phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị; ưu tiên bố trí nguồn ngân sách nhà nước, huy động các nguồn ngân sách khác để đóng BHXH và mua thẻ BHYT cho các đối tượng theo quy định của nhà nước. Tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia và thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN.

Sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và quản lý của chính quyền các cấp là nhân tố quyết định sự thành công của công tác BHXH, BHYT. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương đã chú trọng, gương mẫu trong thực thi công tác BHXH, BHYT. Trong quá trình hoạt động, các tổ chức đảng, chính quyền các cấp đã lồng

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

ghép đưa chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT đến với cán bộ, đảng viên, công nhân viên, người lao động.

Có thể thấy công tác tổ chức và phối hợp thực hiện giữa các ngành trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự hỗ trợ tích cực của các sở, ngành liên quan, tạo điều kiện thuận lợi để ngành BHXH địa phương triển khai thực hiện tốt các mục tiêu theo Nghị quyết 21-NQ/TW đã đề ra.

Ngoài ra, hàng năm BHXH tỉnh cũng đã chủ động báo cáo tình hình thực hiện, đánh giá thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được, đồng thời đề xuất UBND tỉnh ban hành công văn chỉ đạo tăng cường công tác BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tùy theo tình hình thực tế tại địa phương.

Trên cơ sở đó, Bảo hiểm xã hội tỉnh Long An đã chủ trì phối hợp với các sở, ngành ký kết Quy chế phối hợp, Chương trình triển khai thực thiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT trên địa bàn, nhằm cụ thể hóa các nội dung, cơ chế phối hợp. Có thể thấy, sau khi Bộ Chính trị có Nghị quyết số 21-NQ/TW, công tác tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự hỗ trợ tích cực của các sở, ngành liên quan, tạo điều kiện thuận lợi để ngành BHXH địa phương triển khai thực hiện tốt các mục tiêu theo Nghị quyết 21-NQ/TW đã đề ra. Từ đó nhận thức của nhân dân, người sử dụng lao động, người lao động đã có chuyển biến tích cực, người dân thấy được lợi ích thiết thực của việc tham gia BHXH, BHYT. Nhờ vậy, số người tham gia BHXH, BHYT tăng liên tục qua các năm.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm trong quản lý thu bảo hiểm xã hội cho BHXH thành phố Mỹ Tho.

Từ kinh nghiệm thực tế ở 2 tỉnh giáp ranh đó là Bến Tre và Long An về những thành tích đạt được trong công tác BHXH có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong quản lý thu BHXH cho BHXH thành phố Mỹ Tho, cụ thể như sau:

Một là, công tác tổ chức, ngoài tổ chức biên chế theo quy định của ngành nói chung, tỉnh phải căn cứ vào đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể để bố trí lực lượng cán bộ thực hiện công tác BHXH cho phù hợp.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Hai là, tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo thường xuyên của BHXH Việt Nam và các cấp ủy, chính quyền, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, từ đó chủ động hơn trong tổ chức thực thi nhiệm vụ, nhất là việc xử lý những vấn đề mới như: triển khai phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT theo hộ gia đình; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT...

Ba là, phải luôn chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất với Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Mỹ Tho để huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc trong việc triển khai thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN. Tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết chế độ, chính sách về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN tạo sự hài lòng cho đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN.

Bốn là, tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN nhất là chú trọng trong thanh tra, kiểm tra, phối hợp khởi kiện những đơn vị sử dụng lao động để nợ đọng, trốn đóng BHXH cho người lao động; giám định chặt chẽ cơ sở khám, chữa bệnh BHYT có dấu hiệu trục lợi Quỹ BHYT.

Năm là, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, các hội đoàn thể đối với công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp để đẩy nhanh việc phát triển đối tượng; thu đầy đủ, kịp thời, đúng thời gian theo quy định.

Sáu là, quản lý chặt chẽ các nguồn kinh phí, tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng quy định các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh; quản lý, sử dụng có hiệu quả Quỹ khám, chữa bệnh BHYT.

Bảy là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, sử dụng các hình thức dịch vụ công nhằm phục vụ tốt hơn người tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Xuất phát từ việc nghiên cứu BHXH, vị trí, vai trò của BHXH trong nền sản xuất - xã hội nói chung. Đồng thời phân tích những đặc trưng cơ bản của BHXH. Từ đó, khẳng định BHXH là lĩnh vực kinh tế cần thiết nhằm bảo đảm sự vận động và phát triển xã hội bình ổn. Chương này đi sâu phân tích thêm những nhân tố ảnh hưởng và tác động đến hoạt động BHXH dưới các cách tiếp cận khác nhau. Mục đích để chỉ ra BHXH thuộc lĩnh vực tài chính nhà nước khác với chính sách xã hội nhưng có nét tương đồng. Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm về BHXH của hai tỉnh giáp ranh tỉnh Tiền Giang và đạt được nhiều thành tích về hoạt động BHXH trong những năm qua để rút ra những bài học kinh nghiệm, chỉ đạo hoạt động BHXH thành phố Mỹ Tho tốt hơn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG

2.1.TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ MỸ THO

2.2.1.Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội thành phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang

Bảo hiểm xã hội thành phố Mỹ Tho được thành lập theo quyết định của BHXH tỉnh Tiền Giang và BHXH Việt Nam. BHXH thành phố Mỹ Tho là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản riêng, là đơn vị hạch toán cấp 3 của hệ thống BHXH Việt Nam, chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của BHXH tỉnhTiền Giang. BHXH thành phố Mỹ Tho có trụ sở đóng tại số 418 Trần Hưng Đạo, phường 4, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Từ lúc mới thành lập BHXH thành phố Mỹ Tho đã gặp không ít khó khăn về cả nhân lực cũng như cơ sở vật chất. Nhưng đến nay, nhìn lại một chặng đường hơn 20 năm hình thành và phát triển cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các cán bộ, công nhân viên chức trong đơn vị và sự quan tâm giúp đỡ của các ngành địa phương, BHXH thành phố Mỹ Tho đã từng bước phát triển và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà BHXH Việt Nam giao cho.

Cán bộ viên chức Bảo hiểm xã hội thành phố Mỹ Tho luôn giữ vững sự đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu xây dựng cơ quan phát triển bền vững, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy cho cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn thành phố Mỹ Tho.

2.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội thành phố Mỹ Tho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 38 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)