5. Kết cấu của luận văn
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội
Hoạt động quản lý thu BHXH cũng như những hoạt động kinh tế - xã hội khác chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Để có thể đề ra những giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH, khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế như hiện nay thì cần làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội.
1.1.4.1 Nhân tố bên trong cơ quan bảo hiểm xã hội
a. Quy trình thủ tục
Trong những trường hợp quy trình và thủ tục đăng ký BHXH, quy trình thu BHXH, cho đến quy trình xét hưởng chi trả BHXH còn rườm rà, làm tăng chi phí tuân thủ cho các đối tượng tham gia ảnh hưởng đến tâm lý của các đối tượng tham gia và cả người được hưởng không thoải mái, từ đó không muốn tham gia.
b. Công tác thanh tra, kiểm tra
Việc thanh tra kiểm tra BHXH chưa hiệu quả, chưa kiểm soát hết số lượng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là nguyên nhân khiến cho tình trạng tham gia BHXH kém.
Mặt khác là do lực lượng thanh, kiểm tra quá mỏng so với số lượng đối tượng tham gia nên không thể thực hiện thanh tra kiểm tra thường xuyên. Từ đó cơ quan BHXH không kiểm soát hết tình trạng vi phạm.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
c. Mối quan hệ hợp tác với các cơ quan chức năng liên quan
Trong quá trình quản lý đối tượng tham gia, nếu cơ quan BHXH không giữ mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức như Liên đoàn lao động, Phòng lao động, Công an kinh tế, Sở Kế hoạch đầu tư….thì mức độ tuân thủ đóng góp của các đối tượng này sẽ bị giảm đáng kể.
d. Hoạt động tuyên truyền
Nếu hoạt động tuyên truyền của cơ quan BHXH chưa thực sự tốt và hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến sự nhận thức của đối tượng tham gia BHXH, họ sẽ không nhận thấy được lợi ích của việc tham gia BHXH, từ đó dẫn đến tình trạng không tuân thủ thực hiện đúng luật BHXH.
e. Chất lượng đội ngũ cán bộ BHXH
Trong công tác quản lý nói chung và quản lý thu BHXH nói riêng, con người có trình độ, năng lực, khả năng tư duy và có đạo đức nghề nghiệp là yếu tố tác động chủ yếu đến hiệu quả của công tác thu BHXH.
1.1.4.2 Nhân tố bên ngoài cơ quan bảo hiểm xã hội
a. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước, vì thế nếu một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì chắc chắn đời sống của người dân sẽ cao dần lên, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi vì thế các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho người lao động. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều người lao động có thu nhập cao thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để người lao động có cơ hội tham gia BHXH. Thêm nữa, khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của người lao động cũng tăng lên, ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình họ, họ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã hội như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thai sản, thất nghiệp khiến cho họ bị mất hoặc giảm thu nhập.
b. Môi trường pháp lý về BHXH
Khung pháp lý về BHXH hoàn chỉnh là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
đến việc tuân thủ pháp luật BHXH của người tham gia và ngược lại. Từ ngày 01/01/2018, việc tăng chế tài xử lý đối với tội gian lận BHXH, BHTN và tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN cho người lao động đã trở thành công cụ ngăn chặn vi phạm của người sử dụng lao động một cách có hiệu quả.
c.Chính sách tiền lương
Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung và thu BHXH nói riêng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Chính sách tiền lương là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH, bởi vì cơ sở để tính toán mức đóng và hưởng BHXH hiện nay là phụ thuộc vào tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Như vậy khi Nhà nước nâng lương tối thiểu, điều đó đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHXH và từ đó số thu BHXH cũng tăng lên. Thêm vào đó đối với các lao động đóng BHXH theo thang bảng lương Nhà nước quy định, mức đóng còn phụ thuộc vào hệ số lương, vì thế khi Nhà nước điều chỉnh lại thang bảng lương thì mức đóng BHXH cũng tăng lên.
d. Nguồn lực lao động
Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, đang trong độ tuổi lao động, trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội. Như vậy nếu một quốc gia có dân số “già” tức là số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ thấp trong tổng dân số sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH bởi vì số người tham gia đóng góp vào quỹ ngày càng ít trong khi số người hưởng các chế độ BHXH đặc biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng
e.Nhận thức, ý thức, tâm lý, thói quen của người lao động và người sử dụng lao động; Sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền
BHXH là một cơ chế phức tạp với nhiều mối quan hệ đa dạng, trong đó nổi bật là quan hệ lợi ích, tức là quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH. Dù là NLĐ hay là NSDLĐ thì tâm lý chung là làm sao lợi ích càng nhiều càng tốt, lợi ích không giới hạn và trách nhiệm càng ít càng tốt, trách nhiệm có hạn. Quyền và nghĩa vụ trong BHXH rõ nhất là vấn đề đóng và hưởng BHXH. NLĐ và NSDLĐ luôn mong muốn chỉ phải đóng góp BHXH ở mức thấp nhất (giảm chi phí cho gia dình và doanh nghiệp), nhưng lại muốn được hưởng BHXH tốt nhất. Vì thế, người tham gia BHXH mới tìm cách trì hoãn việc đóng BHXH hoặc giảm mức đóng góp
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
BHXH (khai lương thấp, giảm số lao động thuộc diện 34 phải tham gia BHXH, chậm đóng, nợ BHXH)... vấn đề đặt ra là Nhà nước phải làm thế nào để giảm thiểu những sự lạm dụng và vi phạm pháp luật về BHXH.
Bên cạnh đó, Để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc tham gia BHXH của NLĐ và NSDLĐ, thì vai trò của cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền có tác động rất lớn đến BHXH nói chung, đến công tác thu BHXH nói riêng. Đó là việc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong đó có nghĩa vụ đóng BHXH thông qua tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp. Đó là việc yêu cầu các doanh nghiệp khi đăng ký thành lập, hoạt động phải có chỉ tiêu thực hiện BHXH; thành lập các đoàn thanh tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH, về đăng ký lao động tham gia BHXH.
f. Tình trạng tài chính của đối tượng tham gia BHXH
Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp cùng với các thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng của NSDLĐ trong việc tham gia BHXH đầy đủ cho NLĐ. Lạm phát cao và tình trạng căng thẳng tài chính của doanh nghiệp có thể làm cho họ có thêm động cơ trốn đóng.