Bảng 2.3: Thu nhập và Chi phí của NHNo&PTNT TP.Thái Nguyên

Một phần của tài liệu 0504 Giải pháp tín dụng NH nhằm phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tại Thành phố Thái Nguyên Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 42 - 45)

Theo Quyết định số 349/QĐ/NHNo-02 ngày 19/06/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1996 trên cơ sở tách ra từ NHNo&PTNT Tỉnh Thái Nguyên.

Kể từ ngày thành lập cho đến nay hoạt động của NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên không ngừng phát triển theo định hướng ổn định, an toàn,

hiệu quả và phát triển cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng cũng như địa bàn hoạt động. NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên (gọi tắt là NHNo TP.Thái Nguyên) có chức năng chủ yếu là huy động vốn để cho vay, cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các chủ thể kinh tế trên địa bàn Thành phố. Quá trình kinh doanh có lãi, đảm bảo đủ lương và các chế độ khác cho người lao động, đóng góp đủ cho ngân sách nhà nước và các hoạt động từ thiện v.v.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của NHNo TP.Thái Nguyên gồm 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, 03 phòng nghiệp vụ và 05 phòng giao dịch.

Đến ngày 30/06/2011 NHNo TP. Thái Nguyên có 60 cán bộ nhân viên với cơ cấu trình độ như sau: Đại học, cao đẳng: 48 người; Trung học, cao cấp nghiệp vụ, sơ cấp: 12 người

2.1.2.3. Địa bàn và mạng lưới hoạt động

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Đến nay chi nhánh đã có quan hệ tín dụng với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tuy nhiên với địa bàn hoạt động của một tỉnh miền núi là rất rộng, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, trình độ dân trí chưa cao, địa bàn dàn trải, món vay còn nhỏ, chi phí cao, hiệu quả đầu tư thấp, cho nên lĩnh vực hoạt động chủ yếu của chi nhánh là nông nghiệp và nông thôn, loại hình tín dụng chủ yếu là cho vay hộ sản xuất kinh doanh.

Bộ máy hoạt động được tổ chức thống nhất từ ngân hàng hội sở đến các phòng giao dịch. Để mở rộng và tăng cường hoạt động của chi nhánh tại khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong quan hệ tín dụng với chi nhánh, đến nay 100% số xã, phường đã có cán bộ tín dụng của chi nhánh phụ trách theo dõi. Tuy nhiên có một số cán bộ hiện đang trong thời gian học tập bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho nên cán bộ tín dụng phải phụ trách 2 đến 3 xã, phường. Những vấn đề trên thực sự ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng của chi nhánh.

2.1.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT TP Thái Nguyên

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các Ngân hàng thương mại, và NHNo TP.Thái Nguyên cũng không nằm ngoài quy luật đó. Do vậy, huy động nguồn vốn trong xã hội là một công việc quan trọng được NHNo TP.Thái Nguyên đặc biệt quan tâm để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Trong những năm qua, tận dụng được các lợi thế trên địa bàn, NHNo TP.Thái Nguyên luôn đổi mới đa dạng hóa các hình thức huy

Một phần của tài liệu 0504 Giải pháp tín dụng NH nhằm phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tại Thành phố Thái Nguyên Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w