Bảng 3.2: Danh mục dự án điện các phường, xã

Một phần của tài liệu 0504 Giải pháp tín dụng NH nhằm phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tại Thành phố Thái Nguyên Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 65 - 68)

2. Hộ chăn nuôi, trồng trọt,... 45 0 23 230 19 36 0 14 3. Hộ mở trang trại 12 Q 6 204 17 45 0 18 4. Hộ khác 12 5 7 126" 10 60 2 Trong đó: Cơ sở hạ tầng 5 12 7 126 10 0 6 2 Tổng cộng 1.95 5 100 1.210 100 2.570 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh — Phòng kinh doanh)

Qua bảng 2.9 ta thấy: Nợ quá hạn về cơ sở hạ tầng nông thôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong dư nợ quá hạn lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Năm 2008, nợ quá hạn cơ sở hạ tầng nông thông là 125 triệu đồng, chiếm tỷ trọng nợ quá hạn 7% trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đến năm 2010 tỷ trọng này giảm xuống tương ứng còn lại là 60 triệu đồng và 2%.

52

Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh — Phòng kinh doanh)

2.2.3. Hiệu quả của tín dụng ngân hàng đối với công tác xây dựng cơ sở hạ

tầng nông thôn Thành phố Thái Nguyên

Trong 3 năm từ 2007 - 2010, NHNo & PTNT Thành phố Thái Nguyên đã cho vay để đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn với tổng số vốn đầu tư là 15.450 triệu đồng. Cho vay để xây dựng 28 trạm bơm điện, 4 đập dẫn nước và kiên cố hoá kênh mương 39 km, đảm bảo được việc chủ động tưới tiêu cho cây trồng. Ngoài ra còn cho vay 96 nhà văn hoá tổ, xóm ở 14 phường, xã với tổng số vốn cho vay là 3.380 triệu đồng.

Nhìn chung, hệ thống giao thông của Thành phố ngày càng được hoàn thiện để phục vụ kịp thời cho sản xuất và đời sống, tuy hệ thống giao thông hiện nay thực tế chưa đáp ứng lưu lượng và những phương tiện có trọng tải lớn, đường giao thông xuống cấp nhanh, vốn đầu tư thiếu, song việc đầu tư

53

xây dựng các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn đã thực sự phát huy tác dụng của nó, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, đem lại những lợi ích gián tiếp như: lợi ích về môi trường, giảm tiếng ồn, giảm tai nạn giao thông, tăng khả năng giao lưu giữa các vùng, giảm thiểu được thời gian đi lại của nhân dân, thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cải thiện bộ mặt nông thôn ngày càng “văn minh, hiện đại”.

+ Các công trình đầu tư trong lĩnh vực thuỷ lợi những năm trước đây, nhất là thời kỳ 1997-2002 và 2002 - 2007 đã cơ bản hệ thống thuỷ lợi. Nó góp phần nâng cao và ổn định năng suất cây trồng tạo điều kiện cho bà con nông dân liên tiếp được mùa. Năm 2008 bằng mọi nguồn đã đầu tư cho xây dựng mới và cải tạo các công trình thuỷ lợi với số vốn hơn chục tỷ đồng, chủ yếu là cứng hoá kênh mương phục vụ cho chương trình rau sạch và kênh tưới cho vùng bãi. Tuy nhiên, mặc dù đã được đầu tư song hiệu quả sử dụng các trạm bơm chưa phát huy hết công suất, nhất là đối với vấn đề tưới tiêu vùng bãi. Vấn đề này đã được các cấp, các ban ngành rất quan tâm nhưng chưa được đầu tư thích đáng, thiếu cơ chế chính sách phát triển và biện pháp quản lý hiệu quả. Do đó tác dụng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của hệ thống này còn hạn chế.

+ Đối với hệ thống điện nông thôn: Được sự quan tâm đầu tư của Các ban ngành chức năng, chuyên môn của tỉnh, đến nay tất cả các xã, thị trấn đều có trạm biến thế và lưới điện hạ thế, vì vậy 100% hộ nông dân đều có điện... Đây là điều kiện thuận lợi để Thành phố Thái Nguyên thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, ở một số xã vẫn còn một số trạm biến thế đã sử dụng từ trước những năm 80 có công suất nhỏ 180 KVA, những giờ cao điểm vẫn bị quá tải hay mất điện ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất. Khi nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, điện tiêu thụ sẽ tăng lên, tập trung đầu tư cho các xã

54

này đáp ứng đủ nhu cầu dùng điện là vô cùng cần thiết. về vấn đề điện chiếu sáng, hiện chỉ có điện chiếu sáng ở các trục đường chính tập trung ở các đường thuộc các phường, còn điện chiếu sáng ở các thôn xóm trong các xã còn ít. Tuy nhiên với tỷ lệ ít ỏi này cũng đã phần nào ổn định tình hình trật tự thôn, xóm vốn đã còn nhiều vấn đề bất cập trong nhiều năm qua.

+ Hơn 10 năm qua, bộ mặt của nông thôn ngày càng được đổi mới, các công trình hạ tầng cơ sở và nhà ở nhân dân ngày càng được khang trang, đường xá sạch sẽ hơn nhiều so với những năm trước đây.

+ Khu vực đô thị đã có bước phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi công cộng,vệ sinh nước sạch môi trường ngày càng được quan tâm. Bên cạnh những kết quả đã đạt được về đầu tư nói trên, tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn tại Thành phố Thái Nguyên vẫn còn những vướng mắc, khó khăn còn tồn tại. Nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp phát triển kinh tế của Thành phố.

2.3. Đánh giá tín dụng ngân hàng trong việc đầu tư xây dựng cơ

sở hạ

Một phần của tài liệu 0504 Giải pháp tín dụng NH nhằm phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tại Thành phố Thái Nguyên Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w