Bảng 3.4: Dự kiến phát triển cơ sở hạ tầng ngàn hy tế

Một phần của tài liệu 0504 Giải pháp tín dụng NH nhằm phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tại Thành phố Thái Nguyên Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 68 - 102)

2.3.1. Những mặt đạt được

+ Việc đầu tư vốn của Ngân hàng đã giải quyết được một phần nhu cầu vốn để mở rộng cho vay phát triển cơ sở hạ tầng nói chung. Cùng với đó, thông qua việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể đã giúp cho việc phát triển cơ sở hạ tầng được nâng cao, thuận tiện cho nhiều công việc như: đi lại, tưới tiêu, sinh hoạt...từ đó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Đầu tư tín dụng cho việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn góp phần làm cho bộ mặt vùng nông thôn khang trang hơn, tạo việc làm cho người dân trong độ tuổi lao động, mức sống của người dân được nâng lên rõ rệt, góp phần xóa đói giảm nghèo, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của

55

từng gia đình nói riêng và của địa phương nói chung, góp phần đưa tăng trưởng GDP của địa phương tăng lên trong những năm gần đây.

+ Cùng với việc phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, cơ quan ban ngành trong việc đưa vốn tín dụng về nông thôn, nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai cho nhân dân. Từ đó người dân đã quan tâm đến các vấn đề của đời sống xã hội, ý thức chấp hành pháp luật được nâng lên, mọi người biết quan tâm đến nhau hơn, tính cộng đồng được tăng cường, góp phần ổn định kinh tế chính trị xã hội tại địa phương, hạn chế các tệ nạn xã hội.

+ Với những kết quả đạt được, việc cho vay phát triển cơ sở hạ tầng đã có những thành công ban đầu. Mặt khác, giúp cho đồng vốn ngân hàng phát huy hiệu quả tốt hơn, đời sống được cải thiện, và quan trọng hơn khi cơ sở hạ tầng được phát triển thì rất nhiều dịch vụ, thương mại cũng được phát triển. Từ đó ngân hàng sẽ phát huy được những mục đích, chiến lược kinh doanh của mình nhằm đẩy nhanh CNH-HĐH đất nước.

2.3.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân tồn tại * Những mặt tồn tại:

Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, tín dụng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn những tồn tại chủ yếu sau:

Thứ nhất, vốn tín dụng ngân hàng chiếm tỷ lệ còn quá thấp trong tổng

nguồn vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Chủ yếu vẫn là vốn Nhà nước, nguồn vốn vay của ngân hàng rất hạn chế, chiếm tỷ lệ thấp và chưa được khai thông.

Thứ hai, về cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng còn bất cập:

56

+ Qua phân tích tình hình cho vay đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn có thể thấy đối tượng đầu tư chủ yếu hiện nay chưa đồng đều, chưa gắn liền với những lĩnh vực phát triển có thế mạnh và tiềm năng.

+ Nhiều đối tượng trong cơ cấu nhu cầu vốn chưa được ngân hàng quan tâm để đầu tư một cách đồng bộ như cho vay đối với cơ sở hạ tầng có tính công nghệ cao: sản xuất, chế biến, dịch vụ... Do đó vốn ngân hàng khó phát huy được hiệu quả.

* Phương thức cho vay: Hiện nay ngân hàng chủ yếu áp dụng phương thức cho vay từng lần. Phương thức này được cho là phù hợp với việc

cho vay

phát triển cơ sở hạ tầng. Song để gắn liền với các lĩnh vực phát triển khác,

ngân hàng cần áp dụng các phương thức cho vay phù hợp để người dân phát

huy được vốn vay của ngân hàng.

* Về đảm bảo tiền vay: Hiện tại, Chính phủ và NHNN đã có những chính sách thông thoáng, nới lỏng đối với việc bảo đảm tiền vay, song

thực tế

khi áp dụng còn khá nhiều bất cập. Với lại, nhiều hộ không những vay

để phát

triển cơ sở hạ tầng mà còn vay để kinh doanh, chăn nuôi.. .Mặt khác,

hiện nay

với việc tín dụng đang phải thắt chặt, nhiều vụ vỡ nợ đã xảy ra nên việc vay

vốn đều phải có tài sản đảm bảo. Đây là nguyên nhân làm cho các hộ dân

57

* Những nguyên nhân tồn tại

+ Nguyên nhân chủ quan:

Một là, nguồn vốn huy động còn nhiều hạn chế do có nhiều ngân hàng

cạnh tranh trong địa bàn. Mặt khác, nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Nói chung nguồn vốn hiện tại là không vững chắc. Trong tương lai nếu đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn để phát triển cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc hiện đại... thì tỷ lệ vốn trung, dài hạn phải tăng lên. Việc tìm ra giải pháp để cải thiện tình trạng mất cân đối hiện này giữa nguồn vốn trung dài hạn với việc cho vay là một vấn đề cấp bách cần quan tâm đúng mức, nếu không sẽ không có đủ nguồn vốn để đáp ứng cho các nhu cầu thực sự cần thiết của nhân dân.

Hai là, việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn chưa được các ngân hàng

quan tâm một cách đầy đủ, những vướng mắc trong cơ chế, chính sách cho vay đối với loại hình này chưa được nghiên cứu sâu do vậy đối tượng, thời gian vay vốn, phương thức cho vay.đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn còn cần phải bổ sung, chỉnh sửa.

Ba là, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng còn hạn

chế. Đây là vấn đề được đề cập nhiều nhưng tính thiết thực vẫn chưa cao. Trình độ của cán bộ ngân hàng vẫn còn chậm được nâng cao, nhất là kiến thức và trình độ về công tác thẩm định, do yếu kém về trình độ nên việc đánh giá phân tích tính khả thi của các dự án, phương án vay vốn của khách hàng khá hạn chế, dẫn đến tình trạng cho vay không căn cứ vào nhu cầu thực tế của dự án mà thường chỉ căn cứ vào giá trị tài sản đảm bảo để tính toán mức cho vay, cũng chính yếu tố này dẫn đến hoạt động tư vấn và chỉ dẫn của cán bộ ngân hàng cho các khách hàng trong việc xây dựng, thiết lập dự án còn yếu. Bên cạnh trình độ thì đạo đức nghề nghiệp cũng là vấn đề cần được quan tâm,

58

thời gian qua đã có không ít cán bộ ngân hàng vì lợi ích cá nhân mà đã cố ý vi phạm làm ảnh hưởng đến uy tín và việc phát triển kinh tế chung.

+ Nguyên nhân khách quan

Một là, trong các chính sách đã đề cập ở phần trước thì việc cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm nên có những hộ vay chưa thể có tài sản để thế chấp vay với số lượng lớn, ngoài ra vấn đề quy hoạch tổng thể về nông thôn, đặc biệt là nông thôn mới ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng tín dụng của ngân hàng.

Hai là, ngoài nguồn vốn huy động tại địa phương, NHNo còn được

Chính phủ bổ sung bằng nguồn vốn của Ngân sách, nhưng trong thực tế nguồn vốn này rất hạn chế khi được phân bổ. Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng không được phân bố đồng đều. Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tập trung trên 70% cho khu vực đô thị (một phần đáng kể để xây dựng các trụ sở), còn hạ tầng nông thôn chưa được đầu tư nhiều, điều này ảnh hưởng đến việc khuyến khích phát triển kinh tế trong vùng nông thôn.

Ba là, do điều kiện địa lý vùng nông thôn chưa có quy hoạch một cách

cụ thể, mới quy hoạch một số vùng nông thôn điểm nên việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Hơn nữa, trình độ dân trí, văn hòa vùng nông thôn còn chưa cao, tệ nạn xã hội vẫn tồn tại nhiều, tình trạng tín dụng đen vẫn còn len lỏi trong vùng nông thôn, dẫn đến nhiều hộ có tâm lý sợ vay mượn, thậm chí sợ vay mượn cả ngân hàng. Do vậy, nhiều cán bộ ngân hàng cũng cần phải lựa chọn, cân nhắc trước khi quyết định đầu tư mở rộng vốn cho vay sao cho đúng đối tượng cần thiết.

Bốn là, thu nhấp của đại bộ phân dân cư còn thấp nên khả năng tham

gia góp vốn, hoặc có tài sản bảo đảm để vay ngân hàng hạn chế đã ảnh hưởng lớn đên phương châm nhà nước và nhân dân cùng đầu tư xây dưng cơ sở hạ tầng nông thôn.

59

KẾT LUAN CHƯƠNG 2

Từ những cơ sở lý thuyết về các tiêu chí đánh giá về vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại chương 1, chương 2 khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội tại Thành phố Thái Nguyên, sơ lược quá trình hình thành và phát triển, điểm qua kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên trong những năm qua.

Những đổi mới trong chính sách tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp, nông thôn nói chung và việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng đã tạo cho nền kinh tế nông thôn phát triển. NHNo đã mở rộng mạng lưới để tăng cường tiếp cận hộ nông dân; cơ chế tín dụng được đổi mới về các quy định cho vay, các hình thức cho vay mới được áp dụng, hồ sơ thủ tục được đơn giản hóa; đối tượng cho vay được mở rộng...

Tuy nhiên thực trạng đầu tư tín dụng của NHNo TP Thái Nguyên đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thời gian qua cho thấy còn nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên để mở rộng quy mô tín dụng, mở rộng đầu tư chiều sâu vào vùng nông thôn; đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn; hoàn chỉnh bổ sung chính sách tín dụng đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

60

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

NHẰM PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.1. Định hướng tín dụng ngân hàng trong việc đầu tư xây dựng

sở hạ

tầng nông thôn tại Thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng của Thành phố Thái Nguyên

Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta, nông nghiệp nông thôn có vai trò hết sức quan trọng. Về mục tiêu cụ thể đến 2015, cả nước có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến 2020 có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (theo 19 tiêu chí mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành trên tổng số 9.111 xã hiện nay của nước ta).

Uỷ ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên cũng đã xây dựng đề án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 với những định hướng, mục tiêu tổng quát và cụ thể như sau:

3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2015 đạt được các mục tiêu cơ bản như sau:

- Phấn đấu 100% số xóm có đường xe cơ giới; Bê tông hoá hoặc nhựa hoá 100% tuyến đường liên xóm hiện có.

- 100% số phường, xã hoàn thành việc xây dựng quy hoạch - 100% số xã đạt các tiêu chí nông thôn mới.

- 100% số người dân được sử dụng điện lưới quốc gia chất lượng cao. - Xây dựng các trường học cao tầng, đưa khoa học kỹ thuật như: mạng

TT

Công trình Tổng vốn theo dự án

(tr.đồng) ____________________Tổng số Ngân sách

61

- Hoàn thành xây dựng các tuyến kênh chính tưới nước. Xây dựng các hồ, đập, các trạm bơm điện... phấn đấu đưa diện tích tưới tiêu chủ động đạt

100% với diện tích ruộng và 90% với diện tích vùng đồi (Cây công

nghiệp, cây

chè và cây ăn quả).

- Xây dựng các cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động của các cơ quan Đảng, đoàn thể và chính quyền các phường, xã.

- Xây dựng hệ thống cấp thoát nước cho các xã vùng sâu Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Hà, Phúc Xuân và Cao Ngạn.

- Xây dựng thêm ít nhất 3 hệ thống xử lý rác thải. Hiện tại có 2 hệ thống xử lý rác thải trong địa bàn thành phố.

- Quy hoạch và xây dựng các khu sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, du lịch và dịch vụ.

- Hoàn thành đầu tư nâng cấp 100% các khu trung tâm y tế tại các phường, xã

- Hoàn thành xây mới và nâng cấp các chợ tại trung tâm thuộc các xã nông thôn.

3.1.1.2. Các mục tiêu cụ thể

Từ nay đến năm 2015 tiếp tục duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đi trước một bước phù hợp với trình độ sản xuất hiện có, chú trọng đến các vùng kinh tế trọng điểm và nhu cầu cấp thiết theo những mục tiêu trước mắt

và lâu dài thích hợp.

về giao thông: Giao thông là điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cũng như văn hoá xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ. Đến năm 2020, tỷ lệ đường giao thông được trải

62

tuyến đường này hiện nay còn hẹp, không đảm bảo cho các loại máy móc nông nghiệp, hệ thống thoát nước có nhưng chưa hoàn thiện, Hệ thống giao thông nông thôn có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường khả năng giao lưu hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm tạo đà phát triển kinh tế giữa các vùng trung tâm với các vùng kinh tế kém phát triển của thành phố như: Tân Cương, Thịnh Đức, Phúc Hà, Phúc Trìu, Hương Sơn, Quyết Thắng..., làm giảm tỷ lệ nghèo và sự chênh lệch về kinh tế giữa đô thị với các vùng nông thôn trong địa bàn, thúc đẩy quá trình cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Nhận thức được điều này nên vấn đề đầu tư cho hạ tầng giao thông nông thôn là một trong những chương trình quan trọng được các cấp lãnh đạo của tỉnh hết sức quan tâm, hàng năm thường xuyên cho tiến hành nâng cấp và tu sửa các tuyến đường trọng điểm tạo điều kiện để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Với tổng kinh phí đầu tư trên 300 tỷ đồng trong năm 2008 Thành phố Thái Nguyên đã làm được khối lượng lớn đường giao thông như sau:

1 Cải tạo đường liên thôn xã Quyết Thắng 0 20.00 0 15.00 2 Cải tạo đường liên thôn xã Thịnh Đức 0 15.00 0 15.00 3 Cải tạo nâng cấp đường xã Phúc Hà 0 40.00 0 30.00 4 Cải tạo đường vào các tổ phường Cam Giá 0 20.00 0 20.00 5 Trải nhựa tuyến đường liên xã TrungThành, Tân Thành_____________________ 0 140.00 0 140.00 6 Trải nhựa tuyến đường liên xã Đồng Bẩm,

Cao Ngạn___________________________

80.00 0

80.00 0

63

Trong tương lai gần Thành phố Thái Nguyên sẽ tập trung chuyên môn hoá sản xuất cao, các ngành dịch vụ phát triển tốt, do đó các tuyến đường cho mục tiêu trên là cần thiết. Thành phố Thái Nguyên cố gắng phấn đấu để các tuyến đường giao thông đến các tổ, xóm cơ bản là đường nhựa, bê tông và gạch vào năm 2013. Trước hết xoá bỏ đường đất phục vụ cho giao thông đi lại, tiếp cận và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiếp thu khoa học về máy móc với phương châm tập trung theo chiều sâu, lấy chất lượng các tuyến đường làm chính, hoàn thiện dần lượng để phục vụ kịp thời cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

về xây dựng mạng lưới điện: Điện là nguồn năng lượng chủ yếu của quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu về năng lượng nói chung và điện nói riêng đều bùng nổ gây ra sức ép rất lớn đến cơ cấu và chiến lược phát triển ngành năng lượng. Trong nhiều năm qua, ngành điện đã có sự phát triển khá, đáp ứng được những mục tiêu chính yếu của Đảng và Nhà nước đề ra. Điện giữ vai trò cơ bản cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động kinh tế, đặc biệt khi đời sống nhân dân ngày một cao thì nhu cầu sử dụng càng được nâng lên. Do đó đầu tư xây dựng, bảo đảm nâng cấp điện thường xuyên là điều cần thiết để đáp ứng

Một phần của tài liệu 0504 Giải pháp tín dụng NH nhằm phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tại Thành phố Thái Nguyên Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 68 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w