Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0516 Giải pháp tăng cường mối quan hệ tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Anh Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 107 - 109)

Thứ nhất, điều hành chính sách tiền tệ ổn định? Trong thời gian qua, để giúp chính phủ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, NHNN thường xuyên phải điều chỉnh chính sách tiền tệ thông qua việc điêu hành các loại lãi suất (lãi suất cơ bản lãi suất tái chiết khấu lãi suất tái cấp vốn); tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ giá... Việc điều chỉnh chính sách tiền tệ đôi khi đã tạo ra sự bị động trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại, NHNN cần điều hành chính sách tiền tệ theo hướng ổn định, thống nhất và mang tính dài hạn thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ.

Thứ hai, Nhà nước cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ về việc cấp tín dụng đối với loại hình DNNVV, đặc biệt là cơ chế hỗ trợ vê lãi suất vay (có thể hỗ trợ một phần lãi suất vay vốn với các NHTM). Nhà nước cũng cần có cơ chế hỗ trợ đối với các NHTM trong trường hợp ngân hàng gặp khó khăn khi thực hiện chương trình hỗ trợ tín dụng đối với DNNVV như tái cấp vốn với lãi suất ưu đãi.

Thứ ba, nâng cao chất lượng hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng: Việc thu thập thông tin về khách hàng là DNNVV của các ngân hàng là hết sức khó khăn do số lượng khách hang lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, địa bàn hoạt động rộng. Hiện nay ngoài các thông tin do khách hàng

cung cấp và nguồn thông tin hạn chế từ Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước Việt Nam (CIC), hầu như ngân hàng không khai thác được thông tin từ các hiệp hội mà khách hàng tham gia, từ các tổ chức nghiên cứu thị trường, bên cạnh đó, chưa có sự phối hợp giữa ngân hàng và các cơ quan thuế, hải quan để kiểm chứng thông tin do khách hàng cung cấp. Vi vậy, nguồn thông tin từ CIC vẫn là nguồn thông tin chủ yếu và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Để ngân hàng thương mại có những chính sách tín dụng phù hợp, và quyết định cho vay đúng đắn, hạn chế rủi ro, CIC cần nâng cao chất lượng của thông tin tín dụng bằng cách chủ động, tăng cường phối hợp với các ngân hàng thương mại và các sở ban ngành có liên quan để lập danh sách các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cụ thể, có cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin về tình hình hoạt động, quan hệ tín dụng của các doanh nghiệp tại các TCTD, đây cũng là một kênh cung cấp thông tin có độ tin cậy cao giúp các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng.

Thứ tư, cần có cơ chế để khuyến khích các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DNNVV; tạo cơ chế mở, linh hoạt cho hoạt động của các ngân hàng thương mại, đồng thời khuyến khích các ngân hàng thương mại trong việc mở rộng biên độ trong giao dịch với các DNNVV, chấp nhận rộng rãi hơn nữa các loại hình giao dịch bảo đảm và chấp nhận đa dạng hoá hơn các loại tài sản có thể dùng để bảo đảm.

Thứ năm, ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo chặt chẽ các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn đầu tư cho DNNVV, gắn kết ngân hàng với doanh nghiệp, bám sát từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phục vụ, chia sẻ rủi ro cùng doanh nghiệp. áp dụng thí điểm việc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, linh hoạt trong cơ chế cho vay để đẩy mạnh tín dụng với

DNNVV tại một số ngân hàng. Chỉ đạo các ngân hàng theo dõi, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của các khoản vay này.

Thứ sáu, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có gần 400 tổ chức tin dụng cùng tồn tại và hoạt động nên sự cạnh tranh giữa các TCTD khá gay gắt. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tế và hoạt động ngân hàng, NHNN Việt Nam cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng của các TCTD trên địa bàn, nhằm đảm bảo sự an toàn của hệ thống cũng như cạnh tranh bình đẳng trên cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng tiện ích của sản phẩm, phù hợp với quy định chung của NHNN.

Thứ bảy, Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan hữu quan khác có các biện pháp nhằm hỗ trợ nguồn trung và dài hạn cho các DNNVV như thu xếp các nguồn vốn của các TCTD thế giới như ADB, WB, JICA . . . ., phân bổ các nguồn vốn và giao chỉ tiêu đến các NHTM ưu tiên cho vay đối với các DNNVV.

Một phần của tài liệu 0516 Giải pháp tăng cường mối quan hệ tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Anh Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w