Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 0516 Giải pháp tăng cường mối quan hệ tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Anh Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 112 - 119)

Thứ nhất: chấp hành nghiêm chỉnh Luật doanh nghiệp, Luật kế toán và các quy định về tài chính, kế toán của Nhà nước, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, cung cấp thông tin báo cáo chính xác và kịp thời cho các ngân hàng thương mại khi có yêu cầu.

Thứ hai: sử dụng vốn vay ngân hàng đúng mục đích, tuân thủ các nội dung trong Hợp đồng tin dụng. Phối hợp với Ngân hàng trong việc thẩm định kiểm tra trước trong và sau khi cho vay. Thiện chí, hợp tác với Ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm.

Thứ ba: các DNNVV cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau và với các doanh nghiệp lớn. Kinh nghiệm từ các nước cho thấy, nền kinh tế luôn phải có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp lớn và DNNVV, mỗi doanh nghiệp lớn có hàng ngàn, hàng vạn DNNVV làm nhà thầu phụ. Tuy nhiên Ở Việt nam, thời gian qua mối liên kết này khá lỏng lẻo nên khả năng hỗ trợ nhau rất kém. Phần lớn nguyên vật liệu của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều là nhập khẩu, DNNVV rất ít cơ hội trở thành nhà thầu phụ. Làn sóng phát triển của các doanh nghiệp lớn đã không kéo theo, không hỗ trợ được nhiều cho các DNNVV. Vi vậy, để có sự phát triển bền vững các DVV cần thiết lập được mối quan hệ với các doanh nghiệp lớn để trở thành nhà thầu phụ trong mối quan hệ hài hoà tạo lợi ích cho cả hai bên từ đó thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ của đất nước.

Thứ tư: đổi mới và nâng cao trình độ quản trị điều hành doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quản lý điều hành, người chủ doanh nghiệp phải biết phát huy vai trò của mình trong việc sử dựng con người, tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, tìm hiểu các thông tin về vốn, đất đai, thị trường nguyên liệu đầu vào, thị trường sản phẩm đầu ra... từ đó chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, cải tiến, thay đổi công nghệ... nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ năm: trong môi trường kinh doanh nhiều biến động như hiện nay, các DNNVV phải thường xuyên cải tiến và đổi mới chính mình thông qua việc tăng cường lợi ích của sản phẩm, tăng cường lợi ích của khách hàng, phát triển hệ thống phân phối, tăng cường đẩy mạnh tiếp thị và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức doanh nghiệp.

Kết luận chương 3

Định hướng hoạt động tín dụng cuả NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Đông Anh nói riêng trong thời gian tới là mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng. Trước một môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và những yếu tố bất ngờ khác thì việc tiếp cận khách hàng tốt là vô cùng khó khăn. Không những thế trước những biến động khôn lường của thị trường thì việc quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngày càng khó khăn, đòi hỏi ngân hàng phải quan tâm nhiều đến công tác quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức và những rủi ro khách trong hoạt động cấp tín dụng của mình.

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiến công tác tín dụng DNNVV, từ việc xác định thực trạng hoạt động cấp tín dụng đến việc thực hiện các biện pháp tăng cường mối quan hệ, các biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng trong thời gian qua, chương 3 của luận văn nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ tín dụng với các DNNVV của NHNo&PTNT Đông Anh. Các giải pháp tập trung vào vấn đề cơ chế chính sách của ngân hàng; những thay đổi của DNNVV qua đó góp phần vào công tác tăng cường mối quan hệ tín dụng giữa NHNo&PTNT Đông Anh và các DNNVV.

Chương 3 của luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với NHNN và chính quyền địa phương để các giải pháp trên có tính khả thi.

KẾT LUẬN

Mục tiêu cơ bản của việc tăng cường mối quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và các DNNVV là nâng cao hiểu quả hoạt động cho cả ngân hàng và các DNNVV. Trong bối cảnh cạnh tranh và sự biến động không ngừng của thị trường thì cả ngân hàng và các DNNVV đều đã quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên những nhận thức này mới chỉ là bước đầu và chưa toàn diện.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động cho cả ngân hàng và các DNNVV, giúp ngân hàng mở rộng được tín dụng nhưng vẫn kiểm soát được chất lượng tín dụng và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, giúp các DNNVV mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, luận văn đã tập trung nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường mối quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHNo&PTNT Đông Anh ”. Những kết quả cơ bản của luận văn bao gồm:

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và tín dụng đối với DNNVV, tập trung nghiên cứu các vấn đề các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các DNNVV, đến chất lượng tín dụng của ngân hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Luận văn cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ tín dụng của một số nước trên thế giới: Đức; Đài Loan; Indonesia; Malaysia... qua đó rút ra những bài học hữu ích đối với Việt Nam. Đó là sự nhận thức về việc mở rộng tín dụng, về quản lý rủi ro tín dụng. Từ nhận thức đó, cả ngân hàng và DNNVV phải có những thay đổi cần thiết nhằm tăng cường mối quan hệ tín dụng giữa hai bên.

Hai là, tâp trung phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Luận văn cũng đã đánh giá những kết quả đã làm được, những mặt hạn chế trong công tác tín dụng tại

NHNo&PTNT Đông Anh và tìm những nguyên nhân chủ quan và khach quan gây ra khó khăn trong công tác tăng cường mối quan hệ tín dụng giữa hai bên.

Ba là, trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, luận văn cũng đã đề xuất một hệ thống các giải pháp, kiến nghị đồng bộ nhằm tăng cường mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các DNNVV. Những giải pháp trọng tâm bao gồm: các giải pháp mở rộng mối quan hệ tín dụng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ tín dụng. Để hỗ trợ thực hiện những giải pháp này, luận văn cũng nghiên cứu một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tăng cường kiểm soát nội bộ, nâng cao chất lượng thông tin... Đồng thời, nhằm tạo điều kiện cần thiết, tăng tính khả thi của các giải pháp nêu trên, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước, chính quyền địa phương về việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động của ngân hàng cũng như của DNNVV.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận văn, do đây là vấn đề hết sức nóng bỏng đối với Việt Nam; nhiều vấn đề được đề cập cũng đang là vấn đề nóng bỏng của không chỉ các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà còn của các nhà hoạch định chính sách và còn cần phải có các công trình nghiên cứu tiếp theo. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và những người quan tâm đến lĩnh vưc này nhằm hoàn thiện thêm vấn đề nghiên cứu.

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, đặc biệt là sự quan tâm hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Lê Thị Xuân. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo và tất cả những người đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

[1] Edward W.Reed Ph.d, Edward K.Gill Ph.d (2004) Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê

[2] Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính [3] Lê Vinh Danh (2006), Tiền và hoạt động ngân hàng, NXB Tài chính [4] Tô Ngọc Hưng (2009), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê

[5] Nguyễn Thị Mùi (2001), Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, NXB Xây dựng

[6] Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

NXB Thống kê

[7] Trần Minh Sơn (2008), “Thực tiên cơ chế bảo đảm tiền vay đối với các DNNVV và giải pháp khắc phục”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 8/2008)

[9] Phạm Thị Thu Hằng (2010), “Để phát triển DNNVV của thủ đô Hà Nội”, Báo điện tử đảng Cộng sản Việt Nam

[10] Đỗ Minh Thành (2008), “ Để phát triển mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với DNNVV trong tiến trình hội nhập", Tạp chí Cộng sản, (số 16/2008)

[11] Lê Vinh Danh (2006), “Tiền và hoạt động Ngân hàng” NXB Tài chính [12] Chính phủ (2001), Nghị định 90/2001/NĐ-CP, Nghị định của Chính

phủ về trợ giúp phát triển DNNVV

[13] Chính phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV

[14] Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006

Nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục nhận bảo đảm tiền vay

[15] NHNN Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày

31/12/2001, Quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

[16] NHNN Việt Nam (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày

03/02/2005, Quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN

[17] NHNN Việt Nam (2005), Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày

31/05/2005, Quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung quyết định 127/2005/QĐ-NHNN

[18] NHNo&PTNT Việt Nam (2009), Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010, Quyết định của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam

[19] NHNo&PTNT Việt Nam (2007), Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT- TDHo ngày 03/12/2007, Quyết định của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam ban hành quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam

[20] NHNo&PTNT Việt Nam (2003), Quyết định số 3251/NHNo-TD ngày 06/10/2003, Quyết định của Chủ tịch HĐQT về việc “Quy định mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay” [21] NHNo&PTNT Việt Nam (2007), Quyết định số 1406/NHNo-TD ngày

23/05/2007, Quyết định của Tổng giám đốc về việc “Tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam”

[22] NHNo&PTNT Việt Nam (2002), Quyết định số 1235/NHNo-TD ngày 17/05/2002, Quyết định của Tổng giám đốc về việc “Hướng dẫn cho vay theo hạn mức tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam”

[23] NHNo&PTNT Việt Nam (2002), Quyết định số 1435/NHNo-TD ngày 31/05/2002, Quyết định của Tổng giám đốc về việc “Hướng dẫn thực hiện quy chế đồng tài trợ trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam” [25] NHNo&PTNT Việt Nam (2007), Quyết định số 757/NHNo-TD ngày

24/07/2007, Quyết định của Tổng giám đốc về việc “Quy định về chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam”

[26] NHNo&PTNT Việt Nam (2008), Quyết định số 4987/NHNo-TDDN ngày 28/11/2008, Quyết định của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về một số chính sách tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam

[27] NHNo&PTNT Việt Nam (2009), Quyết định số 3540/NHNo-TD ngày 28/08/2008, Quyết định của Tổng giám đốc về việc “Hướng dẫn cho vay ưu đãi xuất khẩu trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam”

[28] NHNo&PTNT Việt Nam (2008), Quyết định số 4050/NHNo-TD ngày 01/10/2008, Quyết định của Tổng giám đốc về cho vay đối với khách hàng xếp loại B trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh doanh xuất khẩu trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam

[30] NHNo&PTNT Việt Nam (2003), Quyết định số 1163/NHNo-TD ngày 28/04/2003, Quyết định của Tổng giám đốc về việc “Hướng dẫn thực hiện cho vay không có tài sản bảo đảm”

[31] NHNo&PTNT Đông Anh, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2006; 2007; 2008; 2009; 2010

[32] NHNo&PTNT Đông Anh, Báo cáo cho vay DNNVV các năm 2006; 2007; 2008; 2009; 2010

[33] NHNo&PTNT Đông Anh, Báo cáo nợ phân nhóm các năm 2006; 2007; 2008; 2009; 2010

[34] NHNo&PTNT Đông Anh, Báo cáo trích lập dự phòng để xử lý rủi ro các năm 2006; 2007; 2008; 2009; 2010

[35] NHNo&PTNT Đông Anh, Đề án kinh doanh 2011-2015

[36] Huyện ủy Đông Anh, Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội các năm 2006; 2007; 2008; 2009; 2010

[37] Phiếu điều tra doanh nghiệp

TIẾNG ANH

[38] Donald R. Fraser; Benton E. Gup; James W. Kolari (1995), Comercial Banking - The Management of Risk, West Publishing Company

CÁC TRANG WEB

[39] Ngân hàng nhà nước ( www.sbv. gov.vn).

[40] Hiệp hội các DNNVV thành phố Hà Nội ( www.hasme.org.vn). [41] Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ( www.dangcongsan.vn). [42] NHNo&PTNT Việt Nam ( www.agribank.com.vn).

Một phần của tài liệu 0516 Giải pháp tăng cường mối quan hệ tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Anh Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 112 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w