Lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại

Một phần của tài liệu 0524 Giải pháp tăng thu nhập tại NHTM CP Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 28 - 30)

Kết quả kinh doanh của NHTM hay lợi nhuận là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả hợp lý, hợp lệ, bao gồm lợi nhuận trong hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận trong hoạt động khác. Có thể phân chia lợi nhuận của một NHTM thành hai loại đó là lợi nhuận tuyệt đối và lợi nhuận tương đối. Việc xác định kết quả kinh doanh được thực hiện vào cuối ngày 31/12 khi quyết toán niên độ.

1.2.3.1. Lợi nhuận tuyệt đối

Được xác định là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của NHTM trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí

Chi phí trên bao gồm cả thuế đánh trên phần thu nhập được hưởng. Hay lợi nhuận của các NHTM được xác định như sau:

Lợi nhuận = Thu nhập ròng từ lãi + Thu nhập ròng ngoài lãi - Thuế thu nhập

Thu nhập ròng từ lãi = Tổng thu từ lãi - Tổng chi từ lãi

Thu nhập ròng ngoài lãi = Tổng thu ngoài lãi - Tổng chi ngoài lãi

1.2.3.2. Lợi nhuận tương đối

Lợi nhuận tương đối của các ngân hàng được xác định bằng phương pháp tương đối. Các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận tương đối của ngân hàng như: tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng thu nhập, chỉ tiêu thu nhập trên tổng tài sản.. Các chỉ tiêu này được sử dụng để phân tích cơ cấu thu nhập, chi phí và lợi nhuận để từ đó đưa ra được những chính sách cũng như các chiến lược kinh doanh của ngân hàng nhằm mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận.

1.2.3.3. Vai trò lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại

Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường hiện nay, ngân hàng có tồn tại và phát triển được hay không, điều quyết định là có tạo ra được lợi nhuận hay không? Vì thế lợi nhuận được coi như một đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời

còn là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính. Việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều

Lợi nhuận của ngân hàng còn là động lực kích thích các NHTM đẩy mạnh kinh doanh, sử dụng hợp lý các nguồn vốn, lao động.. vì lợi nhuận còn chứa đựng các lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp có tác dụng quyết định kích thích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí từ đó tăng lợi nhuận. Lợi ích tập thể được thực hiện thông qua việc trích lập các quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển..Lợi ích tập thể là sợi dây gắn bó những các nhân người lao động trong một tập thể. Lợi ích xã hội là một bộ phận gắn liền với lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Lợi ích xã hội được dùng để thỏa mãn mãn các nhu cầu chung của xã hội và được thực hiện thông qua các đóng góp của doanh nghiệp như thuế. Ba loại lợi ích trên có quan hệ mật thiết với nhau, việc kết hợp hài hòa các lợi ích trên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phát huy vai trò của lợi nhuận, làm cho người lao động gắn bó với ngân hàng, quan tâm đến sự phát triển của ngân hàng .

Một phần của tài liệu 0524 Giải pháp tăng thu nhập tại NHTM CP Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w