Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu 0524 Giải pháp tăng thu nhập tại NHTM CP Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 37 - 104)

Môi trường pháp lý về hoạt động của ngân hàng là các quy định về phạm vi hoạt động, các điều kiện thành lập, vốn điều lệ.. đều ảnh hưởng tới các chi phí cũng như thu nhập và lợi nhuận của Ngân hàng. Chẳng hạn Nhà nước cho phép các NHTM quốc doanh được tham gia liên kết với các TCTD khác để thành lập ra một NHTM Cổ phần cũng góp phần mở rộng mạng lưới hoạt động của các NHTM, góp phần tạo ra lợi nhuận.

Lợi nhuận của các NHTM không những chịu ảnh hưởng bởi những quy định trong hoạt động ngân hàng mà còn chịu ảnh hưởng bởi các quy định đối với hoạt động của các doanh nghiệp với tư cách là khách hàng của ngân hàng. Chẳng hạn như quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp, điều kiện đăng ký kinh doanh hay kiểm toán bắt buộc. Một khi môi trường pháp lý cho hoạt

động của TCTD hoàn thiện, các doanh nghiệp ngày càng ôn định thì hoạt động của NHTM ngày càng phát triển, hạn chế được rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã khái quát những vấn đề chung nhất về tăng thu nhập tại ngân hàng. Luận văn đã đưa ra một số vấn đề cơ bản về NHTM, nghiên cứu các bộ phận cấu thành thu nhập của NHTM, chỉ ra cách xác định lợi nhuận của NHTM hay sự hình thành thu nhập của một chi nhánh NHTM hạch toán phụ thuộc. Đồng thời, chương này cũng nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của NHTM.

Dựa trên cơ sở lý luận về thu nhập của một chi nhánh NHTM, chúng ta đã có được cái nhìn khái quát về con đường mà các ngân hàng đã lựa chọn để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, trong đó có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Điều này đòi hỏi các NHTM cần phải xây dựng một định hướng kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế trên nền tảng đẩy mạnh phát triển các hoạt động kinh doanh, tạo tiềm lực cho chi nhánh có thể đứng vững trước áp lực cạnh tranh và những biến động của thị trường.

Tuy nhiên, để việc tăng thu nhập trên cơ sở mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh một cách thật hiệu quả, trước tiên chúng ta cần nắm rõ thực lực hiện có của chi nhánh, nắm bắt được thị hiếu của khách hàng, tiếp đến là nắm bắt được xu hướng phát triển chung của thị trường, đồng thời tiếp thu được những kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài, từ đó mới có thể vận dụng vào thực tế bản thân ngân hàng một cách linh hoạt.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THU NHẬP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀNG MAI

2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀNG MAI

2.1.1. Sơ lược về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), sau khi tách ra khỏi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với tên ban đầu là Ngân hàng Chuyên doanh Công thương Việt Nam.

Ngày 14/11/1990 Ngân hàng Chuyên doanh Công thương Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam theo chỉ thị số 402/CT của Hội đồng bộ trưởng.

Ngày 27/3/1993 Thống đốc NHNN quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên là Ngân hàng Công thương Việt Nam theo quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN

Ngày 21/09/1996 quyết định thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam theo quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN.

Ngày 08/07/2009 chính thức đổi tên Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc NHNN VN số 142/GP- NHNN, ngày 03/07/2009

Vietinbank là một trong bốn ngân hàng lớn nhất Việt Nam, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam. Vietinbank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở GD, 150 Chi Nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm, cùng với 7 Công ty hạch toán độc lập là Công ty cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung Tâm Thẻ và Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Vào đầu năm 2012 Vietinbank đã chính thức mở chi nhánh tại Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa Liên Bang Đức. Bước đầu hòa nhập vào lĩnh vực tài chính ngân hàng thế giới. Trong thời gian tới NHTMCP Công thương Việt Nam đang tiếp tục mở các chi nhánh tại Canada, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, NHTMCP Công thương Việt Nam cũng là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của ngân hàng INDOVINA. Vietinbank có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế

tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER và JCB quốc tế.

Vietinbank còn là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị và kinh doanh. Vietinbank không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện đại và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

2.1.2. Sơ lược về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương

Việt Nam

chi nhánh Hoàng Mai

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai (VietinBank Hoàng Mai) có quyết định thành lập từ tháng 11 năm 2006 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 20 tháng 1 năm 2007.

Những ngày đầu mới đi vào hoạt động, VietinBank Hoàng Mai chỉ có 1 phòng giao dịch, 4 quỹ tiết kiệm, 2 phòng Khách hàng và các phòng ban thuộc khối hỗ trợ: Tổ chức hành chính, Tiền tệ Kho quỹ, Quản lý rủi ro, Kế toán, Kiểm tra kiểm soát nội bộ...

Qua sáu năm đi vào hoạt động, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội cũng như gây dựng được uy tín nhất định đối với khách hàng, VietinBank Hoàng Mai đã phát triển và tăng trưởng trên mọi mặt với mạng lưới hoạt động gồm Trụ sở chi nhánh và 11 phòng giao dịch phân bố trên khắp địa bàn quận Hoàng Mai, quận Hoàn Kiếm, quận Đống Đa và huyện Thanh Trì, Hà Nội. Các quỹ tiết kiệm được nâng cấp và phát triển thành phòng giao dịch với đầy đủ chức năng nhiệm vụ. Khối hỗ trợ có thêm 3 tổ: tổ Điện toán, tổ Tổng hợp, tổ Thẻ nhằm hỗ trợ quản lý các hoạt động kinh doanh.

Cuối năm 2010, VietinBank Hoàng Mai đã đi đầu trong việc triển khai mô hình ngân hàng bán lẻ - mô hình giao dịch thân thiện, tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ đạt hiệu quả cao nhất, hứa hẹn một bước

PGD Tân Mai PGD 88 PGD18 PGD28 w- PGD Định Công PGD 43 , , PGD 68 , , PGD 48 - w PGD Tnrcm g Đụih ⅛. PGD 65 PGD Nam Há NỘI ⅛.

tiến đột phá trong việc đem lại lợi nhuận cho chi nhánh.

Tên gọi đầy đủ: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai.

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Join stock Commercialbank for Industry and Trade - Hoang Mai Branch.

Tên gọi tắt là: VietinBank Hoàng Mai.

Trụ sở chính: Số 2-4 Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội.

Số điện thoại: 04. 3664 8702; Fax: 04. 3664 8358

V Các nghiệp vụ chủ yếu của VietinBank Hoàng Mai:

Là chi nhánh thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - một trong những NHTM hàng đầu và uy tín, chi nhánh Hoàng Mai được phép kinh doanh đa năng và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại cũng như các tiện ích của ngân hàng hiện nay, cụ thể gồm: dịch vụ tài khoản, huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ khác: bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu giấy tờ có giá, cho thuê,... Ngoài ra còn có sản phẩm trọn gói: “Du học nước ngoài trọn gói”, “VietinBank song hành cùng giới trẻ”, “Tiết kiệm nhiều, tiêu dùng lớn”, “Gia đình hạnh phúc”.

V Cơ cấu bộ máy tổ chức

Tính đến ngày 31/12/2011 mạng lưới hoạt động của VietinBank Hoàng Mai có 11 phòng giao dịch phân bố rộng khắp địa bàn quận Hoàng Mai, quận Hoàn Kiếm, quận Đống Đa và huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tại trụ sở của chi nhánh số 2-4 Kim Đồng: Cơ cấu bộ máy tổ chức gồm: Ban giám đốc (Giám đốc và các phó giám đốc) và dưới là 09 phòng ban.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại trụ sở chi nhánh:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại trụ sở VietinBank Hoàng Mai

Sơ đồ mạng lưới chi nhánh:

Sơ đồ 2.2: Mạng lưới chi nhánh của VietinBank Hoàng Mai

S Cơ cấu nhân sự:

Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên tại VietinBank Hoàng Mai có: 153 cán bộ, trong đó có 135 nhân viên lao động chính thức và 18 nhân viên lao động khoán gọn.

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀNG MAI GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

VietinBank Hoàng Mai là một đơn vị hạch toán phụ thuộc ngân hàng VietinBank. Hoạt động của ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước, VietinBank, UBND thành phố Hà Nội,

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

nhiên, trong bối cảnh kinh tế hiện nay thì hệ thống các ngân hàng Việt Nam nói chung và VietinBank Hoàng Mai nói riêng gặp nhiều khó khăn do thị trường có nhiều biến động: thị trường chứng khoán suy giảm, thị trường bất động sản đóng băng, cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, sản xuất ngưng trệ, doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt, kinh tế vĩ mô bất ổn và tiềm ẩn rủi ro cao, diễn biến thị trường tài chính tiền tệ phức tạp khó lường. Các ngân hàng cạnh tranh tiếp tục mở rộng mạng lưới đến hầu hết các phường, quận trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sự cạnh tranh về lãi suất, công nghệ, dịch vụ sản phẩm mới ngày càng trở nên gay gắt... Bên cạnh việc cạnh tranh với các ngân hàng nội thì cạnh tranh với các ngân hàng ngoại cũng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Trước những biến động đó, hoạt động của Vietinbank Hoàng Mai trong thời gian qua cũng không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, chủ động, linh hoạt bằng những quyết sách mạnh mẽ, kịp thời của Ban lãnh đạo cùng sự nỗ lực chung của toàn bộ tập thể cán bộ nhân viên, hoạt động của Vietinbank Hoàng Mai đã đạt được những kết quả rất khả quan, trong đó các lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng là huy động, tín dụng và hoạt động dịch vụ cũng đã để lại những dấu ấn đậm nét.

2.2.1. Ve công tác huy động vốn

Công tác huy động vốn đối với một NHTM vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài, bởi nó quyết định quy mô tài sản có và góp phần quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận của ngân hàng.

Trong thời gian qua, nền kinh tế đã có những biến động lớn, gây không ít khó khăn cho hoạt động của ngành ngân hàng, nhưng hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của Vietinbank Hoàng Mai vẫn đạt được những thành tựu nhất định thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietinbank Hoàng Mai giai đoạn 2010-2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1.Theo loại tiền 169

6 10 0 1867 100 253 3 100 -VNĐ 136 7 8 0 1547 8 2" 224 1 88" -Ngoại tệ quy VNĐ 32 9" 2 0 320 1 8" 292 12" 2.Theo nhóm KH 169 6 10 0 1867 100 253 3 100

-Tiền gửi của TCKT 407 2

4^

479" 25 867 34"

-Tiền gửi dân cư 81

4 4 8" 952" 51 147 0 58" -Vốn vay các ĐCTC 47 5" 2 8" 436" 24 19 5" 7 Tổng nguồn vốn 169 6 10 0 1867 100 253 3 100

(Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank Hoàng Mai)

Nhìn chung, quy mô nguồn vốn huy động của chi nhánh lớn, tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định. Năm 2011, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, VietinBank Hoàng Mai đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao, khẳng định được vị thế và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Tính đến 31/12/2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 1.867 tỷ đồng, tăng 171 tỷ đồng tương đương 10,08% so với đầu năm. Trong đó nguồn vốn nội tệ 1.547 tỷ đồng, tăng 180 tỷ đồng tương đương 113% so với đầu năm; bên cạnh đó, nguồn vốn ngoại tệ (quy đổi ra VNĐ) đạt 320 tỷ đổng, giảm 9 tỷ đồng tương đương 2% so với đầu năm.

Tính đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 2.533 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2011(tương đương 666 tỷ đồng), so kế hoạch đạt 72%.Trong đó: Vốn huy động VNĐ 2.241 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 88% tổng nguồn vốn, tăng 44% so với năm 2011. Vốn huy động ngoại tệ đạt 292 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12% tổng nguồn vốn, giảm 8% so với năm 2011.

m 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Dư nợ cho vay nền

kinh tế 994 12 90 1825 433 29,7 8 535 41,47 Nợ quá hạn 59 ,3 70,57 139,82 11,27 19 69,25 98 Tỷ trọng NQH/Dư nợ (%) 5, 96 5,47 7,66

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng huy động vốn tại Vietinbank Hoàng Mai giai đoạn 2010 - 2012

Xét theo nhóm khách hàng, tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn là những nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh.

Trong những năm qua, chi nhánh đã chú trọng hơn đến công tác mạng lưới, cụ thể: thực hiện cơ cấu lại hoạt động của 4/11 phòng giao dịch bằng cách sát nhập, đổi tên, chuyển sang địa điểm mới khang trang hơn, gần tụ diểm dân cư; đồng thời cải thiện cách thức làm việc và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, để có thể tư vấn đưa ra các hình thức huy động vốn hiệu quả hơn đối với từng đối tượng khách hàng. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng nó đã bước đầu góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Năm 2012, chi nhánh đã tăng tỷ trọng tiền gửi dân cư (chiếm 58% trên tổng nguồn vốn huy động) và các tổ chức kinh tế (chiếm 34% trên tổng nguồn vốn huy động) đồng thời giảm dần tỷ trọng nguồn vốn vay các định chế tài chính (năm 2010 là 28%, năm 2011 là 24% xuống còn 7% năm 2012). Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư trong tổng nguồn vốn của chi nhánh thấp (năm 2012 là 58% tổng nguồn vốn), huy động bình quân đầu người chưa đạt so bình quân toàn hệ thống và khu vực. Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh được cải thiện

đáng kể, tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn rẻ trên tổng nguồn vốn huy động còn thấp và không ổn định (nguồn tiền gửi thanh toán và tiền gửi không kỳ hạn bình

quân dưới 10%) là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Trong năm chi nhánh đã chủ động, linh hoạt nắm bắt tình hình diễn biến của thị trường, triển khai kịp thời các sản phẩm dịch vụ mới, các chính sách khách hàng phù hợp, có tính cạnh tranh cao, nhằm giữ vững ổn định khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới. Do vậy, VietinBank

Một phần của tài liệu 0524 Giải pháp tăng thu nhập tại NHTM CP Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 37 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w