Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn ðiện tử hoàn kiếm (Trang 70)

7. Kết cấu luận văn

2.2.4. Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh

Khảo sát thực tế tại Công ty cho thấy kết quả kinh doanh của Công ty bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động khác. Trong đó kết quả hoạt động kinh doanh là chủ yếu của Công ty. Kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh của Công ty.

- Tài khoản sử dụng: TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

- Trình tự kế toán: Cuối kỳ sau khi đã kiểm tra số liệu khớp với số liệu đã ghi chép, căn cứ trên sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản 511, tài khoản 632, tài khoản 641, tài khoản 642, kế toán tổng hợp thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí trong kỳđể xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

Cuối mỗi tháng công ty xác định kết quả kinh doanh tạm thời. Ví dụ với các số liệu trên trong tháng 12/2019, quy trình xác định kết quả như sau:

- Xác định kết quả hoạt động bán hàng: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và CCDV với giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.

Doanh thu thuần BH & CCDV = Doanh thu BH & CCDV - Các khoản giảm trừ doanh thu = 35.016.108.386 - 0 = 35.016.108.386 Lợi nhuận gộp BH& CCDV

= Doanh thu thuần BH& CCDV

- Giá vốn hàng bán = 35.016.108.386 - 29.672.049.222 = 5.344.059.164

Kết quả hoạt động bán hàng = Lợi nhuận gộp BH &CCDV- Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp

= 5.344.059.164 - 1.048.398.562- 718.363.758 = 3.577.296.844

- Xác định kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính.

Kết quả hoạt động tài chính = Doanh thu tài chính - Chi phí tài chính = 19.005.892 - 376.231.227 = -357.225.335

- Xác định kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác:

Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác- Chi phí khác = 0

- Lợi nhuận trước thuế = Kết quả hoạt động bán hàng + Kết quả hoạt động tài chính + Kết quả hoạt động khác

= 3.577.296.844 + (-357.225.335) + 0 = 3.220.071.509 CP Thuế TNDN: 3.220.071.509 x 20% = 644.014.302

Lợi nhuận sau thuế = 3.220.071.509 - 644.014.302 = 2.576.057.207

Qua khảo sát thực tế tại Công ty Các bút toán kết chuyển xác định kết quả kinh doanh được theo dõi chi tiết trên sổ cái tài khoản 911 (ph lục 26).

2.2.5. Thc trng trình bày thông tin doanh thu, chi phí, kết qu kinh doanh

ti Công ty Trách nhim hu hn Đin t Hoàn Kiếm

Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung trình bày thông tin về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm trên báo cáo tài chính. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của DN. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ sáu (06) nguyên tắc quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày báo cáo tài chính”: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh.

Tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm thông tin về doanh thu, chi phí được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 cụ thể như sau:

Thông tin về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được thể hiện ở cột mã số 01 chỉ tiêu này được lấy lũy kế số phát sinh bên Có trên sổ cái TK doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã loại trừ doanh thu bán hàng nội bộ.

Cột mã số 02 thể hiện các khoản giảm trừ doanh thu chỉ tiêu này được lấy lũy kế số phát sinh bên Nợ trên sổ cái TK doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụđối ứng với bên Có TK giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại và chiết khấu thương mại.

Cột mã số 10 thể hiện doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tiêu này được tính bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.

Giá vốn hàng bán được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thông qua mã số 11 chỉ tiêu này được lấy lũy kế phát sinh bên Có trên sổ cái TK giá vốn hàng bán đối ứng với bên Nợ TK xác định kết quả kinh doanh, sau khi đã trừđi giá vốn hàng bán nội bộ.

Cột mã số 20 thể hiện về lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán.

Doanh thu hoạt động tài chính được thể hiện qua mã số 21 chỉ tiêu này được lấy lũy kế số phát sinh bên Nợ trên sổ cái TK doanh thu hoạt động tài chính đối ứng với bên Có TK xác định kết quả kinh doanh.

Chi phí tài chính mã số 22 chỉ tiêu này được lấy lũy kế số phát sinh bên Có trên sổ cái TK chi phí tài chính đối ứng với bên Nợ TK xác định kết quả kinh doanh. Trong đó chi phí lãi vay được thể hiện thông qua mã số 23 căn cứ vào sổ chi tiết TK chi phí tài chính.

Chi phí bán hàng được trình bày ở mã số 24 chỉ tiêu này được lấy lũy kế số phát sinh bên Có trên sổ cái TK chi phí bán hàng đối ứng với bên Nợ TK xác định kết quả kinh doanh.

Chi phí quản lý doanh nghiệp được trình bày ở mã số 25 chỉ tiêu này được lấy lũy kế số phát sinh bên Có trên sổ cái TK chi phí quản lý doanh nghiệp đối ứng với bên Nợ TK xác định kết quả kinh doanh.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được thể hiện trên mã số 30 chỉ tiêu này được tính bằng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng doanh thu hoạt động tài chính trừđi chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN.

Khoản thu nhập khác được trình bày ở mã số 31 chỉ tiêu này được lấy lũy kế phát sinh bên Nợ trên sổ cái TK thu nhập khác đối ứng với bên Có TK xác định kết quả kinh doanh.

Khoản chi phí khác ở cột mã số 32 chỉ tiêu này được lấy lũy kế phát sinh bên Có trên sổ cái TK chi phí khác đối ứng với bên Nợ TK xác định kết quả kinh doanh. Lợi nhuận khác được thể hiện trên mã số 40 là chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác.

Mã số 50 là thể hiện tổng lợi nhuận kế toán trước thuế được tính bằng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với lợi nhuận khác.

Chi phí thuế TNDN hiện hành thể hiện ở mã số 51 chỉ tiêu này được lấy lũy kế số phát sinh bên Có trên sổ chi tiết của các TK chi phí thuế TNDN hiện hành đối ứng với bên Nợ TK xác định kết quả kinh doanh.

Lợi nhuận sau thuế TNDN thể hiện trên mã số 60 chỉ tiêu này được tính bằng tổng lợi nhuận trước thuế trừđi thuế thu nhập DN hiện hành và chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại.

Trong vòng 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Công ty phải hoàn thành và trình Ban Giám đốc bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Công ty phải hoàn thành báo cáo tài chính năm để nộp các cơ quan Nhà nước theo quy định. (Phụ lục 12).

2.3. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm dưới góc độ kế toán quản trị ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm dưới góc độ kế toán quản trị

2.3.1. Phân loi chi phí

Cách phân loại chi phí hiện nay của Công ty chủ yếu phục vụ cho kế toán tài chính, chưa hướng tới kế toán cung cấp thông tin cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Cụ thể, chi phí hoạt động kinh doanh được chia thành loại chính: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc thực hiện công tác kế toán quản trị mang tính tự phát, chưa được đình hình rõ, chưa có sự phân côn trách nhiệm một cách cụ thể. Tại Công ty, bộ phận kế toán chi phí vừa đảm nhận công việc tập hợp chi phí vừa theo dõi chi tiết chi phí, lập báo cáo chi tiết và phân tích chi phí. Bộ phận kế toán doanh thu và kết quả kinh doanh vừa có nhiệm vụ ghi nhận, theo dõi DT, KQKD toàn Công ty, vừa theo dõi DT, kết quả của từng hoạt động. Phân loại chi phí phục vụ cho ra quyết định chưa cụ thể. Việc phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và mực độ hoạt động (định phí, biến phí, chi phí hỗn hợp) hoặc phân loại theo chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được… sẽ có những phân tích, đánh giá chính xác những khoản phí nào có thể tiết kiệm, những khoản phí nào không thể cắt giảm để có những quyết định hiệu quả trong quản lý chi phí và dự toán chi phí, tuy nhiên những vấn đề này ở Công ty chưa thực hiện.

Định kỳ hàng tháng, bộ phận kế toán có tập hợp chi phí trên sổ sách kế toán và lập báo cáo chi phí dạng đơn giản như sau:

Bảng 2.1. Phân tích chi phí tháng 12/2019

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%)

1. Doanh thu thuần 35.016.108.386 100

2. Chi phí hoạt động bán hàng 31.438.811.542 89,78

2.1. Giá vốn hàng bán 29.672.049.222 84,74

2.2. Chi phí bán hàng 1.048.398.562 2,99

2.3. Chi phí QLDN 718.363.758 2,05

(Nguồn: Phòng kế toán)

2.3.2. D toán doanh thu, chi phí và xác định kết qu kinh doanh

Việc lập dự toán trong Công ty khá sơ sài và không đủ các nội dung của kế toán quản trị. Định kỳ hàng quý Công ty chỉ dự định số lượng sản phẩm sẽ bán được và mức tồn kho để lập kế hoạch mua hàng.

Ví dụ đối với sản phẩm Ấm siêu tốc Delites 1.5 lít ST15S01, Công ty lập dự toán mua hàng trong quý 1/2020 như sau:

Bảng 2.2. Dự toán mua hàng sản phẩm Ấm siêu tốc Delites 1.5 lít ST15S01

Đơn vị: sản phẩm Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Quý I/2020 1. Số lượng tiêu thụ dự kiến 48 60 70 178 2. Số lượng cần dự trữ cuối kỳ 12 14 15 15 3. Tổng nhu cầu 60 74 85 193 4. Sản phẩm tồn kho đầu kỳ 10 12 14 10 5. Khối lượng cần mua 50 62 71 183 (Nguồn: Phòng kế toán)

Trong dự toán trên, Công ty xác định mức dự trữ tồn kho là 20% cho nhu cầu tiêu thụ tháng sau và được làm tròn lên.

Việc lập dự toán khác như dự toán doanh thu, thu tiền, chi tiền, chi phí bán hàng, dự toán BCTC chưa được thực hiện để cung cấp thông tin phục vụ cho kế hoạch lợi nhuận dài hạn của đơn vị. Phân tích các thông tin chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh phục vụ yêu cầu quản trị tại Công ty bước đầu đã tiến hành thu thập và phân tích thông tin về CP, DT, KQKD. Nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ so sánh số liệu thực tế với kế hoạch đối với một số chi tiêu.

Mặt khác việc xây dựng, quản lý và sử dụng dự toán về CP, DT, KQKD thực tế ở Công ty chủ yếu được thực hiện ở các bộ phận chức năng như bộ phận kế

hoạch, bộ phận kinh doanh...chưa có sự tham gia tích cực có hiệu quả của bộ phận kế toán Công ty.

Báo cáo kế toán quản trị về chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại Công ty: Báo cáo kế toán quản trị của Công ty thực chất chính là báo cáo chi tiết của kế toán tài chính. Những báo cáo này được lập chủ yếu là chi tiết một số chỉ tiêu mà trên các BCTC chưa thể hiện được, nhằm giúp nhà quản trị DN có thêm thông tin về tình hình SXKD của DN. Vì vậỵ, những báo cáo kế toán chi tiết chưa thực hiện được thông tin hữu ích nhất phù hợp với quan niệm của nhà quản trị về kết quả kinh doanh của Công ty.

Hầu hết các báo cáo về thu nhập, CP, kết quả kinh doanh tại Công ty đều được lập theo các khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực trong kế toán tài chính. Chính vì vậy, thông tin trên báo cáo chi tiết chưa kịp thời, chưa có tính tương lai…sẽ không thỏa mãn được nhu cầu thông tin của nhà quản trị.

Hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại Công ty mới chỉ dừng lại ở việc lập các báo cáo CP theo khoản mục (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp….), báo cáo chi tiết lợi nhuận gộp các sản phẩm (Bảng 2.3), còn các báo cáo kế toán quản trị như báo cáo phục vụ cho chức năng hoạch định của nhà quản trị và báo cáo phục vụ cho chức năng kiểm soát và đánh giá kết quả hoạt động chưa được thiết lập và sử dụng.

Bảng 2.3. Báo cáo lợi nhuận gộp các sản phẩm

Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Máy giặt LG TH Tủ lạnh Beko ... Toàn Công ty Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) ...

1. Doanh thu thuần 81.545.454 100 75.169.400 100 35.016.108.386 2. Giá vốn hàng bán 63.382.000 77,73 60.148.120 80,02 29.672.049.222 3. Lợi nhuận gộp 18.163.454 22,27 15.021.280 19,98 5.344.059.164 4. CP bán hàng 1.048.398.562 5. CP QLDN 718.363.758 6. Lợi nhuận bán hàng 3.577.296.844 (Nguồn: Phòng Kế toán)

2.3.3. Phân tích thông tin phù hp phc v cho vic ra quyết định

Sử dụng thông tin kế toán quản trị có ý nghĩa lớn đối với việc ra quyết định kinh doanh. Công ty đã có những phân tích chi phí phục vụ việc ra quyết định kinh doanh nhưng mới chỉ ở bước sơ khai, mong muốn. Việc phân tích chi phí phục vụ việc ra quyết định kinh doanh được ứng dụng chủ yếu trong việc xác định giá bán sản phẩm,…

Công ty ước tính đơn giản cách xác định giá bán như sau: Giá bán = Giá gốc + Thặng số thương mại (%)

Đây là cách xác định giá bán cổ điểm, đơn giản. Với phương pháp xác định giá bán này, Công ty chỉ cần quan tâm và điều chỉnh thặng số thương mại theo mong muốn, thặng số thương mại chính là tỷ lệ lãi mong muốn và bù đắp các chi phí khác phát sinh.

Ví dụ trong năm 2019, sản phẩm Ấm siêu tốc Inox 1.5 lít Happy Time HTD1055, Công ty nhập với giá vốn là 105.000 đồng/bình. Công ty xác định tỷ lệ tăng thêm so với giá gốc là 10% để bán ra ngoài.

Vậy giá bán của sản phẩm là: 105.000 + 105.000 x 10% = 115.500 đồng. Tuy nhiên mức giá này của Công ty sẽ được điều chỉnh theo các yếu tố như lạm phát, cung cầu thị trường hoặc lợi nhận yêu cầu. Cụ thể giá bán một số sản phẩm của Công ty trong các năm qua như sau:

Bảng 2.4: Giá bán một số sản phẩm trong năm 2017-2019 Đơn vị: đồng Sản phẩm Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Ấm siêu tốc Inox 1.5 lít Happy Time HTD1055 Bình 110.000 113.000 115.500 Quạt Lửng Công Nghiệp B4 Faco C5 Chiếc 170.000 178.000 183.000 Nồi Cơm Điện Midea CM06SA Chiếc 391.000 388.000 395.000 (Nguồn: Phòng Kế toán)

Vậy việc xác định giá bán các mặt hàng của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở tỷ lệ lãi mong muốn của nhà lãnh đạo, bên cạnh đó là giá cả của thị trường,

các đối thủ cạnh tranh để từ đó Công ty xây dựng một giá bán thích hợp, đó cũng chính là căn cứ để xác định doanh thu, phục vụ quá trình xác định kết quả kinh doanh cuối cùng của Công ty.

Các nội dung khác của kế toán quản trị như phân tích điểm hòa vốn, phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn ðiện tử hoàn kiếm (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)