Phân tích thông tin phù hợp phục vụ cho việc ra quyết định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn ðiện tử hoàn kiếm (Trang 77)

7. Kết cấu luận văn

2.3.3. Phân tích thông tin phù hợp phục vụ cho việc ra quyết định

Sử dụng thông tin kế toán quản trị có ý nghĩa lớn đối với việc ra quyết định kinh doanh. Công ty đã có những phân tích chi phí phục vụ việc ra quyết định kinh doanh nhưng mới chỉ ở bước sơ khai, mong muốn. Việc phân tích chi phí phục vụ việc ra quyết định kinh doanh được ứng dụng chủ yếu trong việc xác định giá bán sản phẩm,…

Công ty ước tính đơn giản cách xác định giá bán như sau: Giá bán = Giá gốc + Thặng số thương mại (%)

Đây là cách xác định giá bán cổ điểm, đơn giản. Với phương pháp xác định giá bán này, Công ty chỉ cần quan tâm và điều chỉnh thặng số thương mại theo mong muốn, thặng số thương mại chính là tỷ lệ lãi mong muốn và bù đắp các chi phí khác phát sinh.

Ví dụ trong năm 2019, sản phẩm Ấm siêu tốc Inox 1.5 lít Happy Time HTD1055, Công ty nhập với giá vốn là 105.000 đồng/bình. Công ty xác định tỷ lệ tăng thêm so với giá gốc là 10% để bán ra ngoài.

Vậy giá bán của sản phẩm là: 105.000 + 105.000 x 10% = 115.500 đồng. Tuy nhiên mức giá này của Công ty sẽ được điều chỉnh theo các yếu tố như lạm phát, cung cầu thị trường hoặc lợi nhận yêu cầu. Cụ thể giá bán một số sản phẩm của Công ty trong các năm qua như sau:

Bảng 2.4: Giá bán một số sản phẩm trong năm 2017-2019 Đơn vị: đồng Sản phẩm Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Ấm siêu tốc Inox 1.5 lít Happy Time HTD1055 Bình 110.000 113.000 115.500 Quạt Lửng Công Nghiệp B4 Faco C5 Chiếc 170.000 178.000 183.000 Nồi Cơm Điện Midea CM06SA Chiếc 391.000 388.000 395.000 (Nguồn: Phòng Kế toán)

Vậy việc xác định giá bán các mặt hàng của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở tỷ lệ lãi mong muốn của nhà lãnh đạo, bên cạnh đó là giá cả của thị trường,

các đối thủ cạnh tranh để từ đó Công ty xây dựng một giá bán thích hợp, đó cũng chính là căn cứ để xác định doanh thu, phục vụ quá trình xác định kết quả kinh doanh cuối cùng của Công ty.

Các nội dung khác của kế toán quản trị như phân tích điểm hòa vốn, phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận cũng chưa được Công ty áp dụng.

2.4. Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm

Trong những năm vừa qua Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm đã trải qua những giai đoạn thuận lợi, khó khăn, những bước thăng trầm và nhiều biến động. Tuy nhiên Công ty vẫn gặt hái được nhiều thành quả to lớn đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa. Doanh thu không ngừng tăng nhanh trong các năm, có được thành tích trên Công ty không ngừng mở rộng thị trường, khai thác triệt để thị trường tiềm năng đồng thời có biện pháp thỏa đáng với khách hàng quen thuộc nhằm tạo ra sự gắn bó để tạo nguồn cung cấp hàng hóa dồi dào và một thị trường tiêu thụ luôn ổn định. Ngoài ra để đạt được thành tựu to lớn đó phải kể đến sự nỗ lực của những thành viên trong Công ty trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phòng kế toán giúp Công ty có được kết quả kinh doanh mong muốn.

2.4.1. Nhng kết quđạt được

2.4.1.1. Kết quảđạt được trên góc độ kế toán tài chính Về kế toán doanh thu

- Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán được xây dựng hợp lý về mô hình, đã có sự phân công lao động dựa trên khối lượng công tác kế toán và phần hành kế toán chủ yếu của Công ty, việc phân công được thực hiện khoa học, góp phần tăng tính đối chiếu, kiểm tra. Các nhân viên kế toán đều được đào tạo kiến thức và có trình độ nghiệp vụ, có trách nhiệm hoàn thành công việc của mình và thường xuyên tự bồi dưỡng, cập nhật các chuẩn mực, quy định kế toán mới.

Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Bộ máy kế toán được thiết kế nhằm thực hiện chức năng kiểm tra giám sát đầy đủ và chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty nhất là các nghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ và kết quả, giúp các nhà quản lý hoạch định, điều chỉnh chính sách kinh doanh phù hợp với thị trường thực tế.

- Về hình thức kế toán: Công ty sử dụng hình thức nhật ký chung nhìn chung là phù hợp với tổ chức kế toán tại Công ty. Hình thức này kết hợp chặt chẽ giữa ghi chép theo thời gian và ghi chép hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết nên thuận lợi cho công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu và lập báo cáo được kịp thời.

- Về chứng từ, sổ sách kế toán: Hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty được lưu trữ theo đúng chế độ đảm bảo khoa học trong việc truy cập và tìm kiếm thông tin. Hàng tháng, hàng quý các chứng từ gốc được tập hợp theo từng nhóm, từng chủng loại khác nhau. Chứng từ của năm tài chính được lưu trữ trong các ngăn tài liệu, luôn sẵn sàng cho các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tài chính.

Quy trình luân chuyển chứng từ hạch toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của Công ty luôn tuân thủ theo đúng chuẩn mực kế toán quy định về tính trung thực, đúng đắn, hợp lệ và đầy đủ theo quy định của Bộ Tài chính và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty.

Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo đúng thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, sử dụng hợp lý và chi tiết.

Thời điểm ghi nhận doanh thu tại Công ty ngay sau khi chuyển giao hàng hóa cho người mua. Công ty bán hàng có xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí đảm bảo nguyên tắc phù hợp.

Việc ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp áp dụng đúng theo “nguyên tắc ghi nhận doanh thu”, chi phí cũng được theo dõi một cách có hệ thống nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định kết quả của doanh nghiệp.

Về kế toán chi phí: Phương pháp kế toán mà Công ty áp dụng là kê khai thường xuyên. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty khi số lượng chứng từ liên quan đến công tác kế toán là khá nhiều, phát sinh hàng ngày.

Về kế toán kết quả kinh doanh: Kế toán kết quả kinh doanh là quá trình tổng hợp kết quả của quá trình kế toán doanh thu và kế toán chi phí. Công ty thực hiện xác định kết quả kinh doanh theo từng tháng, quý thuận lợi cho công tác kiểm tra số liệu kế toán, đảm bảo cung cấp thông tin tổng quát cho nhà quản trị một cách kịp thời, chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó có những kế hoạch, điều chỉnh kịp thời các hoạt động kinh doanh trong thời gian tiếp theo.

Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin không chỉ cho quản lý nhà nước mà còn phù hợp với yêu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế.

Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán nên đã giảm bớt được khối lượng công việc cho các nhân viên kế toán kế toán, đồng thời đảm bảo tính chính xác đầy đủ của thông tin kế toán.

Nhìn chung công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm được tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với công tác quản lí hiện nay của doanh nghiệp. Mặc dù có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng việc hạch toán vẫn được hạch toán hợp lí, đầy đủ, kịp thời, chính xác vào chứng từ và sổ sách theo nguyên tắc kế toán nhà nước đã ban hành.

2.4.1.2. Kết quảđạt được trên góc độ kế toán quản trị

Mặc dù nội dung kế toán quản trị chưa sâu, tuy nhiên công ty cũng đã thực hiện phân loại chi phí, lập dự toán mua hàng, đồng thời vận dụng kế toán quản trị để định giá bán sản phẩm.

2.4.2. Mt s hn chế cơ bn

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm còn có một số hạn chế sau:

2.4.2.1. Hạn chế trên góc độ kế toán tài chính Về kế toán doanh thu:

Hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán áp dụng: Về hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ theo quy định tuy nhiên để hoàn thiện và phù hợp với đặc điểm kinh doanh Công ty cần sử dụng thêm mẫu sổ sách có thể phản ánh thông tin đầy đủ cho người tiếp nhận và quản lý dễ dàng hơn. Ngoài ra Công ty nên chi tiết tài khoản theo mặt hàng để nhận rõ thế mạnh từng mặt hàng, và có chiến lược kinh doanh trong tương lai.

Về kế toán chi phí:

Phương pháp tính giá vốn xuất kho: Công ty tính giá vốn xuất kho hàng hóa tiêu thụ theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ (theo tháng). Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, chỉ cần tính toán một lần vào cuối mỗi tháng tuy nhiên kết quả

của phương pháp này có độ chính xác không cao, không đáp ứng yêu cầu thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Trích lập dự phòng phải thu khó đòi: Theo điều 5 trong hợp đồng kinh tế ghi rõ bên A (bên mua hàng) sẽ thanh toán khoản nợ trong vòng 30 ngày. Nếu bên A vi phạm thỏa thuận về thời gian thanh toán ghi rõ trong hợp đồng thì ngoài khoản tiền mua hàng bên A sẽ phải trả thêm số tiền phạt bằng 0.5 % giá trị thanh toán còn thiếu cho mỗi ngày chậm thanh toán. Nhưng thực tế thì có rất nhiều khách hàng vẫn thanh toán chậm các khoản nợ trên còn việc thu phạt thì không được diễn ra vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ quay vòng vốn.

Công ty không tiến hành lập bất cứ dự phòng nào liên quan đến các khoản nợ phải thu khó đòi. Một số khách hàng thường mua với số lượng và số tiền lớn mà thanh toán chậm, quá niên độ kế toán, nên những khoản nợ này Công ty cần xem xét, tính toán hợp lý vào chi phí quản lý kinh doanh. Để hạn chế rủi ro Công ty cần lưu ý về việc lập dự phòng phải thu khó đòi.

Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Hiện nay Công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Điều này làm cho Công ty thụ động đối với sự giảm giá của hàng hóa trên thị trường, do đó chính sách giá bán gặp khó khăn, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hóa.

2.4.2.2. Hạn chế trên góc độ kế toán quản trị

Các nhà quản trị trong Công ty chưa đánh giá hết tầm quan trọng của công tác kế toán quản trị, chưa quan tâm đến mô hình kế toán quản trị.

Thứ nhất, hạn chế trong việc phân loại chi phí phục vụ cho việc ra quyết định: Công ty mới chỉ quan tâm đến phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí và khoản mục chi phí phục vụ cho kế toán tài chính mà chưa thực hiện phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (tức là phân loại chi phí thành biến phí và định phí) phục vụ cho quá trình ra quyết định kinh doanh.

Thứ hai, hạn chế về dự toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả: Tại Công ty chưa xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo kết quả cho từng hoạt động mà mới thực hiện xác định kết quả chung cho toàn doanh nghiệp phục vụ nghiên cứu kế toán tài chính. Việc lập dự toán mới chỉ dừng lại ở dự toán mua hàng.

Thứ ba, hạn chế về việc phân tích thông tin phù hợp phục vụ cho việc ra quyết định: Về việc phân tích các thông tin chi phí, lập báo cáo chi phí phục vụ cho việc công tác quản lý của nhà lãnh đạo đơn vị còn chưa mang tính thường xuyên, chưa khoa học. Các báo cáo kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị được thực hiện theo dạng đơn đặt hàng, mang tính không thường xuyên, thiếu thông tin cho việc ra quyết định. Hơn thế nữa, do hiểu biết về kế toán quản trị của kế toán viên cũng như nhà quản trị còn khác nhau và thường là chưa sâu sắc, điều này gây trở ngại cho nhà lãnh đạo trong việc sử dụng thông tin mà kế toán cung cấp.

2.4.3. Nguyên nhân ca nhng hn chế

Kế toán chi tiết tại Công ty chưa được quan tâm đúng mức, chưa đặt ra yêu cầu vềđánh giá kết quả kinh doanh đối với từng mặt hàng.

Công việc kiểm tra, kiểm soát hạch toán kế toán nói chung và kiểm tra kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nói riêng tại Công ty không được tiến hành thường xuyên, công tác kế toán kiểm tra thường giao cho kế toán trưởng tiến hành mà không có kiểm toán nội bộ.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm vẫn còn tồn tại những vấn đề trên là những người làm công tác kế toán Công ty không có quyết tâm đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại Công ty. Kế toán viên chỉ làm theo những gì có sẵn, không tự nghiên cứu và đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hơn, để những thông tin do kế toán cung cấp ngày càng hiệu quả trong việc ra các quyết định quản lýđiều hành.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm. Về cơ bản, Công ty đã tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành, quy trình ghi nhận doanh thu, chi phí được thực hiện đầy đủ dưới góc độ kế toán tài chính, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế cần hoàn thiện.

Chương 3 sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm.

Chương 3

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐIỆN TỬ

HOÀN KIẾM

3.1. Định hướng phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tửHoàn Kiếm Hoàn Kiếm

3.1.1. Tm nhìn và s mnh

Ø Tầm nhìn: Ban lãnh đạo Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm đã hình thành một tầm nhìn chiến lược cho doanh nghiệp là sẽ tham gia vào thị trường khu vực phía nam, tham gia cung cấp lắp đặt thiết bị điện tử, truyền hình cho các dự án lớn trên toàn quốc. Với tầm nhìn đó Công ty phải vạch định ra được vị thế, mục tiêu và chiến lược hoạt động kinh doanh của mình, khẳng định được tầm lớn mạnh và hình ảnh triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai trên thị trường.

Ø Sứ mệnh:

Cung cấp các sản phẩm thiết bị điện tử, truyền hình chất lượng, tiên tiến và thông minh nhất cho khách hàng, Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm luôn gây được ấn tượng đẹp cho khách hàng về cung cách phục vụ: bán hàng.

Phát triển bền vững mang lại lợi ích cao nhất cho nhà đầu tưđồng thời tạo môi trường thuận lợi nhất để nhân viên phát triển về cá nhân cũng như nghề nghiệp.

3.1.2. Chiến lược phát trin

Trong giai đoạn đổi mới cơ chế kinh tế hiện nay, Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm đã có được các điều kiện thuận lợi để tăng cường và phát triển các hoạt động bán hàng và cung cấp các sản phẩm ngành điện tử, truyền hình... tại Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi, Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm cũng phải chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn ðiện tử hoàn kiếm (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)