Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất theo tiêu chuẩn FSC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC của các hộ dân ở tỉnh quảng trị (Trang 27 - 30)

1.1 .Lý luận cơ bản về rừng trồng sản xuất theo tiêu chuẩn FSC

1.2. Hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất theo tiêu chuẩn FSC

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất theo tiêu chuẩn FSC

FSC

Hoạt động quản lý rừng theo tiêu chuẩn FSC là hoạt động quản lý rừng bền vững với những yêu cầu cao hơn, nhưng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế thì cũng giống như hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất bình thường. Nó khơng những phản ánh được mối quan hệ giữa các yếu tốđầu vào và đầu ra của sản xuất hay giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được mà cịn phản ánh được trình độ quản lý.

Trong rừng trồng sản xuất, hiệu quả kinh tế bao gồm cả hiệu quả sinh học, bởi vì quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng diễn ra theo chu trình mang đặc tính sinh học riêng của từng loại cây; việc dùng các biện pháp kỹ thuật tác động

nhằm thay đổi chu trình sinh học của cây trồng theo hướng có lợi cho con người

cũng là giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế.

Đối với rừng trồng sản xuất, ngoài hiệu quả kinh tế đưa lại cho nội bộ ngành còn thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển như công nghiệp chế biến, dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu, tạo mơi trường phịng hộ tốt cho sản xuất nông nghiệp và các ngành sản xuất khác, bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy phát triển bền vững.

Chúng ta thấy rằng hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất là vấn đề khá phức tạp, trong phạm vi nghiên cứu của đềtài này hệ thống chỉ tiêu đánh giá mà tác giả đưa ra xuất phát từ bản chất hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất cụ thể:

- Chỉ tiêu kết quả sản xuất được đo bằng giá trịthu được trên một đơn vị diện tích. Bao gồm:

+ Doanh thu (Bt)/ha: Được tính bằng sản lượng thu được trên ha nhân với giá đơn vị sản phẩm tương ứng; hoặc giá bán cây đứng trên lô nhân với số lượng cây hiện có trên ha rừng trồng.

+ Lợi nhuận (LN)/ha: Được tính bằng giá trị doanh thu trên ha (Bt) trừđi chi phí sản xuất của hộ (C): LN = Bt - C. Trong đó chi phí sản xuất (C) là tồn bộ chi phí đầu tư bằng tiền/ha để tiến hành sản xuất bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp (TT) cộng với tiền vay ngân hàng (i) và khấu hao TSCĐ (De).

+ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: Phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra; giữa chi phí bỏra và kết quảthu được: Hiệu quả = Kết quảthu được/Chi phí bỏ ra. Chi phí ở đây có thể là tồn bộ hoặc một bộ phận vốn đầu tư cho một chu kỳ trồng rừng sản xuất; cũng có thể là các yếu tố riêng biệt như chi phí về lao động, giống, phân bón... tùy thuộc từng nội dung nghiên cứu mà có thể sử dụng các loại chi phí phù hợp. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả rừng trồng sản xuất gồm:

* Chtiêu giá trị hin tại ròng (NPV): là hiệu số giữa phần thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của các hoạt động sản xuất trong các mơ hình rừng trồng sản xuất, sau khi đã chiết khấu để quy về thời gian hiện tại.

Công thức: NPV = (1 ) n t t t t o B C r     Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (1.000 đồng). Bt: Giá trị thu nhập ởnăm t (1.000 đồng).

Ct: Giá trị chi phí ở năm t (1.000 đồng). r: Tỷ lệlãi suất.

t: Thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)

0

n

t

 : Tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng từnăm 0 đến năm t

NPV dùng để đánh giá hiệu quả các mơ hình rừng trồng sản xuất có quy mơ

đầu tư, kết cấu giống nhau, mơ hình nào có NPV lớn hơn thì hiệu quả lớn hơn. Chỉ

có hiệu quả và ngược lại. Hạn chế của chỉ tiêu này là chưa đánh giá được mức độ đầu tư.

- Chỉ tiêu thu nhập và chi phí (BCR- Benefits to cost Ratio):

BCR là tỷ sốsinh lãi thực tế, nó phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vịchi phí sản xuất. Cơng thức tính như sau:

0 0 (1 ) (1 ) n t t t n t t t B BPV r BCR C CPV r         Trong đó: BCR: Là tỷ suất lợi nhuận và chi phí.

BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập (1.000 đồng). CPV: Giá trị hiện tại của chi phí (1.000 đồng).

Khi đánh giá hiệu quả đầu tư của các mơ hình trồng rừng sản xuất, mơ hình nào có BCR >1 thì có hiệu quả kinh tế; BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tếcàng cao và ngược lại.

- Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR - Internal Rate of Return)

IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn; IRR là tỷ lệ chiết khấu mà tại

đó NPV = 0 tức là: 0 (1 ) n t t t t o B C r      thì r = IRR.

IRR được tính theo %, mơ hình nào có IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao.

Tuy nhiên khi sử dụng IRR cần lưu ý bởi có trường hợp xảy ra đa nghiệm gây khó khăn trong việc ra quyết định.

- Tỷ suất lợi nhuận thu nhập: Tỷ suất này cho biết trong 100 đồng thu nhập thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉtiêu này đánh giá chất lượng hiệu quả.

- Chỉ tiêu lợi nhuận chi phí: Là chỉtiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh tế. - Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp: Trong đánh giá hiệu quả kinh tế không thể sử dụng 1 chỉ tiêu mà phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu, các chỉ tiêu này không thể cộng lại được với nhau mà mỗi chỉ tiêu biểu hiện một khía cạnh riêng biệt; do vậy không thể sử dụng 1 chỉ tiêu làm đại diện để so sánh. Bởi vậy, người ta đã đưa ra

cách tính chỉtiêu hiệu quả tổng hợp. Chỉtiêu này có tác dụng tổng hợp được các chỉ tiêu bộ phận để biểu hiện thành một chỉ tiêu chung nhất phản ánh hiệu quả kinh tế của từng mơ hình. Cách tính được tiến hành qua 4 bước:

Bước 1: Tính các chỉ tiêu bộ phận phản ánh hiệu quả kinh tế của từng mơ hình.

Bước 2: Chọn ra các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tốt nhất từ những mơ hình nói trên, đưa ra mơ hình lý tưởng bao gồm những chỉ tiêu này được coi là mơ hình tối ưu.

Bước 3: Tính chỉtiêu hiệu quảthành phần bằng cách lấy trị số của các chỉtiêu thuận chia cho trị số của chỉ tiêu tương ứng trong mơ hình tối ưu. Các chỉ tiêu nghịch thì làm ngược lại (tức là lấy trị số chỉ tiêu nghịch trong mơ hình tối ưu chia cho trị số của các chỉtiêu tương ứng trong các mơ hình cụ thể). Kết quảtính ra đều ≤ 1.

Bước 4: Tính chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp của từng mơ hình bằng tổng cộng các chỉ tiêu hiệu quả thành phần. Mơ hình nào có chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp lớn nhất chứng tỏ hiệu quả kinh tế của mơ hình đó là cao nhất và ngược lại.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất theo tiêu chuẩn FSC

Hoạt động trồng rừng sản xuất theo tiêu chuẩn FSC cũng là hoạt động quản lý

sản xuất lâm nghiệp bình thường nhưng có những địi hỏi cao hơn về các yêu cầu kỹ

thuật cũng như các yêu cầu về công tác quản lý bảo vệ. Nhưng về cơ bản các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế rừng trồng đều giống nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC của các hộ dân ở tỉnh quảng trị (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)