5. Kết cấu luận văn
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Việc trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC của các hộ dân ở tỉnh Quảng Trị, bên cạnh những thành tựu đáng kể đã đạt được vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục
2.4.2.1. Chất lượng rừng trồng của các hộdân vẫn chưa cao
Nguyên nhân:
+ Rất nhiều người dân vẫn còn sử dụng các nguồn giống trôi nỗi trên thị trường, có chất lượng thấp;
+ Quảng Trị thường xuyên bị gió bão làm gãy đổ rừng nên tâm lý người dân sợ rủi ro từthiên tai, dẫn đến hầu hết đều trồng rừng hướng đến chu kỳ kinh doanh ngắn hạn (4 đến 5 năm) để bán gỗdăm
+Rất nhiều người dân chỉ đặt mục tiêu kinh doanh gỗ dăm giấy với chu kỳ khoảng 4 đến 5 năm nên chưa thực sự áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đểnâng cao chất lượng rừng trồng.
2.4.2.2. Thịtrường gỗ
- Chưa kết nối được với thị trường thu mua gỗ dăm có chứng chỉ rừng FSC, nên lô rừng dù đã được cấp chứng nhận là quản lý rừng bền vững có chứng chỉ rừng FSC nhưng vẫn phải bán theo giá gỗdăm của thịtrường gỗkhông có chứng chỉ.
- Thị trường gỗdăm biến động lớn, đặc biệt là vào thời điểm gió bão.
2.4.2.3. Thiếu quy hoạch
- Nhiều hộ gia đình sau khi tham gia đã xin khỏi hội vì gặp những khó khăn trong quá trình canh tác, quản lý và bảo vệ rừng.
Nguyên nhân:
+ Các địa phương chưa có các quy hoạch để hỗ trợ người dân tham gia hoạt động trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC, mà sự tham gia của người dân mang tính chất tựnguyên của từng gia đình, nên gặp khó khăn trong các hoạt động canh tác, quản lý và bảo vệ rừng vì có chu kỳkhai thác khác với hộ xung quanh.
+ Hệ thống đường giao thông lâm nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều lô rừng không có đường vận xuất khi khai thác; trong quá trình khai thác phải phụ thuộc vào các lô rừng lân cận, vì phải chờcác lô rừng đó khai thác trước thì mới tổ chức khai thác để xin vận xuất gỗđi ngang qua các lô rừng đó.
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ RỪNG TRỒNG THEO TIÊU CHUẨN FSC CỦA
CÁC HỘ DÂN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1. Định hướngvà mục tiêu
Ngành lâm nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của tỉnh Quảng Trị. Thông qua phát triển lâm nghiệp đã góp phần cải thiện đời sống của nhân dân vùng gò đồi, vùng núi, tạo ra sản phẩm nguyên liệu cho phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp chế biến xuất khẩu, đặc biệt tạo việc làm cho các hộ gia đình vùng khó khăn, miền núi. Ngoài ra, phát triển lâm nghiệp còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp các vùng hạ lưu.
Thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 20/4/2017 của Tỉnh ủy Quảng Trị về đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trịgiai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025. Trong thời gian tới ngành Lâm nghiệp Quảng Trị sẽ tiếp tục mở rộng diện tích rừng trồng quản lý theo tiêu chuẩn FSC và xây dựng các mô hình chuỗi giá trị liên kết từ trồng rừng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho một số các chủ rừng trên địa bàn tỉnh.
Theo Chi thị số 08/CT-TTg ngày 28/3/2019 của Chính phủ đặt ra nhiệm vụ phải đẩy mạnh việc trồng rừng gỗ lớn, cung cấp nguyên liệu gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo yêu cầu của thịtrường quốc tế.
Theo Nghị quyết số 19/2012/NQ-HĐND ngày 17/8/2012 của HDND tỉnh Quảng Trị khóa VI, kỳ họp thứ 5 về Quy hoạch, kế hoạch bảo vệvà phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh Quảng Trịđặt mục tiêu diện tích được cấp chứng chỉ rừng bền vững: khoảng 42.000 ha.
Trên cơ sở Quyết định số1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của BộNông
nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, Sở
Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị đã và đang triển khai một số chương trình hành động thực hiện Đềán tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, cụ thểnhư sau:
- Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất thông qua xây dựng các mô hình trồng rừng thâm canh (Mô hình trồng rừng gỗ lớn, FSC...) trên một sốđịa phương để khuyến cáo các chủ rừng tham gia thực hiện.
- Quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu tập trung cung cấp gỗ xẻ phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu.
- Rà soát quy hoạch lại các cơ sở sản xuất dăm gỗ trên địa bàn tỉnh và từng bước chuyển đổi dần các cơ sở chế biến dăm gỗ sang chế biến ván lạng, gỗ ghép thanh... và áp dụng các công nghệtiên tiến đưa vào sản xuất tạo ra các sản phẩm gỗ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
- Rà soát quy hoạch lại hệ thống các cơ sở sản xuất kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các cơ sở không đủ điều kiện sản xuất giống mặt khác chỉ đạo các cơ sở tập trung sản xuất các loại giống chất lượng cao phục vụ cho phát triển rừng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
- Xây dựng mối liên kết giữa người trồng rừng với người thu mua và chế biến xuất khẩu, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp theo định hướng phát triển bền vững nhằm nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng và phát triển lâm nghiệp bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường; gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị lâm sản hàng hóa.
3.2. Hệ thống giải pháp
Để nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC của các hộ dân
của tỉnh Quảng Trị, tác giả đã phân tích hiện trạng, các nguyên nhân và xin đề ra các giải pháp như sau:
3.2.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng rừng trồng
3.2.1.1. Sản xuất và cung ứng giống lâm nghiệp
Không như các loài cây ngắn ngày khác, cây lâm nghiệp đòi hỏi mất một khoảng thời gian dài mới thấy được kết quả, do vậy giống cây trồng đóng một vài trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả của một chu kỳ sản xuất. Để đảm bảo nâng cao chất lượng trong việc sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp tốt nhất thì cần phải:
- Tăng cường việc kiểm tra, kiểm định nguồn gốc, chất lượng các giống cây lâm nghiệp theo quy định của Pháp lệnh về giống cây trồng năm 2004 và Quyết
định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc
ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
- Hình thành mạng lưới các đơn vị cung cấp giống cây lâm nghiệp ở các địa
phương, chủ đạo là các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng
phòng hộ, các đơn vịkinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Các đơn vịnày cần
phải có sự đầu tư về khoa học công nghệ, cán bộ kỹ thuật và cung cấp cây giống đảm bảo chất lượng cho trồng rừng. Khuyến khích hình thành các vườn ươm công nghệ cao để tạo cây con có chất lượng cao, có khả năng chống chịu với thời tiết như nuôi cấy mô, ...
- Ngoài các loài keo là cây chủ lực trong công tác giống trồng rừng hiện nay, cần khôi phục các giống bản địa, du nhập, lai tạo các giống phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, để đa dạng hoá cây trồng, nhất là giống phục vụ trồng rừng phòng hộ ven biển, vùng đất cát nội đồng.
- Hỗ trợ người dân tiếp cận tốt với các chính sách của nhà nước về hỗ trợ cây giống kinh doanh rừng gỗ lớn tại Quyết định Số: 23/2017/QĐ-UBND ngày 07 tháng 09 năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc “Ban hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bản tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025”.
3.2.1.2. Áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc và khai thác rừng
Cây lâm nghiệp cũng như các loại cây trồng khác, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng sau trồng đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định năng suất, chất lượng của rừng trồng, đây là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất.
Qua nghiên cứu thực tếchúng tôi thấy rằng: Việc đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo vệcòn nhiều bất cập; rất nhiều người dân chủ yếu làm theo thói quen, chưa xác
thuật, do vậy, mặc dù rừng sinh trưởng và phát triển tốt nhưng hiệu quả kinh tế vẫn chưa đạt như mong muốn với tiềm năng vồn có. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế từ rừng trổng cần phải thực hiện tốt các biện pháp sau đây:
- Làm đất:
+ Tuyệt đối không được đốt thực bì trước khi trồng lại chu kỳ mới, vì vừa làm ô nhiễm môi trường, vừa phá hủy đi tầng đất canh tác.
+ Đào hố: xác định mục tiêu kinh doanh để đào hố cho hợp lý. Nếu là hướng
đến trồng rừng lấy gỗ xẻthì chỉnên đào hố từ khoảng 1350 hố/ha đến 1650 hố/ ha.
Không nên đào quá nhiều bởi như vậy sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí như chi phí
đào hố, phân bón, cây trồng, công trồng,...
- Lựa chọn cây giống: Phải chọn những cơ sở có chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; lựa chọn những giống cây có chất lượng sinh trưởng và phát triển tốt.
- Trồng cây: Để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao và sinh trưởng tốt, cần phải đảm bảo đúng các thao tác kỹ thuật trồng theo hướng dẫn. Để nâng cao hiệu quả kinh tế cần thiết phải đầu tư thêm phân bón theo quy trình kỹ thuật của từng loài cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt; sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc, bảo vệ rừng hạn chế cỏ dại và cây bụi chèn lấn cây trồng và hạn chế người và gia súc ra vào rừng tác động xấu đến cây trồng.
- Chăm sóc và phát triển rừng:
Tiến hành các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để định hình cho cây hướng đến mục tiêu kinh doanh. Nếu như hướng đến mục tiêu gỗ xẻthì phải tiến hành các biện phát tỉa thân, tỉa cành để định hình hình dáng của cây, và tỉa thưa rừng để lựa chọn và tạo không gian dinh dưỡng cho cây mục đích phát triển.
+ Hoạt động tỉa thân: Khi cây đang nhỏ, dưới 1 năm tuổi cần phải tiến hành hoạt động tỉa thân cho cây, mỗi cây xác định để lại một thân chính là thân khỏe mạnh nhất có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Không nên để nhiều thân vì sẽ không cho hiệu quả tốt về sản lượng gỗ khi khai thác, đặc biệt là lượng gỗ xẻ.
+ Hoạt động tỉa cành: Hoạt động tỉa cành thường được thực hiện vào năm thứ 2 và năm thứ 3 sau khi trồng. Hoạt động này nhằm định hình cho thân chính được phát triển mạnh.
Hạn chế các cành nhánh phát triển bởi vì nếu để cành nhành phát triển tự do thì sản lượng gỗ xẻ khi khai thác không cao như mong muốn, chất lượng gỗ cũng không đảm bảo bởi cành nhánh nhiều sẽ sinh ra nhiều sẹo gỗkhi khai thác.
Hoạt động tỉa cành cũng cần phải thực hiện đúng theo qui trình kỹ thuật, bởi cũng không nên tỉa quá nhiều sẽlàm cho cây phát triển chậm lại.
+ Hoạt động tỉa thưa rừng: Đây là hoạt động rất cần thiết cho những khu rừng xác định mục tiêu trồng rừng gỗ lớn.
Với mật độbình thường khi trồng, ít nhất cũng phải 1350 cây/ha, nếu như đến năm thứ 4 trở đi mà không tiến hành tỉa thưa thì các cây cạnh tranh nhau về ánh sáng thì cũng tự tỉa thưa tự nhiên, những cây không cạnh tranh được sẽ tự chết. Nhưng đểcho cây tự tỉa thưa tự nhiên thì sẽkhông đạt được hiệu quả về kinh tế, vì khi đó cây chủ yếu tập trung phát triển chiều cao để cạnh tranh nhau về tán mà không phát triển nhiều về đường kính. Do vậy, để nâng cao hiệu quả về kinh tế, đối với các khu rừng khi có hiện tượng cạnh tranh nhau vềtán (tầm từnăm thứ 4 trởđi, tuy theo qui mô trồng), thì nên tiến hành tỉa thưa để tạo ra khoảng không dinh
dưỡng cho nhưng cây mục tiêu là những cây to khỏe, có khả năng cho nhiều gỗ xẻ
khi khai thác. - Khai thác:
Thị trường gỗ có nhiều giá cả khác nhau cho những loại gỗ có đường kính
khác nhau.Các nhà máy chế biến thì có nhiều yêu cầu khác nhau vềqui cách gỗ để
tạo ra các sản phẩm khác nhau. Chính vì vậy, trước khi tổ chức khai thác cần phải: + Chủ rừng làm việc cụ thể với nhà máy thu mua để thảo luận rõ về các qui cách gỗđược cắt xẻ sao cho tận dụng được tốt nhất các loại cây gỗ
+ Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, an toàn lao động và yêu cầu rõ ràng đối với đội khai thác để tận thu tốt nhất các cây gỗvà không xâm hại đến môi trường.
3.2.1.3. Xây dựng các mô hìnhtrồng rừng thâm canh gỗ lớn
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Tổng cục Lâm nghiệp đang hỗ trợ xây dựng các mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn và các mô hình chuyển hóa từ mục đích kinh doanh gỗdăm sang kinh doanh gỗ lớn. Do vậy, cần tiến hành đánh giá mà
nhân rộng các mô hình này sang cho các đơn vị khác; mỗi xã ít nhất có 2 mô hình
đểngười dân học tập.
Để khuyến khích các hộ dân thực hiện tốt các mô hình này, tác giảxin đề xuất các giải pháp như sau:
- Về kỹ thuật:
+ Đối với mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn: Cần có các chính sách hỗ trợđầu tư giống cây chất lượng cao cho người dân trồng như là giống cây nuôi cấy mô...
+ Đối với mô hình chuyển hóa từ mục đích kinh doanh gỗ dăm sang kinh doanh gỗ lớn: Cần đánh giá lại hiện trạng chất lượng rừng trồng, sau đó hỗ trợcác biện pháp kỹ thuật lâm sinh để thực hiện.
- Về ngân sách và thị trường tiêu thụ:
+ Liên kết với các dự án hoặc đề xuất từ nguồn ngân sách nhà nước để có nguồn kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các chủ lô rừng thực hiện mô hình;
+ Hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi;
+ Cần kết nối với các công ty thu mua gỗ để cam kết cụ thể với các chủ rừng về việc bao tiêu sản phẩm và giá cả khi bán sản phẩm. Đặc biệt nếu có rủi ro xảy ra như thiên tai thì phải cam kết thu mua kịp thời và giá như đã cam kết.
Đểnhân rộng các mô hình, tác giảđề xuất các giải pháp:
+ Thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị đầu bờ để người dân tham học hỏi kinh nghiệm và chia sẻthông tin tại các lô rừng của họđang chăm sóc.
+ Các tài liệu về qui trình kỹ thuật này cần biên soạn rõ ràng theo các tờ rơi cho người dân dễ tiếp cận và áp dụng.
+ Kết nối các doanh nghiệp thu mua gỗ với các chủ rừng để xây dựng các thỏa thuận hợp tác và cam kết bao tiêu sản phẩm.
3.2.1.4. Nghiên cứu khoa học về lâm nghiệp
Để nâng cao hiệu quả sản xuất của các khu rừng, các nghiên cứu khoa học cần