Ứng dụng của mạng truy nhập quang thụ động Ethernet-EPON

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng quang thụ động EPON (Trang 68 - 74)

Với các ưu điểm vượt trội PON nói chung và EPON nói riêng được ứng dụng trong thông tin viễn thông, các kết nối của các thiết bị đầu cuối qua mạng cáp quang. Ứng dụng trong chỉ dẫn, đo lường thông tin quang, ứng dụng trong điều khiển từ xa dùng cảm biến quang và mạng truyền hình cáp quang với thời gian thực. Công nghệ EPON được dùng làm mạng truy nhập cho mạng quang FTTx. Hiện nay con người có thể sử dụng FTTx để thực hiện các dịch vụ mạng riêng ảo, truyền hình tương tác IPTV, hội nghị truyền hình, xem phim theo yêu cầu, Game Online, Hosting Server riêng.

Hình 4.15: Mô hình mạng FTTx

FTTx viết tắt của Fiber To The x là một thuật ngữ nói chung chỉ một kiến trúcꞌꞌ ꞌꞌ mạng sử dụng cáp quang để kết nối mạng viễn thông, FTTx bao gồm:

4.6.1 FTTH - Fiber To The Home

Công nghệ cáp quang thuê bao FTTH là mạng viễn thông băng thông rộng bằng cáp quang được nối đến tận nhà để cung cấp các dịch vụ tốc độ cao như điện thoại, Internet tốc độ cao và TV.

Hiện nay, công nghệ FTTH đang được triển khai. Khi dùng công nghệ FTTH, đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang tới tận phòng máy của người sử dụng. Chất lượng truyền dẫn tín hiệu bền bỉ ,ổn định không bị suy hao tín hiệu bởi nhiễu điện từ, thời tiết hay chiều dài cáp như đối với ADSL và độ bảo mật rất cao.

Ngoài ra FTTH còn cho phép cân bằng, tốc độ tải lên và tải xuống như nhau và cho phép tối đa là 10 Gbps, có thể phục vụ cùng một lúc cho hàng trăm máy tính.

Hình 4.16: Mô hình mạng FTTH-Fiber to the Home

Trong đó các thuật ngữ trong hình được chú thích như sau: o CO : Tổng dài trung tâm

o MDF: Giá phối dây

o Feeder Cable: Cáp tiếp vòng

o Distribution Cable : Cáp phân phối o ONU : Đơn vị mạng quang

o Drop cable: Là một loại cáp dùng để nối một bộ giao tiếp mạng với Thick Ethernet.

o FDC : Là trung tâm phân phối cáp.

4.6.2 FTTB - Fiber To The Building

FTTB: Là giải pháp mạng ứng dụng cho các cao ốc lớn nhằm cung cấp đường truyền Internet cáp quang tốc độ cao với chi phí tiết kiệm.

4.6.3 FTTN - Fiber To The Node

Mục đích của công nghệ FTTN là đặt lại các thiết bị DSL cách xa chuyển mạch, và đặt chúng gần hơn đối với người sử dụng. Điều này bao gồm việc triển

khai các DSLAM thế hệ mới, kết nối quang tại các nơi phân tán trong các cộng đồng dân cư, và tái sử dụng phần cuối của đôi dây cáp kim loại hiện có.

Lợi thế đáng kể nhất của cấu trúc FTTN là nó tận dụng khả năng lớn nhất của các công nghệ DSL. Thông lượng cao nhất chỉ có thể đạt được bằng việc rút ngắn độ dài mạch vòng DSL. Do ngày nay, vị trí đặt chuyển mạch không thể dễ dàng thay đổi, các node được sử dụng để trải rộng các thiết bị trên nền chuyển mạch cũ ra toàn bộ các thuê bao, điều này sẽ mang đến các độ dài mạch vòng ngắn hơn đối với đại đa số các thuê bao. Thêm vào đó, việc kéo dài cáp quang xa hơn tới các thuê bao có thể xem như bước đầu tiên và cần thiết để hướng tới việc triển khai cáp quang trên toàn tuyến đến với người sử dụng.

4.6.4 FTTC - Fiber To The Cabinet

FTTC có thể hiểu là cáp quang đến tủ thiết bị.

Là đường truyền với tốc độ cao và ổn định như cáp quang nhưng có chi phí hợp lý hơn, do giảm chi phí đi nhờ đường dây từ Cabinet đến thuê bao dùng cáp đồng.

Kết luận chương

Nội dung trên đã cho thấy được sự kết hợp giữa mạng truy nhập quang thụ động PON và công nghệ Ethernet đã tạo ra một khuynh hướng mạng triển vọng cho mạng truy nhập thế hệ sau. EPON là một bước phát triển trong tiến trình cáp quang hoá mạng truy nhập thế hệ sau để xây dựng mạng truy nhập băng rộng. Với sự quan tâm đặc biệt đến mạng EPON, mạng truy nhập thế hệ sau sẽ giống như một mô hình kết hợp Ethernet điểm-điểm và điểm-đa điểm, tối ưu hoá cho truyền tải dữ liệu IP cũng như các dịch vụ thoại và video theo thời gian thực. Nhưng chất lượng của mạng là điều cốt lõi, chương tiếp sẽ trình bày về vấn đề này.

KẾT LUẬN

Trải qua 10 tuần đi thực tập với nội dung lựa như trên em đã tìm hiểu tài liệu về mạng quang thụ động EPON .Qua đó em đã thu được một số kết quả như sau: Nắm bắt được mô hình về mạng quang thụ động EPON, đặc biệt em đã nắm bắt được tình hình triển khai cụ thể mạng EPON tại Việt Nam bao gồm cả cấu trúc mạng và các hệ thống thiết bị trên mạng lưới, tìm hiểu dự định phát triển mạng EPON Việt Nam trong tương lai. Bên cạnh nghiên cứu cấu trúc mang EPON, tôi cũng tìm hiểu và nắm bắt cấu trúc vị trí vai trò của mạng quang thụ dộng ETHERNET – PON cũng như tình hình triển khai các dịch vụ tại Việt Nam.

Tuy vậy do không được thường xuyên làm việc trực tiếp trong các hệ thống mạng quang EPON nên các thông tin của tôi về mạng quang EPON tại Việt Nam còn chưa được cập nhật kịp thời. Do vậy em chưa thể nắm bắt chi tiết các thông tin này. Em hy vọng sau này nếu có thể được làm việc trong các đơn vị hoạt động quản lý vận hành hệ thống mạng quang thụ động EPON thì có thể tiếp tục phát triển đề tài sâu hơn trong tương lại.

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài đã được giảng viên Th.s Đoàn Thị Thanh Thảo nhiệt tình hướng dẫn, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của cô. Mặc dù rất cố gắng, xong với khả năng và thời gian còn hạn chế vì vậy nghiên cứu nội dung tiểu luận chưa thực sự đầy đủ và còn nhiều sai sót nhất định. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và

các bạn để em có thể hoàn thiện tiểu luận của mình được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. " Đ ầy đủ dịch vụ mạng truy nhập" . FSAN Nhóm trang web chính

thức . 2009. Lưu trữ bản gốc vào ngày 12 tháng 10 năm 2009 . Truy cập

01 tháng 9 2011 .

2. http://www.itu.int/rec/dologin_pub.asp?lang=e&id=T-REC-G.987.1- 201001-I!!PDF-E&type=items

3. "Secure Giải pháp mạng quang thụ động từ Tổng công ty Telos". trang

web sản phẩm http://www.telos.com/secure-networks/optical-lan/secure- pon/ .

4. http://www.armoredshield.com/armored-spon.html

5. http://www.envistacom.com/press-release/BICSI-Press-Release.pdf 6. http://www.fibersensys.com/security-solutions/secure-pon-gpon-or-epon 7. DB Payne và RP Davey, "Tương lai của truy cập cáp hệ thống," BT Tạp

chí Công nghệ, vol. 20, 2002, trang 104-114. .

8. DP Shea và JE Mitchell, "A 10 Gb / s 1024-Way Split 100 km Long Reach truy cập mạng quang," IEEE / OSA Tạp chí Lightwave Công nghệ, vol.

25, không có. 3, tháng 3 năm 2007.

9. Rec. G.984, mạng quang thụ động Gigabit có khả năng (GPON), ITU-T, 2003.

10. "Yêu cầu chung cho các thành phần thụ động quang học" . GR-1209, Số

4 . Telcordia Technologies . Tháng 9 năm 2010 . Truy cập 2 tháng 10

năm 2013 .

11."Yêu cầu đảm bảo độ tin cậy chung cho Passive Components quang" . GR-1221, Số 3 . Telcordia Technologies . Tháng Chín 2010. 12.Lam, Cedric F., (2007) "Mạng quang thụ động:. Nguyên tắc và thực

hành San Diego, California. Elsevier.

13.Kramer, Glen, Ethernet Passive Optical Networks , McGraw-Hill Truyền thông Kỹ thuật, 2005.

14.Blake, Victor R. Chasing Verizon FiOS, Công nghệ truyền thông, tháng 8 2008

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng quang thụ động EPON (Trang 68 - 74)