Cho dù mô hình vật lý cụ thể của lớp vật lý có thể thay đổi từ phiên bản này sang phiên bản khác nhưng tất cả Ethernet NIC nói chung đều tương thích với mô hình được minh hoạ trong hình 2.8.
Lớp vật lý đối với từng tốc độ truyền được phân thành các lớp con độc lập với kiểu phương tiện truyền thông riêng biệt và lớp con theo kiểu phương tiện truyền thông hay mã hoá tín hiệu.
Lớp con Reconciliation còn gọi là lớp con hoà giải và MII-Media
Independent Interface cung cấp kết nối logic giữa lớp con MAC và tập hợp khác nhau của lớp phụ thuộc phương tiện. MII và GMII được định nghĩa với các đường dẫn dữ liệu thu và phát riêng biệt ở tốc độ dữ liệu là 10 Mbps thì độ rộng là 1 bit, với tốc độ 100Mbps thì độ rộng là 4 bit, với tốc độ là 1000 Mbps thì độ rộng là 8 bit. Giao tiếp độc lập phương tiện MII và lớp con Reconciliation có chung từng tốc độ truyền của nó và được cấu hình cho hoạt động song công.
Lớp con mã hoá vật lý phụ thuộc phương tiện PCS : cung cấp logic cho mã hoá, ghép kênh và đồng bộ của luồng dữ liệu đi cũng như sự liên kết mã tách kênh và giải mã cho dữ liệu đến.
Lớp con PMA-Physical Medium Attachment : chứa tín hiệu thu và phát cũng
như phục hồi đồng hồ cho luồng dữ liệu thu.
MDI-Medium Dependent Interface : là bộ kết nối cáp giữa tín hiệu thu nhận
và đường truyền.
Auto-negotiation Sublayer : cho phép các NIC ở mỗi đầu cuối đường truyền
trao đổi thông tin về khả năng riêng có của nó, sau đó thương lượng và chọn lựa mô hình hoạt động thuận lợi nhất mà cả hai mô hình đều có thể hổ trợ. Auto- negotiation là một tuỳ chọn trong Ethernet trước đây và được uỷ thác phiên bản sau.
Phụ thuộc vào kiểu mã hoá tín hiệu được sử dụng và cấu hình đường truyền như thế nào mà PCS và PMA có thể hoặc không thể hổ trợ hoạt động song công
Hình 2.8 Mô hình tham chiếu lớp vậy lý Ethernet Kết luận chương
Với mô hình linh hoạt, kiến trúc đơn giản đặc biệt là chi phí thấp, Ethernet đã vượt qua ATM và trở thành công nghệ phổ biến hiện nay. Ethernet được chuẩn hoá theo chuẩn IEEE 802.3 với các tốc độ hoạt động đa dạng và tương tích với mô hình 7 lớp OSI là điều kiện thuận lợi để ứng dụng vào mạng truy nhập. Ngoài ra, Ethernet còn tương thích với nhiều loại thiết bị khác nhau nên trở thành một sự lựa chọn lý tưởng cho mạng truy nhập để truyền tải lưu lượng IP và hỗ trợ hiệu quả lưu lượng đa phương tiện. Ethernet đã chứng tỏ là lựa chọn thích hợp nhất cho mạng quang thụ động để ứng dụng cho mạng truy nhập.
CHƯƠNG 3
MẠNG TRUY NHẬP QUANG THỤ ĐỘNG-PON
PON là từ viết tắt của Passive Optical Network hay còn gọi là mạng quang thụ động. Công nghệ mạng quang thụ động PON còn được hiểu là mạng công nghệ quang truy nhập giúp tăng cường kết nối giữa các nốt mạng truy nhập của nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng. Công nghệ PON được biết tới đầu tiên đó là TPON-Telephony PON được triển khai vào những năm 90, tiếp đó năm 1998, mạng BPON-Broadband PON được chuẩn hóa dựa trên nền ATM. Hai năm 2003 và 2004 đánh dấu sự ra đời của hai dòng công nghệ Ethernet PON-EPON và Gigabit PON-GPON, có thể nói hai công nghệ này mở ra cơ hội mới cho các nhà cung cấp dịch vụ giải quyết hàng loạt vấn đề truy nhập băng thông rộng tới người sử dụng đầu cuối. Thành viên mới nhất trong gia đình PON đó là WDM PON. Trong công nghệ PON, tất cả thành phần chủ động giữa tổng đài CO-Central Office và người sử dụng sẽ không còn tồn tại mà thay vào đó là các thiết bị quang thụ động, để điều hướng các lưu lượng trên mạng dựa trên việc phân chia năng lượng tới các điểm đầu cuối trên đường truyền. Vì vậy mà người ta gọi là công nghệ mạng quang thụ động.
Vị trí của hệ thống PON trong mạng truyền dẫn: Mạng quang thụ động PON là một dạng của mạng truy nhập quang. Mạng truy nhập hỗ trợ các kết nối đến khách hàng. Nó được đặt gần đầu cuối khách hàng và triển khai với số lượng lớn.
Mạng truy nhập tồn tại ở nhiều dạng khác nhau do nhiều lí do khác nhau và PON là một trong những dạng đó. So với mạng truy nhập cáp đồng truyền thống, sợi quang hầu như không giới hạn băng thông. Việc triển khai sợi quang đến tận nhà thuê bao sẽ là mục đích phát triển trong tương lai.
Với những ưu điểm vượt trội, mạng quang thụ động PON-Passive Optical Network là một sự lựa chọn thích hợp nhất cho mạng truy nhập.