Xu hướng phát triển của mạng truy nhập quang thụ động Ethernet

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng quang thụ động EPON (Trang 66 - 68)

4.5.1 Truy nhập hữu tuyến:

Truy nhập hữu tuyến từ EPON sẽ phát triển lên các cấu trúc khác để có thể đáp ứng nhiều dịch vụ hơn.

Điển hình, Nhật Bản đã ứng dụng công nghệ FTTH từ rất sớm và phát triển theo hướng EPON. Hiện nay, do sự bùng nổ thông tin, Nhật Bản đang có nhu cầu phát triển lên GEPON.

Hình 4.13: Hướng phát triển hữu tuyến của EPON

4.5.2 Truy nhập vô tuyến:

Các kỹ thuật truy nhập quang có ưu điểm về băng tần lớn, tuy nhiên, nó đòi hỏi chi phí cao để có thể triển khai tới từng nhà. Ngược lại, kỹ thuật truy nhập vô tuyến lại có chi phí triển khai thấp. Một ưu điểm quan trọng của các kỹ thuật vô tuyến là hỗ trợ di động. Tuy nhiên, các kỹ thuật vô tuyến nói chung bị giới hạn về phổ tần vô tuyến vì phải chia sẻ giữa các người dùng. Ngoài ra, các hệ thống vô tuyến thường sử dụng sợi quang để kết nối giữa các trạm truy nhập đặt phân tán với trạm trung tâm. Sự kết hợp giữa mạng quang thụ động EPON và Wimax là một giải pháp hấp dẫn cho mạng truy nhập băng rộng. Sự kết hợp này cho phép hai kỹ thuật có thể bổ sung cho nhau trên nhiều phương diện.

Việc sử dụng một mạng EPON để kết nối nhiều Wimax-BS tạo ra sự kết hợp tốt về phân cấp băng thông. Sự hợp nhất này giúp hiện thực hóa sự hội tụ di động cố định và đem lại nhiều điểm hấp dẫn. Trước hết, sự hợp nhất cho phép thực hiện hiệu quả việc phân bổ băng thông và lập lịch gói, giúp đạt được hiệu suất sử dụng băng thông và hỗ trợ QoS tốt hơn. Ngoài ra, sự hợp nhất có thể đơn giản hóa vận hành mạng, ví dụ hoạt động chuyển giao. Hơn nữa, sự hợp nhất có thể cho phép một mạng quang thụ động mang đồng thời hai kiểu mạng truy nhập khác nhau và cung cấp cả dịch vụ truy nhập băng rộng di động lẫn cố định. Cuối cùng, sự hợp nhất của EPON và Wimax sẽ đem lại hy vọng tiết kiệm chi phí vận hành và thiết kế cho mạng truy nhập băng rộng thế hệ mới.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng quang thụ động EPON (Trang 66 - 68)