Phân loại ngành kinh tế và quy mô hoạt động doanhnghiệp

Một phần của tài liệu 0570 hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng đối với tập đoàn tổng công ty tại trung tâm thông tin tín dụng NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 36)

Phân ngành kinh tế và quy mô hoạt động doanh nghiệp là một khâu rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình XHTD doanh nghiệp. Hiện nay, mỗi cơ quan xếp hạng tín dụng đều có cách phân ngành kinh tế và quy mô hoạt động cho các doanh nghiệp khác nhau.

Đặc trưng của mỗi ngành nghề khác nhau về chu kỳ kinh doanh, về triển vọng tăng trưởng, về mức vốn đầu tư, cơ cấu chi phí, khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh, sản phẩm thay thế...Do đó, việc xây dựng một hệ thống phân loại ngành kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, trên cơ sở phân loại ngành để đánh giá, so sánh giữa các doanh nghiệp trong ngành mới thực sự có ý nghĩa.

Với những ngành nghề khác nhau thì đặc trưng của từng ngành đó là khác nhau, cho nên đối với các chỉ tiêu tài chính thì mỗi ngành cũng có những mức chuẩn khác nhau, có những ngành coi trọng chỉ tiêu này nhưng lại có những ngành coi trọng chỉ tiêu khác (ví dụ như những ngành công nghiệp thì coi trọng các chỉ tiêu phân tích năng lực tài sản, chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho... trong khi các ngành thương mại dịch vụ lại coi trọng những chỉ tiêu liên

quan đến hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn). Do đó không thể áp dụng chuẩn của ngành nghề này vào ngành nghề khác và trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp không thể áp dụng phân tích, chú trọng tất cả các chỉ tiêu như nhau ở mọi ngành nghề.

Hệ thống phân loại ngành kinh tế dùng để XHTD doanh nghiệp phải phù hợp với trình độ phát triển nền kinh tế và môi trường pháp lý của từng quốc gia, tuy nhiên cũng phải gần sát với thông lệ chuẩn quốc tế. Việc xác định hệ thống phân loại ngành kinh tế là tùy theo điều kiện hoàn cảnh mỗi nước, không thể áp đặt hoặc học tập duy ý chí được. Các cơ quan đánh giá có thể căn cứ theo cách phân loại ngành kinh tế của chính phủ hoặc tự đưa ra một cách phân loại riêng cho phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm, điều kiện của mình.

Quy mô của doanh nghiệp cũng là một yếu tố cần được xét, bởi doanh nghiệp sẽ khó có thể tiến hành đa dạng hoá hoạt động để giảm rủi ro kinh doanh và nâng cao ưu thế cạnh tranh khi quy mô của nó quá nhỏ, bởi chúng không có những ưu thế về quy mô sản xuất, tiềm năng nhân sự và tiềm lực về mặt tài chính. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường chỉ thiên về kinh doanh một loại sản phẩm và đôi khi có những sản phẩm lại mang tính chất thời vụ, nên vị thế tín dụng sẽ có thể bị đánh giá thấp hơn.

Một phần của tài liệu 0570 hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng đối với tập đoàn tổng công ty tại trung tâm thông tin tín dụng NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w