KINH NGHIỆM XHTD CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀ

Một phần của tài liệu 0570 hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng đối với tập đoàn tổng công ty tại trung tâm thông tin tín dụng NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 133)

NGOÀI

VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.5.1. Kinh nghiệm của một số tổ chức xếp hạng tín dụng nước ngoài

1.5.1.1. Cách thức xếp hạng của Moody's và Standar &Poor

Moody's và Standar &Poor đã đưa khái niệm về xếp hạng doanh nghiệp như sau: xếp hạng doanh nghiệp là sự đánh giá hiện thời về khả năng và mức độ sẵn sàng trả nợ gốc, lãi của một người đi vay đối với mỗi khoản vay nhất định trong suốt thời hạn hiệu lực của khoản vay đó.

Khái niệm trên cho thấy những nét đặc trưng cơ bản là:

- Chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định;

- Xếp hạng doanh nghiệp cho một nhà phát hành nhưng phải gắn liền với một khoản vay nợ của nhà phát hành đó;

- Đối với những đợt vay nợ được bảo lãnh thanh toán, xếp hạng doanh nghiệp của đợt vay đó là xếp hạng doanh nghiệp của đơn vị bảo lãnh.

Các ký hiệu của bảng xếp hạng doanh nghiệp

Bảng ký hiệu xếp hạng doanh nghiệp của ông John Moody được thiết lập từ 3 chữ cái A, B, C rất đơn giản và tiện lợi nên hiện nay bảng ký hiệu xếp hạng doanh nghiệp của ông đã được nhiều công ty xếp hạng doanh nghiệp trên thế giới sử dụng như một chuẩn mực. Tuy nhiên, lúc đầu mới chỉ tiến hành xếp hạng doanh nghiệp cho các công cụ nợ dài hạn, ngày nay bảng xếp hạng doanh nghiệp được mở rộng cho cả các công cụ nợ ngắn hạn

Quy trình xếp hạng doanh nghiệp

Việc xếp hạng doanh nghiệp được tiến hành theo 3 giai đoạn như sau:

Sơ đồ quy trình xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s

(Nguồn: tham khảo từ kinh nghiệm của Moody’s)

Giai đoạn 1: Thu thập các thông tin về nhà phát hành thông qua nguồn thông tin công khai, nhà phát hành cung cấp (chủ yếu là Bản cáo bạch) và các nguồn thông tin liên quan khác. Các thông tin được sắp xếp theo hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng.

Giai đoạn 2: Phân tích, đánh giá, ấn định mức độ tín nhiệm cho nhà phát hành. Mức độ xếp hạng doanh nghiệp này được Hội đồng xếp hạng doanh nghiệp của công ty xem xét và phê chuẩn thông qua lần cuối. Phương

pháp phân tích so sánh các chỉ tiêu của nhà phát hành cần xếp hạng với nhóm các nhà phát hành tương tự khác đã được xếp hạng.

Giai đoạn 3: Công bố ra công chúng: sau khi được Hội đồng xếp hạng doanh nghiệp thông qua, kết quả xếp hạng doanh nghiệp được công bố công khai ra công chúng (trường hợp nhà phát hành còn kiến nghị thì phải cung cấp thêm thông tin để công ty xếp hạng doanh nghiệp phân tích, đánh giá và có thể đưa ra ý kiến xếp hạng doanh nghiệp mới, khi xếp hạng doanh nghiệp mới này được hai bên chấp nhận nó sẽ được công bố ra công chúng; nếu công ty không đồng ý và không muốn có xếp hạng doanh nghiệp đó thì kết quả sẽ bị huỷ bỏ).

Qua việc nghiên cứu trên cho thấy thực tế có rất nhiều cách phân loại khác nhau, có thể cho điểm từng nhân tố riêng rẽ, có thể cho điểm tổng hợp được sắp theo số thứ tự hoặc thứ tự A, B, C.... Tuy nhiên hiện nay cách phân hạng doanh nghiệp theo thứ tự A, B, C... giống như cách phân hạng của Moody’s và Standar & Poor là tương đối phổ biến.

1.5.1.2. Chấm điểm xếp loại doanh nghiệp tại Ngân hàng Trung ương Pháp

Theo Ngân hàng Trung ương Pháp, chấm điểm xếp loại doanh nghiệp miêu tả một cách tổng hợp một loạt các thông tin về kinh tế và tài chính về một doanh nghiệp, hoàn toàn không phải một công việc tự động hóa, nó được tiến hành bởi các chuyên viên nghiên cứu về doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng, những người thu thập và phân tích các số liệu (hồ sơ miêu tả, sổ sách kế toán tài chính, pháp lý, sự cố thanh toán,.) cần thiết cho việc đánh giá. Chấm điểm xếp loại luôn được các chuyên viên cập nhật thông tin mới có ý nghĩa.

Chấm điểm xếp loại doanh nghiệp diễn đạt sự đánh giá tổng quát của Ngân hàng Trung ương Pháp về khả năng một doanh nghiệp thực hiện các cam kết tài chính của mình trong khoảng thời gian 3 năm.

Chấm điểm xếp loại doanh nghiệp là sự đánh giá cần thiết đối với Ngân hàng Trung ương Pháp và hệ thống ngân hàng. Trong khuôn khổ thực thi chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương Pháp đặc biệt sử dụng chấm điểm xếp loại đối với doanh nghiệp. Các tổ chức tín dụng qua đó có thể được tái cấp vốn từ hệ thống Ngân hàng Trung ương Châu Âu mà Ngân hàng Trung ương Pháp là một thành viên trên cơ sở tín phiếu ngắn hạn mà họ nắm giữ từ các doanh nghiệp được đánh giá tốt nhất. Mặt khác, kết quả chấm điểm xếp loại doanh nghiệp của Ngân hàng Trung ương Pháp được các tổ chức tín dụng sử dụng để đánh giá chất lượng doanh nghiệp mà họ sẵn sàng cho vay, đầu tư và xác định mức vốn tự có mà doanh nghiệp cần có để xác định mức cho vay hoặc đầu tư phù hợp.

* Hồ sơ chấm điểm được gửi cho những đối tượng sau:

+ Doanh nghiệp: chấm điểm xếp loại doanh nghiệp là một kênh thông tin có hệ thống cho lãnh đạo doanh nghiệp khi phân tích hồ sơ kế toán. Khi có các điểm tín dụng 7, 8 hoặc 9 về sự cố thanh toán thì kênh thông tin này cần phải được phổ biến thật rộng rãi. Việc thông tin có tính hệ thống khi có sự thay đổi đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu khác thường về chấm điểm xếp loại trên sổ sách kế toán, cũng như đối với các chủ doanh nghiệp khi xuất hiện sự cố thanh toán trong hồ sơ xí nghiệp cá thể của họ.

+ Các tổ chức tín dụng bị điều chỉnh bởi luật ngân hàng: để đảm bảo bí mật chuyên môn, thông tin chấm điểm xếp loại doanh nghiệp được sử dụng bình thường nhưng không được phổ biến, chuyển giao cho các cơ quan thông tin khác.

* Những tiêu chí để doanh nghiệp được chấm điểm xếp loại:

+ Có báo cáo rủi ro ngân hàng mà mức rủi ro trung bình bằng hoặc cao hơn 5 lần mức quy định hoặc đối với một số khoản khai báo về pháp lý mức rủi ro bằng hoặc cao hơn 10 lần quy định;

+ Công bố trên công báo cho biết mất ½ vốn công ty. * Các yếu tố chấm điểm đánh giá doanh nghiệp

Gồm có hai yếu tố là điểm hoạt động và điểm tín dụng + Điểm hoạt động

Điểm hoạt động là kết quả lựa chọn một thang điểm dựa vào doanh thu đã thực hiện của doanh nghiệp. Gồm các ký tự từ A đến J, trong trường hợp mức độ hoạt động của doanh nghiệp không được xác định hoặc quá cũ thì áp dụng ký tự X và trong trường hợp hoạt động không có ý nghĩa thì dùng ký tự N(chi tiết tại Phụ lục 1.04 - Điểm hoạt động theo cách chấm điểm của Ngân hàng Trung Ương Pháp)

+ Điểm tín dụng

Điểm tín dụng phản ánh cách đánh giá của Ngân hàng Trung ương Pháp về khả năng một doanh nghiệp có thực hiện tốt các cam kết tài chính của mình hay không.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trên đây là những kinh nghiệm xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của một số tổ chức trong và ngoài nước. Kinh nghiệm hoạt động xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp đã giúp luận văn đưa ra khái quát một số vấn đề lý luận về xếp hạng doanh nghiệp của cơ quan thông tin tín dụng nói chung. Từ đó góp phần hoàn thiện một bước khâu xử lý thông tin phát triển đa dạng hoá sản phảm thông tin đầu ra của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam, đồng thời trên cơ sở chắt lọc kinh nghiệm đề xuất một giải pháp tương đối khả thi cho việc xếp hạng doanh đối với CIC.

Qua những kiến thức từ các tài liệu thu thập được luận văn đã cô đọng lại một số nét lớn, có tính thông lệ, được áp dụng phổ biến đối với quá trình phân tích, xếp hạng doanh nghiệp nhưa sau:

Một là, kết quả xếp hạng chỉ có giá trị trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Hai là, các chỉ tiêu thông tin để đưa vào phân tích phải bao gồm cả chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Việc lựa chọn các chỉ tiêu phân tích tuỳ thuộc vào mục đích của chủ thể xếp hạng doanh nghiệp.

Ba là, việc xếp hạng doanh nghiệp đối với một số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phải được đặt trong môi trường ngành kinh tế và qui mô của doanh nghiệp.

Bốn là, qui trình xếp loại thường qua các giai đoạn: thu thập thông tin, phân ngành và xác định quy mô, tính toán các chỉ tiêu, phân tích xếp hạng và đưa ra kết quả.

Năm là, về bảng xếp hạng doanh nghiệp thường chia thành nhiều hạng được ký hiệu bằng các chữ cái A, B, C, D... và được xếp thứ tự từ cao xuống thấp tùy theo độ tín nhiệm được đánh giá.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG

QUỐC GIA VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM

2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của CIC

Hiện nay, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống ngân hàng nói riêng và cả trong cả nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên để có được sự phát triển lớn mạnh và có vai trò ảnh hưởng như hiện tại CIC đã phải trải qua một thời gian tương đối dài với các cộc mốc quan trọng:

- Tiền thân là Phòng Thông tin phòng ngừa rủi ro trực thuộc Vụ Tín dụng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập vào tháng 9/1992;

- Đến tháng 4/1995 Phòng Thông tin phòng ngừa rủi ro được đổi tên thành Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc Vụ Tín dụng;

- Tháng 2/1999, CIC trở thành tổ chức sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước theo Quyết định số 68/1999/QĐ-NHNN9 ngày 27/2/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở tổ chức lại CIC thuộc Vụ Tín dụng;

- Tháng 9/2007 CIC kỷ niệm 15 năm hoạt động thông tin tín dụng trong ngành Ngân hàng và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;

- Tháng 12/2008 CIC được thành lập lại theo Quyết định số 3289/QĐ- NHNN ngày 31/12/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và trở thành tổ chức Sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên;

- Tháng 1/2010, CIC kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước trao tặng.

- Tháng 9/2012 CIC kỷ niệm 20 năm hoạt động thông tin tín dụng.

- Tháng 2/2014, CIC được thành lập lại theo Quyết định số 324/QĐ- NHNN ngày 26/2/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, với tên gọi mới là Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện chức năng đăng ký tín dụng Quốc gia; thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích thông tin tín dụng; phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng; chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, cung ứng sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của CIC

2.1.2.1 Chức năng của CIC

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện chức năng đăng ký tín dụng Quốc gia; thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích thông tin tín dụng; phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng; chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, cung ứng sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

CIC là đơn vị dự toán độc lập không vì lợi nhuận, có con dấu và tài khoản riêng mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng, có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội; thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính,

tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên theo quy định của Nhà nước và pháp luật.

2.1.2.2 Nhiệm vụ của CIC

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ cụ thể sau:

- Xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành các văn bản về hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức hướng dẫn triển khai thực hiện sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành.

- Xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt các đề án, dự án, kế hoạch, chương trình phát triển Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia dài hạn, năm năm, hàng năm; tổ chức triển khai thực hiện sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

- Xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch tài chính, kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương hàng năm; tổ chức thực hiện sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

- Lập, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt danh mục, tiêu chuẩn về thông tin tín dụng; tổ chức thực hiện thiết kế, xây dựng, thu thập, xử lý, lưu trữ, quản lý Kho dữ liệu Quốc gia về thông tin tín dụng từ các tổ chức tín dụng, tổ chức khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện việc phân tích, chấm điểm, xếp hạng tín dụng các pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam.

- Phân tích, tổng hợp, cung cấp các báo cáo, cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, thông tin tín dụng kịp thời, đầy đủ trung thực cho các tổ chức tín dụng và tổ chức khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Tổ chức thu thập đăng ký nhu cầu tín dụng và cung cấp báo cáo tín dụng, chấm điểm tín dụng khách hàng vay.

- Được góp vốn liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân hoặc thuê chuyên gia trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực thông tin tín dụng; phối hợp với Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng

và các tổ chức liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ

cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác thông tin tín dụng của Trung tâm

Thông tin tín dụng Quốc gia và của ngành Ngân hàng.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện việc hợp tác quốc tế; tiếp nhận, quản lý các dự án trợ giúp kỹ thuật của các tổ chức quốc tế về lĩnh vực thông tin tín dụng khi được Thống đốc giao.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Quản lý tài chính, tài sản của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.

2.1.3. Bộ máy tổ chức của CIC

Một phần của tài liệu 0570 hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng đối với tập đoàn tổng công ty tại trung tâm thông tin tín dụng NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w