Ngân hàng Phát triển
1.2.4.1. Chương trình, kế hoạch và chính sách của Nhà nước
Các chuơng trình, mục tiêu và kế hoạch của Nhà nuớc quy định quy mô, cơ cấu và đối tuợng thụ huởng của tín dụng ĐTPT tại NHPT Việt Nam. Nếu số luợng và quy mô của các chuơng trình, kế hoạch quốc gia lớn, thì quy mô tín dụng ĐTPT của Nhà nuớc tại NHPT Việt Nam sẽ có xu huớng mở rộng và nguợc lại. Hơn nữa, chất luợng của các chuơng trình, kế hoạch, mục tiêu nhà nuớc cũng ảnh huởng quan trọng đến chất luợng, hiệu quả của tín dụng ĐTPT của Nhà nuớc tại NHPT Việt Nam. Nếu các chuơng trình, kế hoạch, mục tiêu đuợc hoạch định tốt, tín dụng ĐTPT của Nhà nuớc tại NHPT Việt Nam sẽ đuợc thực hiện thuận lợi. Nguợc lại, nếu chúng đuợc hoạch định tồi thì tín dụng ĐTPT của Nhà nuớc tại NHPT Việt Nam không những có mức độ rủi ro cao mà thực hiện chúng sẽ vô cùng vất vả, hiệu quả thấp.
Đặc biệt, chính sách tín dụng có ảnh huởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nuớc tại NHPT Việt Nam. Chính sách tín dụng bao gồm chính sách lãi suất, quản lý và giám sát tín dụng cũng nhu các điều kiện tín dụng nhu tài sản bảo đảm, thời hạn vay...
Mặc dù hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nuớc không vì mục đích lợi nhuận nhung NHPT Việt Nam vẫn phải bảo tồn đuợc vốn của mình mới có nguồn vốn tái đầu tu, hạn chế sự bao cấp của nhà nuớc, phát triển hoạt động, thực hiện đắc lực hơn mục tiêu đã đề ra cho tổ chức này. Trong những truờng hợp thị truờng biến động, lãi suất có thể biến động mạnh, nếu chính sách lãi suất không đuợc điều chỉnh kịp thời thì hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nuớc tại NHPT Việt Nam sẽ bị ảnh huởng rất mạnh. Nếu lãi suất tín dụng ĐTPT của Nhà nuớc quá thấp sẽ làm gia tăng áp lực về vốn, trong điều kiện khả năng huy động vốn có hạn, sẽ dễ dẫn tới nguy cơ về thanh khoản. Nguợc lại, nếu lãi suất tín dụng ĐTPT của Nhà nuớc quá cao thì các khách hàng có thể sẽ tìm đến các ngân hàng thuơng mại thay vì đến với NHPT Việt Nam và nhu vậy mục tiêu đặt ra cho tổ chức này sẽ không hoàn thành.
Bên cạnh đó, việc xác định chính sách tín dụng hợp lý về phương diện thời hạn vay, tài sản bảo đảm... cũng có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động tín dụng của NHPT Việt Nam. Đặc điểm của hoạt động này là cần lượng vốn lớn và dài hạn, nên nếu chính sách về tài sản bảo đảm, thời hạn vay. không được xác định phù hợp với đặc điểm của dự án, lĩnh vực ngành nghề hoạt động của dự án thì sẽ dẫn đến các kết cục: Một là, các chủ đầu tư không đáp ứng được các điều kiện đặt ra (ví dụ: yêu cầu về tài sản bảo đảm vượt quá khả năng.) và sẽ không triển khai được dự án; Hai là, các điều kiện quá nới lỏng dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tín dụng. Đồng thời, các chính sách về hạn chế tín dụng, giám sát tín dụng nếu không được xây dựng chặt chẽ, đồng bộ và phù hợp với thực tiễn sẽ dẫn tới những nguy cơ về rủi ro đạo đức, rủi ro tín dụng, tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
1.2.4.2. Thực trạng nền kinh tế
* Môi trường chính trị
Môi trường chính trị xã hội có sự ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội nào trong xã hội. Trong tình hình chính trị không ổn định như biểu tình, đình công, bãi công, chiến tranh biên giới... thì sẽ ảnh hưởng vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tới hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam. Cụ thể là:
- Tác động trực tiếp: Trong điều kiện môi trường chính trị xấu, hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước với tư cách là công cụ của Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH sẽ bị ảnh hưởng ngay từ khâu hoạch định chính sách và tổ chức hoạt động. Do đó NHPT Việt Nam sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ của mình do bị giằng xé bởi các thế lực chính trị, đảng phái. Các lãnh đạo cấp cao và các cơ quan quản lý nhà nước cũng bị ảnh hưởng, do vậy việc kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước cũng có thể bị lơi là, chất lượng hoạt động vì thế cũng bị ảnh hưởng. Ngược lại, nếu môi trường chính trị tốt thì những tác động tiêu cực này sẽ bị hạn chế và hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam có thêm cơ hội nâng cao hiệu quả và phát triển.
- Tác động gián tiếp: Trong điều kiện môi trường chính trị bất ổn, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cũng khó có thể tập trung vào đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, hệ thống phân phối bị gián đoạn, cung cấp nguyên vật liệu bị ngưng trệ.
dẫn đến giảm sút hiệu quả hoạt động, thậm chí có thể dẫn đến hoạt động của các dự án/doanh nghiệp bị đình trệ/phá sản, làm gia tăng nợ xấu, tăng nguy cơ rủi ro đối với tín dụng ĐTPT của Nhà nuớc. Đồng thời, sự bất ổn về chính trị sẽ dẫn tới sự mất lòng tin đầu tu của dân chúng cũng nhu các chủ doanh nghiệp, dẫn tới không có dự án mới để tài trợ, hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nuớc tại NHPT Việt Nam vì thế sẽ có nguy cơ bị thu hẹp, không phát triển đuợc. Mặt khác, khi môi truờng chính trị xấu dẫn đến hoạt động của nền kinh tế bị ảnh huởng, khả năng tích luỹ bị hạn chế, dẫn tới việc huy động vốn khó khăn, các kế hoạch dự kiến có thể bị phá vỡ, ảnh huởng tới nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nuớc, dẫn tới hoặc không đủ vốn để tài trợ dự án mới, hoặc không đủ vốn để trả nợ các nguồn vốn huy động đến hạn.
* Môi trường pháp lý
Một môi truờng pháp lý đồng bộ, đầy đủ, thống nhất và ổn định sẽ tác động tốt tới hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nuớc nói riêng và nguợc lại. Hệ thống luật pháp đầy đủ, đồng bộ, chất luợng cao sẽ tạo niềm tin cho nguời vay lẫn nguời cho vay. Hệ thống luật pháp có chất luợng xấu sẽ tăng chi phí cho cả nguời vay và nguời đi vay. Bên cạnh đó ý thức chấp hành pháp luật của nguời dân cũng ảnh huởng tới mức độ rủi ro của các khoản vay của NHPT Việt Nam.
* Môi trường kinh tế - xã hội
Môi truờng KT-XH là tổng hoà các mối quan hệ về kinh tế và xã hội tác động lên hoạt động của mọi chủ thể. Môi truờng KT-XH ổn định sẽ tạo điều kiện cho luu thông hàng hoá, thúc đẩy sản xuất phát triển do đó hoạt động tín dụng sẽ thuận lợi hơn. Mức thu nhập bình quân của nguời dân, tính ổn định của thu nhập và sự chênh lệch giữa thu nhập và chi phí cần thiết cho đời sống sinh hoạt sẽ tác động và ảnh huởng tới luợng tiền tiết kiệm, nhàn rỗi trong dân cu, cùng với lòng tin vào sự ổn định trong nuớc. Nền kinh tế ổn định tăng truởng tốt thì có nghĩa là đầu tu sẽ tăng, đồng thời với nó là hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao và có khả năng hoàn trả đuợc vốn vay. Nói cách khác, môi truờng KT-XH tác động vào khát vọng đầu tu của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp và NHPT Việt Nam trong việc huy động vốn, đáp ứng yêu cầu đầu tu, yêu cầu vay vốn và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với tín dụng ĐTPT của Nhà nước, rủi ro thị trường có thể xảy ra trong trường hợp nền kinh tế bị biến động bởi khủng hoảng cục bộ hoặc diện rộng về cung/cầu, khi lãi suất, tỷ giá hay giá cả thị trường biến động theo chiều hướng xấu đi, ảnh hưởng tiêu cực đến việc nhập máy móc thiết bị hoặc thi công xây dựng dự án hoặc cung nguyên liệu cho các dự án bị thiếu hụt nghiêm trọng...
Những rủi ro sẽ kéo dài tiến độ đầu tư các dự án, thậm chí thiếu hụt vốn để đầu tư (trong trường hợp giá cả hoặc tỷ giá hối đoái biến động lớn, vượt khỏi dự tính), các phương án ban đầu bị phá vỡ, giảm sút hiệu quả đầu tư/sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn tín dụng, cân đối các nguồn thu - chi của NHPT Việt Nam.
1.2.4.3. Khả năng huy động vốn của Nhà nước
Khả năng huy động vốn của Nhà nước quyết định lượng vốn mà Nhà nước có thể sử dụng để làm nguồn vốn cho vay. Khả năng huy động vốn của Nhà nước phụ thuộc vào các khoản thuế có thể thu được, phụ thuộc vào cân đối NSNN, phụ thuộc vào uy tín của Nhà nước trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Đến lượt mình, thuế phụ thuộc vào quy mô GDP và thu nhập của dân cư. Nếu Nhà nước huy động thuế quá lớn sẽ làm nhụt ý chí đầu tư, do đó giảm nguồn thu của chính Nhà nước. Các loại trái phiếu Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh chỉ hấp dẫn khi lãi suất không quá thoát ly lãi suất thị trường. Trong khi tín dụng nhà nước có lãi suất ưu đãi thì chỉ khi nào tài chính nhà nước đủ mạnh để bù chênh lệch lãi suất NHPT Việt Nam mới dám phát hành trái phiếu huy động vốn.
Đối với nước còn nhiều khó khăn và kém phát triển như nước ta, khi NSNN luôn trong tình trạng thiếu hụt thì nguồn tài chính dành cho NHPT Việt Nam để thực thi tín dụng ĐTPT của Nhà nước thường khá hạn hẹp. Nhà nước ta phải tiết kiệm chi thường xuyên, thậm chí chấp nhận bội chi NSNN ở mức nhỏ nhằm tăng cường nguồn vốn cho tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Tuy nhiên, so với nhu cầu, lượng vốn Nhà nước có thể cung cấp thường nhỏ hơn.
Ngoài ra, lượng vốn Nhà nước dành cho tín dụng ĐTPT thường không nhận được sự ủng hộ của giới hoạt động ngân hàng thương mại do tính hiệu quả cá biệt khá thấp của nó. Nhiều nhà hoạt động ngân hàng cho rằng với ưu thế vượt trội của mình, tín dụng ĐTPT tại NHPT Việt Nam đã cạnh tranh không bình đẳng với tín dụng ngân
hàng thương mại, làm giảm hiệu quả chung của nền kinh tế. Họ cho rằng nhà nước không nên cấp tín dụng ưu đãi riêng cho một số dự án mà nên để thị trường tài chính tự phân bổ nguồn tài chính của mình theo tín hiệu giá cả. Chính vì thế các phương pháp và chính sách tạo nguồn huy động vốn cho NHPT Việt Nam không phải bao giờ cũng được ủng hộ.
Tóm lại, mặc dù khả năng tài chính của Nhà nước rất lớn, nhưng nguồn vốn dành cho tín dụng ĐTPT thường không dồi dào nên tín dụng nhà nước, trên thực tế, gặp giới hạn khó vượt qua.
1.2.4.4 Năng lực của chủ thể thụ hưởng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
* Khát vọng ĐTPT sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp
Đây là yếu tố quyết định nhu cầu vay vốn đầu tư, khát vọng đó càng lớn thì càng có điều kiện phát triển hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Khát vọng này sẽ càng lớn và trở thành hiện thực khi môi trường đầu tư thuận lợi và có nhiều cơ hội.
Hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước nhằm hỗ trợ các dự án phát triển thuộc diện được Nhà nước khuyến khích đầu tư nên điều kiện đầu tiên là các dự án phải thuộc đối tượng được khuyến khích đầu tư. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư luôn là ước mơ của các nhà tài trợ. Nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư hơn cũng có nghĩa là nhiều dự án hơn được hình thành, nhiều dự án tìm đến NHPT Việt Nam và như vậy hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước càng có điều kiện lựa chọn được những dự án tốt để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển hoạt động của mình.
* Khả năng và điều kiện đáp ứng của doanh nghiệp
Khát vọng ĐTPT sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là rất quan trọng nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần, một vấn đề phải xét đến nữa là khả năng và điều kiện đáp ứng của doanh nghiệp, đây chính là điều kiện đủ. Điều kiện tín dụng được đưa ra nhằm tiêu chuẩn hoá khả năng của doanh nghiệp trong quá trình vay vốn, đảm bảo cho khả năng thu hồi vốn. Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng gồm:
- Năng lực thị trường của doanh nghiệp: biểu hiện ở các mặt như khối lượng sản phẩm tiêu thụ, chất lượng và mẫu mã sản phẩm phù hợp thị hiếu khách hàng; vị trí của
doanh nghiệp trong ngành kinh tế ở thị trường trong nước và quốc tế; tương lai phát triển của doanh nghiệp và ngành kinh tế đó; hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, số lượng bạn hàng thường xuyên...
Năng lực thị trường của doanh nghiệp biểu hiện và được lượng hoá qua tiêu thức cơ bản là sự phát triển của doanh số tiêu thụ sản phẩm. Doanh số tiêu thụ biểu hiện khả năng phát triển thị trường của sản phẩm và nó cho biết khả năng phát triển của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu năng lực thị trường của doanh nghiệp cho biết khả năng mở rộng đầu tư, định hướng đầu tư của doanh nghiệp, kiểm tra sự phù hợp của các dự án hoạt động với các khả năng sản xuất.
Năng lực thị trường càng cao, nhu cầu đầu tư càng lớn, rủi ro thị trường của doanh nghiệp càng nhỏ và đó là một nhân tố thuận lợi để nâng cao chất lượng tín dụng.
- Năng lực sản xuất của doanh nghiệp: biểu hiện giá trị của công cụ lao động mà
chủ yếu là TSCĐ, cụ thể là quá trình sản xuất sản phẩm, công nghệ sản xuất, các khoản đầu tư trước đây... Nghiên cứu năng lực sản xuất cho biết quy mô của doanh nghiệp, sự đáp ứng của quy mô ấy với thị trường, đặc biệt hơn là nó cho biết cơ cấu và việc làm chủ giá thành sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm tốt nhưng với giá thành lớn hơn giá bán là không tốt. Việc nghiên cứu giá thành và năng lực sản xuất cho thấy tính cấp thiết và quy mô phải đầu tư mới.
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp:
Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khối lượng vốn tự có và tỷ trọng vốn tự có trong tổng số nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng. Điều kiện tín dụng quy định một tỷ lệ cụ thể, tối thiểu của vốn tự có trong tổng số nguồn vốn hoạt động hay tỷ lệ vốn tự có tương ứng với khối lượng vốn vay, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đó là sự so sánh giữa số tiền có thể thanh toán và các khoản nợ thanh toán. Việc đáp ứng các yêu cầu thanh toán còn lệ thuộc khá lớn vào cơ cấu tài sản của doanh nghiệp xếp theo tính lỏng của tài sản. Năng lực tài chính của doanh nghiệp trong tín dụng trung dài hạn còn đòi hỏi doanh nghiệp phải có số vốn lưu động tối thiểu cho việc duy trì hoạt động thường xuyên của TSCĐ. Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao, khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng càng lớn thì càng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
- Năng lực tổ chức, quản lý của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp vay vốn phải có bộ máy có năng lực quản lý phù hợp. Một bộ máy quản lý tồi thì dù dự án được tính toán là có hiệu quả cao nhưng vẫn có khả năng bị thua lỗ và do đó không trả được vốn vay. Do vậy việc nghiên cứu từng người cụ thể trong bộ máy quản lý, các mối quan hệ xã hội, quan hệ nội bộ của bộ máy quản lý là