3.3.2.1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cho thấy, nhiều doanh nghiệp chua có nỗ lực huớng tới việc nâng cao chất luợng và hiệu quả hoạt động của mình. Thông thuờng các doanh nghiệp đều có chung ý kiến cho rằng, cản trở làm cho doanh nghiệp không đạt hiệu quả cao là do máy móc lạc hậu và thiếu vốn để đầu tu vào các thiết bị mới, hiện đại hơn. Tuy nhiên, nâng cao chất luợng và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp lại là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp đạt đuợc mức tăng truởng cao. Trong xu thế tự do hoá thuơng mại và bối cảnh chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có thể đuợc hiểu nhu là mức độ doanh nghiệp trong nuớc tiếp cận đuợc tốt nhất với thực tiễn quốc tế trong hoạt động kinh doanh của mình.
Xuất phát từ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, để đạt đuợc lợi thế tổng hợp các doanh nghiệp cần chú trọng đến các khía cạnh nhu: khai thác có hiệu quả hơn các lợi thế so sánh quốc gia trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm thoả mãn tốt nhu cầu trong nuớc và quốc tế cả về chất luợng và giá cả; chú trọng khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hiện đại hoá khâu thiết kế sản phẩm, gia tăng giá trị sử dụng của sản phẩm dựa vào đổi
mới thiết kế chứ không phụ thuộc vào công nghệ sản xuất; tìm kiếm nguồn nhập khẩu đầu vào trung gia thật sự cần thiết để sản xuất sản phẩm mới có chi phí thất nhất hoặc nâng cao chất luợng sản phẩm; thông qua các cơ quan chính phủ và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp để tìm kiếm thông tin hoặc liên kết thực hiện nghiên cứu thị truờng, tiếp thị và phân phối sản phẩm.
3.3.2.2. Tập trung xây dựng chiến lược doanh nghiệp để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn
Nâng cao hiệu quả hoạt động là giải pháp tiên quyết để nâng cao nâng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, hiệu quả đó sẽ không tồn tại lâu dài nếu hoạt động của doanh nghiệp không tuân theo một huớng phát triển dài hạn và nhất quán. Việc xây dựng chiến luợc doanh nghiệp sẽ tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên ở bình diện chung nhất và trong hoàn cảnh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, khi xây dựng chiến luợc doanh nghiệp cần chú trọng đến các vấn đề sau: Định huớng chiến luợc phát triển doanh nghiệp phải bảo đảm tạo uu thế về giá trị sử dụng của sản phẩm; tạo ra uu thế về tiếp thị và tổ chức tiêu thụ. Mặt khác khi ra quyết định lựa chọn huớng chiến luợc phát triển doanh nghiệp phải xác định các đặc điểm kinh tế chủ chốt nhu thị truờng, thị phần và các điều kiện của thị truờng; xác định các nhân tố tác động đến sự phát triển của từng ngành, điều kiện cạnh tranh, điều kiện thay đổi công nghệ, phân tích các nhân tố cạnh tranh chủ yếu đối với doanh nghiệp.
3.3.2.3. Đổi mới hiện đại hoá công nghệ và chi phí thấp
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có trình độ công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới. Trong khi đó, công nghệ ngày càng có ý nghĩa quyết định hơn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng hiện đại hoá công nghệ của mình với chi phí thấp nhất. Do đó doanh nghiệp cần phải: nhập các thiết bị nuớc ngoài, học tập nguyên tắc thiết kế, tự thiết kế lại; mua thiết bị mới có công nghệ tuơng đối hiện đại nhung mức độ tự động hoá còn thấp, sau đó tự nâng cấp, đầu tu nghiên cứu, đổi mới công nghệ và thiết bị theo huớng tập trung ở vài khâu then chốt có ảnh huởng quyết định; có định huớng bồi duỡng đào tạo tài năng trẻ bằng nguồn tài chính của doanh nghiệp.
Cho đến nay, lao động có trình độ cao và giá rẻ vẫn được xem là lợi thế của Việt Nam so với các nước đang phát triển trên thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng. Tuy nhiên việc khai thác triệt để lợi thế này để đưa nó thành lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực vẫn còn hạn chế. Để khai thác triệt để lợi thế này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có chính sách phù hợp trong việc quản lý lực lượng lao động của mình như:
- Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp thông qua các chính sách đầu tư cho hoạt động nâng cao trình độ; đảm bảo công ăn việc làm ổn định, lâu dài cho người lao động kể cả khi có những biến động; xây dựng chế độ tiền lương và tiền thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
- Đa dạng hoá các kỹ năng cho người lao động và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động với các khâu hoạt động của doanh nghiệp khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp.
- Tổ chức đào tạo lao động tại chỗ, qua đó nâng cao khả năng thích ứng của lao động đối với các công nghệ của doanh nghiệp, đồng thời giảm được khâu tuyển dụng và thử tay nghề của lao động từ nơi khác đến.
- Nâng cao vai trò tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp thông qua việc tìm hiểu, đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
3.3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý vốn vay.
Khi thực hiện các dự án thuộc đối tượng, đủ điều kiện và được vay vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước là Chủ đầu tư đã được hưởng nhiều ưu đãi về thời hạn vay, lãi suất, mức vốn vay. Do đó các doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng vốn khẩn trương, hợp lý, hiệu quả. Tránh việc chiếm dụng, sử dụng vốn sai mục đích vì khi Ngân hàng Phát triển và các cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện sai sót thì Doanh nghiệp có thể bị dừng giải ngân, thu hồi vốn vay, áp dụng mức lãi suất thỏa thuận tương đương lãi suất thị trường... hoặc phải chịu các biện pháp xử lý khác theo quy định của Pháp luật. Khi đó, tiến độ, hiệu quả dự án cũng như khả năng trả nợ của Doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều. Có trường hợp Doanh nghiệp bị phá sản, Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hành chính, hình sự.