Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu 0579 hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 91 - 112)

3.3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tín dụng ĐTPT và TDXK của Nhà nước

* Cần thể hiện một cách rõ ràng và kiên định các định hướng chiến lược phát triển KT-XH theo ngành, vùng lãnh thổ; danh mục các đối tượng phải đảm bảo tính ổn định tương đối phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH theo chu kỳ 5 năm.

Các đối tượng cần tập trung vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng (ưu tiên năng lượng sạch), phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ mới, sản xuất vật liệu mới, công nghiệp chế biến và một số lĩnh vực công nghiệp nặng (Ví dụ: luyện thép chất lượng chịu nhiệt và cường độ cao, chế tạo máy...), hệ thống y tế, giáo dục và cấp nước sạch, xử lý rác thải. Cần loại khỏi đối tượng tín dụng các dự án mang nặng tính xã hội,tiếp tục cần vai trò của NSNN như sản xuất thuốc cai nghiện, dự án sản phẩm mới đang nghiên cứu...

Danh mục mặt hàng vay vốn TDXK phải được quy định phù hợp với chiến lược phát triển xuất khẩu của đất nước trong từng thời kỳ, và theo hướng giảm tỷ lệ các mặt hàng xuất khẩu thô, tăng tỷ lệ các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao.

* Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Hội đồng quản lý phải thật sự là đại diện chủ sở hữu, đại diện của Chính phủ để quản lý và có thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động của NHPT. NHPT phải quyết định lãi suất cho vay trên cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng và rủi ro của dự án và khung lãi suất (do Chính phủ quy định); tự chủ trong việc quyết định và lãi suất huy động theo kế hoạch tổng thể hàng năm (bao gồm cả việc huy động nội tệ và ngoại tệ); trích lập và xử lý rủi ro theo quy định của Chính phủ. Một ngân hàng chính sách 100% vốn Nhà nước và hoạt động theo cơ chế thị trường, dần tự chủ trong hoạt động và tự chịu trách nhiệm; Lĩnh vực hoạt động: tài trợ phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghiệp hóa, tập trung vào những dự án lớn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo sức lan tỏa phát triển cho vùng/miền, giới hạn ở những dự án mà khu vực tư nhân không muốn hoặc không đủ nguồn lực tài trợ.

NHPT Việt Nam được chủ động quyết định tài trợ cho các dự án phát triển với các mức lãi suất đảm bảo bù đắp được chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động và phí

bảo hiểm rủi ro dựa trên nguyên tắc thị trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững và giảm dần tiến tới không còn sự cấp bù của NSNN. Quan hệ với Chính phủ và các Bộ, ngành, thực hiện cơ chế: “Chính phủ định hướng, ngân hàng chủ động”, Chính phủ quy định các định hướng tổng thể, các Bộ ngành quản lý nhà nước theo lĩnh vực, NHPT được quyết định theo thẩm quyền để chủ động thực hiện các định hướng mục tiêu tổng thể đó.

* Dịch vụ ngân hàng và hoạt động tài chính: Chủ động đa dạng hóa hoạt động, trước hết đối với chính những lĩnh vực đối tượng ngành/nghề ưu tiên trong chính sách TDĐT&TDXK của Nhà nước; NHPT cũng cần được hoạt động năng động hơn trên thị trường vốn thông qua việc mua/bán các công cụ nợ dài hạn (trái phiếu) nhằm có điều kiện linh hoạt hơn trong tái cơ cấu nguồn vốn và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn của mình.

* Cơ chế tài chính và nguyên tắc hoạt động là công khai minh bạch theo quy định của pháp luật; chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng; trong đó có vai trò của NHNN, BộTài chính, kiểm toán và đặc biệt là Thanh tra NHNN.

Quan hệ với các tổ chức tín dụng là phối hợp bình đẳng trên nguyên tắc chung là không cạnh tranh. NHPT cùng tồn tại và phát triển song song trên cơ sở sự phân định tương đối về thị trường và quy mô hoạt động được hoạch định với chính sách và chiến lược rõ ràng trong từng thời kỳ.

* Trong giai đoạn 2011-2015: Trình Quốc hội ban hành Luật về tổ chức và hoạt động của NHPT (kinh nghiệm quốc tế); phù hợp với các Luật mới như: Luật Ngân hàng nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng và các Luật, văn bản hướng dẫn liên quan.

3.3.3.2. Nâng cao năng lực của NHPT để triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng ĐTPT và TDXK của Nhà nước

* Chú trọng huy động vốn và nâng cao hiệu quả quản lý vốn:

Giai đoạn 2011-2013:

- Tập trung huy động các nguồn vốn trung và dài hạn với trọng tâm là huy động vốn từ thị trường thông qua phương thức phát hành trái phiếu. Cơ cấu trái phiếu theo

kỳ hạn phải được xác định một cách hợp lý trên cơ sở căn cứ vào thời hạn cho vay bình quân và dự báo về lãi suất của nền kinh tế.

- Trong giai đoạn trước mắt, thực hiện huy động ngoại tệ bằng phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường trong nước; ngoài nguồn vốn từ phát hành trái phiếu chính phủ, NHPT phải phấn đấu huy động được bằng hình thức phát hành trái phiếu của NHPT được chính phủ bảo lãnh; chuẩn bị đủ điều kiện để phát hành trái phiếu NHPT không được chính phủ bảo lãnh trên thị trường trong nước và quốc tế trong các năm tiếp theo.

- Phát triển đa dạng hoá các phương thức huy động vốn trong và ngoài nước bằng cả Việt Nam đồng và ngoại tệ: Huy động các nguồn vốn uỷ thác; Huy động vốn của các chủ đầu tư, khách hàng có quan hệ tín dụng với NHPT, huy động vốn dưới các hình thức: vay vốn, liên doanh, liên kết, đồng tài trợ các dự án đầu tư với các tổ chức tài chính quốc tế... Lãi suất huy động phù hợp với thị trường để thu hút tối đa các nguồn vốn, đảm bảo tính cân đối, thanh khoản giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Xây dựng cơ chế điều hành và xử lý rủi ro thanh khoản bảo đảm tính linh hoạt, nhanh nhạy và hiệu quả.

- Thực hiện quản lý tập trung tại Hội sở chính để điều hòa trong toàn hệ thống; thực hiện kinh doanh nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn, tăng cường nguồn thu để giảm bao cấp từ NSNN.

- Từng bước xây dựng và hoàn thiện chức năng kinh doanh vốn tại Hội sở; trong đó một nội dung quan trọng kinh doanh và bảo lãnh phát hành trái phiếu công ty.

- Quản lý tập trung và nâng cao hiệu quả quản lý vốn theo nguyên tắc lợi ích: Nguồn vốn Chi nhánh huy động được là huy động cho NHPT, Chi nhánh được hưởng phí điều chuyển vốn. Tất cả các nguồn vốn huy động và thu nợ gốc ở Chi nhánh phải chuyển ngay về Hội sở để quản lý tập trung. Quan hệ giữa Hội sở chính và Chi nhánh cần được xây dựng theo hướng kinh doanh và tự chịu trách nhiệm thông qua việc áp dụng lãi và phí điều chuyển vốn (hay phí sử dụng vốn).

- Thành lập Hội đồng quản lý tài sản - nợ (ALCO) nhằm Quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn; Gắn huy động vốn với hiệu quả hoạt động của NHPT; tạo động lực để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý tốt rủi ro thanh khoản.

Tiến độ (thời điểm bắt đầu)

Giai đoạn từ năm 2013 trở đi:

- Tiến tới phát hành trái phiếu của NHPT trên thị trường quốc tế. NHPT cần xây dựng Đề án phát hành trái phiếu quốc tế báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng phê duyệt với mục tiêu phát hành trái phiếu quốc tế của NHPT vào giai đoạn sau năm 2011; Chuẩn bị sẵn sàng điều kiện để khi có thời cơ thì rút ngắn thời hạn này.

- Thành lập bộ phận kinh doanh trái phiếu trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Tham gia thị trường mở, thị trường liên ngân hàng.

* Xây dựng hệ thống giám sát và quản trị rủi ro phù hợp với chuẩn mực quốc tế trong cả giai đoạn từ nay đến 2015:

+ Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Triển khai việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với thông lệ và yêu cầu quản lý trong hoạt động tín dụng - ngân hàng, làm cơ sở quan trọng cho việc quản trị rủi ro và quyết định tín dụng.

+ Xác định hạn mức vốn vay: Xác định các hạn mức vốn vay theo khách hàng, nhóm khách hàng, ngành/lĩnh vực nhằm tăng tính phòng ngừa rủi ro. Hệ thống giới hạn tín dụng theo mức độ thanh khoản, khả năng chi trả tương tự như quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng.

+ Thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng: Xây dựng hệ thống thông tin; thu thập, quản lý và cung cấp những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hệ thống thông tin này tương tự như hệ thống thông tin nội bộ của các ngân hàng thương mại. Trường hợp cần thiết có thể mua hoặc chia sẻ thông tin với các Trung tâm thông tin khác.

+ Nâng cao năng lực công tác thẩm định tín dụng: Thẩm định năng lực khách hàng và xếp hạng tín dụng: NHPT cần đầu tư nghiên cứu và xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng phục vụ cho hoạt động của ngân hàng. Hệ thống này bao gồm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính.

+ Tăng cường quản lý chặt chẽ các khoản nợ vay và nâng cao chất lượng xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ có vấn đề: Quy định cụ thể về giám sát vốn vay và phân loại nợ theo thông lệ; ban hành quy định về cách thức, thẩm quyền, công cụ và những biện pháp mà các cán bộ tín dụng có thể và phải áp dụng khi thực hiện nhiệm vụ thu hồi nợ vay.

Tái cơ cấu nợ

- NHPT tiếp tục hoàn thiện và trình Chính phủ “Đề án tái cơ cấu nợ tín dụng của Nhà nuớc” nhằm đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cơ cấu nợ, lành mạnh hóa bảng cân đối của ngân hàng. Các biện pháp tái cơ cấu nợ cần đuợc luu ý bao gồm: Mua-bán nợ, chứng khoán hóa các khoản vay, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, xiết nợ và xử lý tài sản bảo đảm, xóa nợ.

- Phấn đấu trong năm 2012, thành lập 1 Công ty trực thuộc đảm nhiệm chức năng quản lý tài sản (AMC).

* Đẩy mạnh hoạt động cho vay lại vốn ODA và thu hút vốn uỷ thác

- Tập trung nâng cao hơn nữa chất luợng và phát triển hoạt động quản lý nguồn ODA cho vay lại (kể cả các Quỹ quay vòng) để nâng cao uy tín vốn có đối với cơ quan uỷ thác (Bộ Tài chính, các nhà tài trợ) và thu hút các nguồn vốn ủy thác khác. Thực hiện phuơng châm: nNHPT với các tổ chức uỷ thác vốn cùng đồng hành, cùng chia sẻ trong việc quản lý nguồn ODA cho vay lại có hiệu quả” Muốn vậy, truớc hết NHPT phải quản lý tốt hơn nữa các nguồn vốn hiện tại.

- Việc quản lý rủi ro sau khi cho vay các nguồn vốn uỷ thác áp dụng hệ thống tuơng tự nhu quản lý rủi ro tín dụng nói chung đã trình bày ở phần trên trừ truờng hợp nhà ủy thác có các yêu cầu quản lý riêng biệt.

nhung chua đủ điều kiện triển khai) 2015

- Triển khai thanh toán quốc tế x x x x x x

- Hoàn thiện nghiệp vụ cho vay TDXK cho bên bán, tạo tiền đề căn bản nhằm từng bước triển khai nghiệp vụ cho vay bên mua.

- Bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh

thực hiện hợp đồng. x x x x x x

- Đa dạng hoá tín dụng người bán: Chiết khấu bộ chứng từ, ứng trước tiền thanh toán

x x x x x

- Bảo hiểm TDXK x x x x x

- Phát triển các dịch vụ tư vấn: Tư vấn tài chính và đầu tư, tư vấn về thông tin thị trường và nhà nhập khẩu.

x x x x

- Đa dạng hóa dịch vụ tín dụng đối với các dự án: Cho vay đầu tư, thu xếp vốn, bảo lãnh tín dụng, cho vay vốn lưu động...

x x x x x x

- Triển khai một số hoạt động như của loại hình ngân hàng đầu tư (bảo lãnh trái phiếu công trình, tài trợ/huy động vốn cổ phần...).

x x x x

- Cho thuê tài chính x x x x

- Chứng khoán hoá tài sản & dịch vụ chứng khoán hoá

- Tiếp tục nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin với các giải pháp kỹ thuật và phương thức truyền thông phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

- Phát triển, ứng dụng các mô thức quản lý nghiệp vụ ngân hàng cơ bản theo hướng hiện đại, tự động hoá và được tích hợp trong hệ thống quản trị ngân hàng hoàn chỉnh và tập trung (triển khai core-banking).

- Tăng cường hệ thống an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu và an ninh mạng. Triển khai các đề án cải tạo, nâng cấp các giải pháp an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, bảo đảm an toàn tài sản và hoạt động của NHPT.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin, thống kê, báo cáo nội bộ để xây dựng được hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu hiện đại, tập trung và thống nhất. Triển khai mạng thông tin nội bộ rộng khắp toàn hệ thống trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ mạng.

* Đổi mới quản lý cán bộ và phát triển nguồn nhân lực

- Hoàn thiện hệ thống quy trình, chính sách quản lý lao động đi đôi với xây dựng môi trường làm việc thân thiện, lành mạnh; khuyến khích bằng vật chất và cơ hội nghề nghiệp, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và công khai, minh bạch trong việc tuyển dụng đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

- Quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc chuyên môn được giao; đãi ngộ cán bộ theo năng lực thực tế. Từng bước thực hiện cơ chế thi tuyển chức danh đối với một số vị trí quản lý, lãnh đạo; bố trí lao động phù hợp với năng lực cán bộ, yêu cầu và tính chất công việc.

- Tăng cường sử dụng phương thức hợp đồng thuê, khoán lao động và dịch vụ của các tổ chức cung ứng chuyên nghiệp đối với một số công việc hậu cần, phục vụ và công việc có tính thời vụ, không có liên quan đến sự an toàn, bí mật hoạt động của NHPT.

- Tăng cường các loại hình, phương thức đào tạo về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ (đào tạo trong nước và nước ngoài): Đào tạo cán bộ nghiệp vụ; Đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên sâu; Đào tạo lãnh đạo các cấp.

* Kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn và tiết kiệm chi phí

- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy từ trung ương đến Chi nhánh đảm bảo tinh gọn, hiệu quả: cơ cấu lại tổ chức của bộ máy quản trị, bộ máy điều hành (Ban điều hành) và các phòng, ban tại Hội sở chính để nâng cao năng lực và hiệu quả quản trị, điều hành; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận, các cấp.

- Khẩn trương quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các chi nhánh (bao gồm số lượng, địa bàn, tổ chức bộ máy, thẩm quyền, phạm vi hoạt động...). Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý tín dụng theo hướng hỗn hợp, bao gồm các Chi nhánh cấp vùng/khu vực và Chi nhánh cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Thành lập các ủy ban/hội đồng nghiệp vụ như: Uỷ ban quản lý tài sản nợ - có, Hội đồng tín dụng.

* Tăng cường marketing ngân hàng

- Thành lập các bộ phận chức năng về Marketing ngân hàng. Triển khai đa dạng các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước qua

Một phần của tài liệu 0579 hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 91 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w