Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan đảng – đoàn thể huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 51 - 53)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Vĩnh Linh là nơi gắn liền với nhiều thăng trầm của lịch sử dân tộc. Vào thờiHùng Vương, Vĩnh Linhthuộc bộ Việt Thường, trong một thời gian dài Vĩnh Linh mang các tên như Ma Linh, Chiêu Linh (thuộc Chiêm Thành) và Minh Lương, Minh Linh (thuộcĐại Việt). Năm 1831,nhà Nguyễnlập ra tỉnh Quảng Trị và lập phủ Vĩnh Linh. Thời kỳ 1945-1954 Vĩnh Linh là một huyện thuộc tỉnh Quảng Trị. Hiệp định Genève được ký kết, chia cắt đất nước ta thành 2 miền với hai chế độ chính trị khác nhau, theo đó Vĩnh Linh là đầu cầu giới tuyến miền Bắc xã hội chủ nghĩa, được xác định là “đặc khu”, như đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh trực thuộcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa, tên gọi chính thức là: “Khu vực Vĩnh

Linh”. Ngày 25/8/1954, những tên lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Hiền Lương vào Nam theo Hiệp định Genève, đánh dấu một sự kiện quan trọng: phần lớn dân số và vùng đất phía Bắc sông Bến Hải hoàn toàn giải phóng và cùng với miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Linh khóa XIII, nhiệm kỳ

1990 –1995 đã quyết định lấy ngày 25/8/1954 là ngày truyền thống của Vĩnh Linh. Hiện nay, huyện Vĩnh Linh là đơn vị hành chính bao gồm 19 xã và 3 thị trấn. Các xã: Vĩnh Chấp, Vĩnh Giang, Vĩnh Hà, Vĩnh Hiền, Vĩnh Hòa, Vĩnh Khê, Vĩnh Kim, Vĩnh Lâm, Vĩnh Long, Vĩnh Nam, Vĩnh Ô, Vĩnh Sơn, Vĩnh Tân, Vĩnh Thạch, Vĩnh Thái, Vĩnh Thành, Vĩnh Thủy, Vĩnh Trung, Vĩnh Tú; và thị trấn: Hồ Xá (huyện lỵ), Bến Quan, Cửa Tùng (trong đó có 195thôn, bản, khu phố).

Vĩnh Linh có tổng diện tích tự nhiên là 61.715,83 ha; trong đó: Đất nông nghiệp: 51.356 ha (trong đó đất lâm nghiệp có rừng 33.243,04 ha, bao gồm rừng sản xuất: 20.291,28 ha; rừng phòng hộ: 12.848,82 ha; rừng đặc dụng: 102,89 ha). Đất phi nông nghiệp: 7.262,80 ha; đất chưa sử dụng: 3.096,88 ha. Dân số trên 86.802

ngàn người; có 2 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn là người Kinh và Bru Vân Kiều, trong đó đồng bào Vân Kiều khoảng trên 2.000 người.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Huyện Vĩnh Linh nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Huế khoảng 70 km, cách thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) khoảng 60 km. Trong phát triển kinh tế, tỉnh Quảng Trị nói chung, huyện Vĩnh Linh nói riêng có thế mạnh đa dạng trên tất cảcác lĩnh vực. Từ thế mạnh là sự đa dạng về mặt thổ nhưỡng để phát triển nông, lâm nghiệp. Ở vùng núi, trung du (phía tây huyện, thuộc các xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê,

thị trấn Bến Quan) là vùng đất nâu vàng, thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, trồng rừng (keo, tràm), với diện tích cây cao su 6.559 ha, sản lượng mũ cao su đạt 5.734 tấn, chiếm ½ diện tích cao su toàn tỉnh; rừng FSC (phát triển bền vững) chiếm 75% diện tích toàn tỉnh. Vùng đồng bằng (khu vực trung tâm, nối giữa phía Tây gò đồi với phía Đông biển cả) với thế mạnh trồng lúa và các loại cây lương thực ngắn ngày như lạc, đậu, môn, khoai, sắn... Đặc biệt, vùng này có lạch đất đỏ bazan chạy dài theo hướng Băc – Nam, thuộc các xã

Vĩnh Tú, Vĩnh Trung, Vĩnh Nam, Vĩnh Thành, Vĩnh Hiền, Vĩnh Hòa thích hợp cho cao su và hồ tiêu. Với 1.140 ha, hồtiêu Vĩnh Linh được đánh giá cao về chất lượng,

đã có thương hiệu trong và ngoài tỉnh. Các cánh đồng lúa cho năng suất cao, thuộc

các xã Vĩnh Long, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy, với tổng sản lượng lúa hàng

năm đạt 35.220 tấn. Vĩnh Linh có chiều dài bờ biển khoảng 40km, chạy theo hướng Bắc – Nam (thuộc các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Kim, thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Thạch),

đây là điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản các loại, bình quân hàng năm giai đoạn 2013 – 2018 sản lượng đánh bắt đạt trên 4.000 tấn, với các loại hải sản có giá trị kinh tếcao như tôm hùm, cua, ghẹ, cá thu, cá bớp...

Vĩnh Linh cũng là nơi có nhiều điểm thăm quan, du lịch nổi tiếng như: Cụm

di tích Đôi bờ Hiền Lương – sông Bến Hải –Vĩ tuyến 17 là dấu ấn của nỗi đau chia

cắt đất nước kéo dài hơn 20 năm (1954 –1975). Du khách trong và ngoài nước biết

đến hệ thống Địa đạo Vịnh Mốc như một tòa lâu đài cổ nằm im lìm trong lòng đất, dấu kín bao điều kỳ lạ của những người làm ra nó và thời đại mà nó được sinh ra; là chứng tích lịch sử oai hùng về bài học sinh tồn của con người Vĩnh Linh trong

những năm tháng chiến tranh ác liệt. Đây là những điểm du lịch về nguồn, được tỉnh Quảng Trị đưa vào khai thác tour du lịch hoài niệm DMZ. Với đường bờ biển

dài 40 km, thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Vĩnh Linh nhiều bãi tắm đẹp, tiêu biểu

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

như bãi tắm Vĩnh Thái thu hút du khách bởi còn giữnguyên nét hoang sơ, với nước trong xanh, bờ cát trắng mịn trải dài. Đặc biệt có bãi tắm Cửa Tùng nằm ở hạ nguồn con sông Hiền Lương lịch sử; ngoài khơi xa, đảo Cồn Cỏ như một con rùa vàng ngoi lên mặt nước gợi bao ý tưởng huyền thoại thuở hồng hoang. Ở vào vị trí ấy, Cửa Tùng được ví là “Nữ hoàng của các bãi tắm” vì biển dịu êm, không có những con sóng giữ và rất kín gió.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan đảng – đoàn thể huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)