Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích chi phí sản xuất và các giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Tôn mạ màu Việt Pháp pot (Trang 30 - 35)

So sánh

Chênh lệch %

A Tổng doanh thu 562.365.987.412 459.974.130.469 102.391.856.943 22,2

B Tổng chi phí 554.913.264.875 455.928.391.132 98.984.873.743 21,7

1 Chi phí NVL trực tiếp 454.482.454.258 374.011.616.115 80.470.838.143 21,5

2 Chi phí nhân công trực tiếp

12.031.836.005 9.901.474.494 2.130.361.510 21,5

3 Chi phí sản xuất chung 76.696.186.566 63.116.330.275 13.579.856.290 21,5

4 Chi phí bán hàng 5.511.454.184 5.821.887.467 - 310.433.284 -5,3

( Nguồn số liệu: Phòng Tài chính kế toán công ty cổ phần tôn mạ màu Việt Pháp)

Tổng chi phí thực hiện năm 2008 là 554.913.264.875 đồng, năm 2007 là 455.928.391.123 đồng.Như vậy chi phí thực hiện năm 2008 tăng 98.984.873.743 đồng so với năm 2007, tương ứng là 21,7%. Chi phí SXKD tăng là do năm 2008 công ty tăng năng suất lao động theo đơn đặt hàng của khách hang.Nhưng nếu xét theo chi phí SXKD trong mối liên hệ với doanh thu thì thấy tốc độ tăng của doanh thu (tỷ lệ tăng là 22,2%) lớn hơn tốc độ tăng của chi phí nên tình hình kinh doanh của công ty tương đối tốt, sự tăng lên của tổng chi phí kinh doanh như trên là hợp lý. Để biết chính xác tổng chi phí của công ty tăng lên như thế nào ta đi phân tích từng khoản mục sau:

* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Qua số liệu ở bảng 3 ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty chiếm tỉ trọng lớn và tăng năm sau cao hơn năm trước là 80.740.838.143 đồng, tương đương với tỉ lệ tăng 21,5%. Chi phí NVL trực tiếp tăng là do công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hang, nguyên vật liệu chính chủ yếu nhập từ nước ngoài nên chịu sự biến động tăng của thị trường. Chính vì thế trong hoạt động SXKD c ủa công ty việc đẩy mạnh công tác quản lý chi phí đóng một vai trò hết sức quan trọng, là tiền đề để công ty cạnh tranh với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.

a. Chi phí nhân công trực tiếp.

Từ số liệu ở bảng 3 ta thấy chi phí nhân công trực tiếp năm 2008 là 12.031.836.005 đồng, năm 2007 là 9.901.474.494 đồng. Như vậy chi phí nhân công trực tiếp năm sau tăng 2.130.361.510 đồng, tương ứng với tỉ lệ tăng là 21,5%. Chi phí này tăng một phần là do công ty tăng năng suất lao động, CBCNV làm việc thêm giờ, tính chất công việc thường xuyên, mặt khác công ty luôn thực hiện theo đúng tiến trình tăng lương theo quy định của nhà nước nên chi phí nhân công cao. Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển và hiệu quả SXKD của công ty.

- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Lương chính, lương phụ của CBCNV trong toàn công ty.

- Tại công ty việc tính trả lương cho công nhân viên được áp dụng theo hai hình thức là lương sản phẩm và lương thời gian:

Đơn giá lương sản phẩm: Công ty quy định cụ thể hang tháng căn cứ và kết qủa thống kê được tại mỗi phân xưởng, trên cơ sở “ Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành” Nhân viên tính lương ở các phân xưởng xác định số tiền lương thực tế phải trả cho từng công nhân sản xuất. + Trả lương theo thời gian: Áp dụng đối với CBCNV làm ở bộ phận gián tiếp, nhân viên trong các Phòng ban nghiệp vụ, nhân viên quản lý.

Cơ sở để hạch toán lương thời gian là “ Bảng chấm công”, được lập riêng cho từng phòng ban, bộ phận và được tổ trưởng hoặc người được phân công theo dõi “ Bảng chấm công” được treo công khai để mọi người có thể theo dõi công lao động của mình.

Ngoài tiền lương chính, hang tháng các tổ trưởng sản xuất còn phụ cấp trách nhiệm theo hệ số lương tối thiểu.

Bên cạnh chế độ tiền lương, Công ty còn chế độ tiền thưởng, trả hang tháng, hàng quí và được phân bổ chi phí cho các tháng trong quí.

Ngoài tiền lương được tính theo sản lượng, chất lượng lao động, Công ty còn chi trả BHXH, BHYT trong các trường hợp: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, hưu trí…Nguồn bù đắp chi phí BHXH là quỹ tiền BHXH, BHYT.

Tại Công ty việc tính trích các khoản theo lương và Chi phí SXKD là theo đúng chế độ quy định:

- Trích BHXH: 20% theo lương cấp bậc, trong đó 15% tính vào chi phí, 5% trừ vào thu nhập của người lao động.

- Trích KPCĐ: 2% theo lương cấp bậc, được tính toàn bộ vào chi phí.

- Trích BHYT: 3% theo lương thực tế , trong đó 2% tính vào chi phí, 1% người lao động chịu.

Như vậy , tại các phòng ban , cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển lên phòng tổ chức hành chính để kiểm tra đối chiếu quy ra công sau đó chuyển sang phòng Tài chính kế toán để tính lương và BHXH. Bảng chấm công được lưu tại phòng TCHC và phòng kế toán là căn cứ để tính lương phải trả. Việc trả lương theo sản phẩm kích thích người lao động tăng NSLĐ, nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Công ty cần phát huy còn trả lương theo thời gian công ty phải tinh lọc một đội ngũ cán bộ quản lý gọn nhẹ, có trình độ, có năng lực, tránh lãng phí chi phí tiền lương và chi phí BHXH.

c. Chi phí sản xuất chung:

liên hệ mật thiết với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vi công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất sẽ kéo theo chi phí sản xuất chung tăng cao.

d. Chi phí bán hàng:

Chi phí bán hang của công ty năm 2008 là 5.511.454.184 đồng, năm 2007 là 5.281.887.467 đồng, như vậy có thể thấy chi phí bán hang năm sau thấp hơn năm trước 310.433.284 đồng, tương ứng với tỉ lệ giảm 5,3%. Có được kết quả như vậy là qua 4 năm hoạt động, hoạt động bán hàng đã đi vào nề nếp, lượng khách hàng truyền thống tăng nên tiết kiệm được các khoản chi phí về mở rộng thị trường, vận chuyển…Mặt khác công ty đã quản lý chặt chẽ khoản chi phí này bằng các biện pháp thiết thực như thúc đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm, đơn giản hoá mọi thủ tục rườm rà trong khâu bán hang, bán hang qua điện thoại, internet và tham gia tiếp thị trực tiếp vào các công trình lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc sản xuất hang hôảtng cơ chế thị trường thì công tác tiêu thụ đối với công ty hết sức quan trọng. Khối lượng sản phẩm tiêu thụlà một trong những yếu tố ảnh hưởng có tính chất quyết định đến quy mô sản xuất của công ty. Do vậy chi phí bảo hiểm của công ty bao gồm chi phí liên quan trực tíêp đến việc tiêu thụ sản phẩm, chi phí cho việc mở rộng thị trường và nâng cao năng lực sản xuấttiêu thụ sản phẩm (Hỗ trợ Marketing và phát triển).

Thứ nhất các khoản chi trực tiếp tiêu thụ sản phẩm của công ty như: Chi phí đóng gói sản phẩm thành từng hộp, từng kiện để bảo quản và thuận tiện trong việc chuyên chở, chi phí chuyển sản phẩm đến tay người mua, chi phí bảo quản sản phẩm kể từ lúc xuất kho, thuê kho….Để giảm giá chi phí tiêu thụ sản phẩm của công ty phải lựa chọn phương thức vận chuyển thích hợp để hạ thấp chi phí vận chuyển, đảm bảo an toàn cho hang hoá, giao hang đúng hạn, tránh tình trạng mất, hỏng sản phẩm. Chi phí tiêu thụ sản phẩmcủa công ty được tính trực tiếp hoặc phân bổ cho khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.

Thứ hai phải kể tới chi phí hỗ trợ Marketing và phát triển đó là những khoản chi phí cho việc nghiên cứu thị trường, làm cho việc sản xuất của công ty mở rộng, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm như: Chi phí cho công tác điều tra, nghiên cứu thị trường gồm: Chi phí cho công việc điều tra, thu thập thông tin thị trường và phân tích thị trường phục vụ cho các quyết định SXKD của công ty đạt kết quả cao.

Chi phí cho hoạt động trưng bày, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm… nhằm thu hút người mua để mở rộng thị trường và đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm.

- Chi phí nhân viên quản lý. - Chi phí đồ dung văn phòng. - Chi phí khấu hao TSCĐ. - Thuế, phí, lệ phí.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí khác bằng tiền.

Từ số liệu bảng 3 ta có thể thấy chi phí quản lý DN chiếm tỷ lệ tăng cao nhất là 101,2%. Cụ thể năm 2008 là 6.191.333.863 đồng, năm 2007 là 3.077.082.781 đồng, năm sau gấp đôi năm trước là 3.114.251.082 đồng.

Chi phí quản lý DN là các khoản chi phí phục vụ cho việc điều hành và quản lý chung cho toàn DN trong một thời kỳ nhất định. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của Công ty nhưng lại tăng chi phí quản lý DN cũng cần phải được điều chỉnh lại một cách phù hợp theo sự đồng đều cuả các khoản chi phí khác.

Tóm lại: với các khoản chi phí trên và đặc biệt là chi phí quản lý DN khá hợp lý và tương đối chính xác.

Bảng 4: Tình hình thực hiện chi phí quản lý DN qua 2 năm 2007 và 2008.

ĐVT: VNĐ

T

T Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007

So sánh

Chênh lệch %

1 Chi phí nhân viên quản lý 1.190.960.364 1.337.573.302 -146.612.938 -10,96

2 Chi phí đồ dung văn phòng 402.208.911 225.713.405 176.495.506 78,19

3 Chi phí khấu hao TSCĐ 466.564.862 116.912.687 349.652.175 229,07

4 Thuế, phí, lệ phí 153.588.777 10.060.000 143.528.777 1.426,73

5 Chi phí dịch vụ mua ngoài 133.875.247 195.437.947 -61.562.700 -31,5

6 Chi phí khác bằng tiền 3.844.135.702 1.191.385.440 2.652.750.262 222,66

Tổng chi phí quản lý 6.191.333.863 3.077.082.781 3.114.251.082 102,21

Nhận xét: Qua số liệu bảng 4 ta thấy: Tổng chi phí quản lý Doanh nghiệp của Công ty năm 2008 là 6.191.333.86 đồng, năm 2007 là 3.077.082.781 đồng. Như vậy chi phí quản lý của Công ty tăng thêm 3.114.251.082 đồng , tương ứng với tỷ lệ tăng là 101,21%. Nguyên nhân tăng là do các yếu tố sau:

phí nhân viên quản lý là do năm 2008 Công ty đã sắp xếp lại bộ máy quản lý chuyên môn hoá, hiệu quả cao.

• Chi phí đồ dung và văn phòng: Là do chi phí phát sinh do việc trang bị thêm đồ dung, trang thiết bị văn phòng như hệ thống máy tính hiện đại cho các phòng ban, Lắp đặt thêm máy chấm công toàn công ty, lắp đặt thêm các thiết bị hiện đại khác phục vụ cho hoạt động SXKD của Công ty. Năm 2008 chi phí văn phòng tăng khá cao so với năm 2007 là 176.495.506 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 78,19%. Trong thời gian tới, sau khi đã đầu tư đầy đủ về trang thiết bị, chắc chắn về trang thiết bị sẽ giảm đáng kể.

• Chi phí khấu hao TSCĐ năm 2008 tăng cao so năm 2007 là 349.652.175

đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 299,07%. Chi phí khấu hao TSCĐ phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ hữu hình đang sử dụng phục vụ quá trình sản xuất. Các TSCĐ hữu hình là nhà xưởng, máy móc thiết bị…TSCĐ ở Công ty được hình thành từ ba nguồn chủ yếu: Nguồn ngân sách cấp, nguồn vốn Công ty vay từ ngân hang và nguồn vốn vay từ CBCNV trong Công ty: TSCĐ của Công ty được đánh giá theo hai chỉ tiêu cơ bản là nguyên giá và giá trị còn lai trong đó

Nguyên giá TSCĐ = Giá mua(chưa thuế)+ Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử (nếu có).

Giá trị còn lại= Nguyên giá - Khấu hao luỹ kế đến thời điểm tính.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích chi phí sản xuất và các giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Tôn mạ màu Việt Pháp pot (Trang 30 - 35)