Đơn vị tính: VNĐ
2.1 Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty: 1 Tình hình phân cấp quản lý chi phí:
2.1.1 Tình hình phân cấp quản lý chi phí:
Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc phân cấp quản lý chi phí của Công ty cổ phần Tôn mạ màu Việt Pháp như sau:
- Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm trước khách hang về chất lượng sản phẩm của Công ty, trước Nhà nước trong việc nộp thuế và các khoản thuộc Ngân sách Nhà nước. Đồng thời Tổng giám đốc là người được HĐQT uỷ quyền có thể quyết định mọi vấn đề trong lĩnh vực quản lý chi phí, hay nói một cách khác mọi quyêt định về việc quản lý và sử dụng chi phí trong công ty đều phải được sự phê duyệt của Tổng giám đốc. - Phó Tổng giám đốc: Thường xuyên đôn đốc các phòng ban chuyên môn về việc quản
lý sử dụng Chi phí cho hạot động SXKD một cách hợp lý, đề xuất với Tổng giám đốc xem xét và quyết định.
- Phòng tài chính kế toán, đứng đầu là kế toán trưởng hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc quản lý sử dụng chi phí như chấp nhận thanh toán các khoản chi phí hợp lý có hồ sơ chứng từ đầy đủ, từ chối thanh toán các khoản chi phí không hợp lệ làm thất thoát tài sản của Công ty. Kế toán viên thừa lệnh của Kế toán trưởng trong việc kiểm tra và xư lý các khoản chi phí phat sinh trong kỳ.
- Các phòng ban khác trong Công ty cũng phải chịu trách nhiệm trong việc xây dựng định mức chi phí của bộ phận mình trình Tổng giám đốc phê duyệt và thực hiện nghiêm chỉnh công tác quản lý chi phí.
a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu sản xuất trực tiếp bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm.
Để có một cuộn tôn thành phẩm hoàn chỉnh cần có rất nhiều nguyên nhiên vật liệu khac nhau. Mặt khác Công ty cổ phần Tôn mạ màu Việt Pháp có quy mô hoạt động khá lớn, khối lượng sản phẩm nhiều, phong phú về chủng loại hang hoá, màu sác nên các khoản mục chi phí nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:
Nguyên vật liệu chính bao gồm: Thép cán nguội, hợp kim, hoá chất, sơn, dung môi. Nhiên liệu, năng lượng: LPG, Nitơ, Hidro,điện năng, nước.
Vật liệu đóng gói: Lõi cuộn, Tôn PP dạng tấm, băng dính, sợi thuỷ tinh, băng dính vải, Dây đai thép, đay thép buộc D2, mực in SP, nẹp cuộn vòng ngoài, nẹp cuộn vòng trong.
Do loại hình kinh doanh chủ yếu của Công tylà sản xuất các sản phẩm công nghiệp Tôn mạ kẽm sơn màu nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn. Các nguyên vật liệu này Công ty chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, có một số nguyên vật liệu được sử dụng trong nước.
Để hạch toán chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp, kế toán Công ty cũng tiến hành quản lý các nguyên vật liệu về theo phiếu nhập kho. Kế toán nguyên vật liệu theo dõi trên sổ chi tiết nguyen vật liệu.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và chênh lệch sản xuất của từng đợt, thủ kho sẽ xuất kho nguyên vật liệu cho các bộ phận liên quan và yêu cầu ký nhận. Cuối mỗi đợt sản xuất, sau khi tổng hợp đối chiếu số lượng nguyên vật liệu xuất dung giữa thủ kho và các bộ phận có liên quan. Phòng kế hoạch vật tư sẽ làm phiếu xuất kho gồm 3 liên: 1 liên gửi phòng kế toán giữ, 1 liên phòng kế hoạch vật tư giữ và 1 liên do thủ kho giữ.
Căn cứ vào phiếu xuất kho, phòng kế hoạch vật tư sẽ lập “ Báo cáo tình hình sử dụng nguyên vật liệu” gửi Tổng giám đốc Công ty xem xét. Nội dung báo cáo này cho biết số lượng nguyên vật liệu nhập, xuất, và định mức tiêu hao sau mỗi đợt sản xuất để làm căn cứ điều chỉnh cho phù hợp ở các đợt sản xuất sau.
b. chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty tôn mạ màu Việt Pháp bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT,KPCĐ.
Mức lương của Khối trực tiếp áp dụng cho CBCNV tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất bao gồm các ca sản xuất, Phòng kỹ thuật công nghệ, Phòng KCS, Bộ phận kho hang. Căn cứ vào khối lượng và chất sản phảm sản xuất ra công ty quy định mức lương tương ứng, hay nói cách khác sản xuất càng nhiều, chất lượng sản phẩm tốt thì mức lương được phân bổ càng cao.
Mức lương của Khối gián tiếp áp dụng cho CBCNV phục vụ cho quá trình kinh doanh của Công ty, lượng sản phẩm bán ra càng nhiều thì hệ số lương càng cao và ngược lại.
Với việc quy định mức lương của hai khối sản xuất và kinh doanh như trên, Công ty đã thúc đẩy đồng đều các hoạt động, khuyến khích toàn thể CBCNV nâng cao vai trò và trách nhiệm của mình trong hoạt động SXKD chung của Công ty.
Ngoài ra việc trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ công ty thực hiện nghiêm chỉnh, tỷ lệ trích nộp theo bảng thanh toán lương là 19% đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
c.Chi phí sản xuất chung: Gồm các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu, công cụ phục vụ cho sản xuất tại xưởng sản xuất và xưởng cơ điện. Chi phí khấu hao TSCĐ tại dây chuyền thiết bị chính của Công ty.
Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
Chi phí sản xuất chung được kế toán Công ty tập hợp tập hợp cho toàn Công ty trên cơ sở những chứng từ, sổ sách kế toán hợp lệ. Khác với chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp là những khoản mục có thể xác định riêng cho từng sản phẩm, thì ở đây chi phí sản xuất chung thường liên quan đến từng đợt sản xuất với nhiều sản phẩm. Việc xác định chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm một cách chính xác thường rất khó đòi hỏi kế toán phải tập hợp lại qua từng đợt sản xuất chung.
d Chi phí quản lý:
Đây là những chi phí phát thực tế trong quá trình quản lý Doanh nghiệp như: Tiền lương, Chi phí an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, chi phí công cụ đồ dung, phí cảnh quan môi trường, công tác phí, chi phí văn phòng, chi phí y tế, điện thoại, hội họp và tiếp khách, đồ dung thiết bị văn phòng, khấu hao TSCĐ, chi phí khác bằng tiền cũng được kế toán Công ty tập hợp lại căn cứ vào các chứng từ liên quan như hoá đơn, quyết định phân bổ chi phí…… e. Chi phí bán hàng :
đồ dung, cước vận chuyển, quảng cáo tiếp thị, thuế, phí, lệ phí, thuê văn phòng đại diện….Các khoản chi phí này cũng được tập hợp đầy đủ