0
Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Các đặc điểm chung

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TĂNG KALI MÁU Ở BỆNH NHÂN SUY THÂN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI VÀ TÁC DỤNG CỦA GLUCOSE ƯU TRƯƠNG VÀ INSULIN TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG KALI MÁU (Trang 42 -43 )

- Đặc điểm lâm sàng, các dấu chứng trên lâm sàng của tăng Kali máu là rất ít và thường mơ hồ, không rõ ràng. Các triệu chứng lâm sàng thường lẫn trong các triệu chứng của suy thận mạn.

- Trong các yếu tố thuận lợi gây tăng Kali máu thì yếu tốt nhiễm trùng và tiêu chảy là ảnh hưởng nhiều nhất, và các yếu tố này ngoài gây tăng Kali máu cao hơn còn làm cho lượng Kali máu hạ do điều trị thấp hơn so với không có yếu tố thuận lợi. Đa số bệnh nhân suy thận mạn, tăng Kali máu đều có yếu tố thuận lợi gây nên.

- Đặc điểm cận lâm sàng: nồng độ Ure trung bình ở những bện nhân suy thận này là 38,83 ± 15,89 mmol/ l, nồng độ Creatinin trung bình là 996,85 ± 575,02 µmmol/l.

Trong số 39 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được nghiên cứu có 31 bệnh nhân đo điện tâm đồ. Kết quả có 12 bệnh nhân rối loạn điện tâm đồ do tăng Kali máu, chiếm tỷ lệ 38,7%. Trong đó 40% nam và 36% nữ có rối loạn điện tâm đồ. Ở nhóm bệnh ≥ 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (7 bệnh nhân chiếm 77,8 % bệnh nhân ≥ 60 tuổi ).

- Nồng độ Kali máu: trung bình nồng độ Kali máu 6,3 ±0,6 mmol/l; nồng độ K+ máu sau điều trị là 4,8 ±0,7 mmol/l; lượng K+ máu được hạ sau điều trị là 1,5 ±0,6 mmol/l.

- Các mối tương quan: có sự tương quan giữa nồng độ Kali máu với huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nồng độ Creatinin trong máu. Lượng Kali giảm do điều trị cũng có mối tương quan với nồng độ Kali máu.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TĂNG KALI MÁU Ở BỆNH NHÂN SUY THÂN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI VÀ TÁC DỤNG CỦA GLUCOSE ƯU TRƯƠNG VÀ INSULIN TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG KALI MÁU (Trang 42 -43 )

×