Đặc điểm về huyết áp

Một phần của tài liệu Đặc điểm tăng kali máu ở bệnh nhân suy thân mạn giai đoạn cuối và tác dụng của glucose ưu trương và insulin trong điều trị tăng kali máu (Trang 35)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.1. Đặc điểm về huyết áp

Theo khảo sát, trong tổng số 39 bệnh nhân STM được nghiên cứu có 64,1% bệnh nhân tăng huyết áp trong đó HATT trung bình là 156,03±24,87 mmHg và HATTr trung bình là 90±10,26 mmHg. Kết quả hai huyết áp trung bình nay không có sự khác biệt giữa các nhóm bệnh nhân theo giới, tuổi. Tuy nhiên ở nhóm tuổi ≥60 tuổi thì huyết áp tâm thu cũng như huyết áp tâm trương đều cao nhất (HATT: 163±31,3 mmHg; HATTr: 93±8,2 mmHg).

Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngòai nước đã đề cập đến tỷ lệ tăng huyết áp trong suy thận. Theo tác giả Phạm Khuê thì tỷ lệ tăng huyết áp là 75 - 80% trong suy thận mạn giai đoạn cuối. Tác giả Nguyển Văn Xang thì tỷ lệ tăng huyết áp 80% và trong đó HATT: 161,43 ± 24,63 mmHg và HATTr: 95,14±15,79 mmHg. [26]

Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa nghiên cứu trên bệnh nhân suy thận mạn ở bệnh viện Trung Ương Huế thì tỷ lệ tăng huyết áp là 62,5%. [9] Tác giả Trần Hữu Dàng và cộng sự nghiên cứu tại bệnh viên đa khoa tỉnh Bình Định thì tỷ lệ này là 78,57%. [6]

Tác giả Hoàng Bùi Bảo thì huyết áp trung bình ở người suy thận mạn là HATT: 148,39± 17,75 mmHg và HATTr: 88,45± 14,9 mmHg [23]; theo tác giả Đỗ Doãn Lợi, Phạm Gia Khải, Đinh Thị Kim Dung, Nguyễn Văn Xang trong y học thực hành số 1 (2000) thì huyết áp trung bình tâm thu là 161,43 ± 24,63 mmHg và huyết áp trung bình tâm trương là 95,16 ± 15,79 mmHg. [14]

Như vậy tỷ lệ tăng huyết áp cũng như huyết áp trung bình mà nghiên cứu của tôi thu được phù hợp với những nghiên cứu trên.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tăng kali máu ở bệnh nhân suy thân mạn giai đoạn cuối và tác dụng của glucose ưu trương và insulin trong điều trị tăng kali máu (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w